Bootstrap

Nền Tảng Kinh Thánh về Công Việc

Book / Produced by TOW Project and Partners

LỜI MỞ ĐẦU

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.”

Kinh Thánh bắt đầu với câu mô tả về Đức Chúa Trời, Đấng làm việc từ thuở ban đầu. Ngài vẫn tiếp tục làm việc trong dòng lịch sử.[1] Ngài dựng nên con người để làm việc cho vinh quang của Ngài. Có người cho rằng Kinh Thánh là bộ sưu tập hình ảnh của những người làm việc, quyển sách của những người làm việc, về những người làm việc, cho những người làm việc.[2] Công việc được chính Chúa trao như một món quà, để vui hưởng sự đầy trọn của Đấng đã trao mạng lệnh chung cho con người từ buổi sáng tạo.[3] Như thế, công việc trở thành sứ mạng và tiếng gọi cho con người trong tương quan với Đấng Tạo hóa.

Một nhận xét tinh tế về thực trạng ngày nay là nhiều người Cơ Đốc đã tách rời công việc khỏi đời sống thuộc linh, xem công việc đơn thuần là phương tiện để kiếm sống. Đôi khi, công việc còn trở thành mục đích sống của nhiều người. Nếp sống Cơ Đốc đôi khi được nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa ngày Chúa nhật và thứ hai, hay trong khuôn viên nhà thờ và tại nơi công sở. Trên nền tảng Thánh Kinh, chúng ta sẽ nhận ra rằng Chúa trao ban công việc cho con người với mục đích cao cả nhiều hơn thế!

Nền Tảng Kinh Thánh về Công Việc là công trình của nhóm học giả Kinh Thánh và những người đang hầu việc Chúa nơi công sở để giải nghĩa và khám phá điều Chúa dạy trong toàn bộ Kinh Thánh dưới góc nhìn công việc trong tương quan với niềm tin. Mọi ngành nghề, lãnh vực từ kinh doanh, giáo dục, y tế, quản trị, kỹ thuật, lao độngtay chân…đều có thể đặt dưới sự soi dẫn của Thánh Kinh. Với Nền Tảng Kinh Thánh về Công Việc, Lời Chúa trở nên cụ thể và thực tế, người Cơ Đốc được kêu gọi để sống đúng với vai trò “muối và ánh sáng” trong thế gian, là chứng nhân của tình yêu và ân sủng trong nơi làm việc. Công việc trở thành phương tiện để dâng vinh quang về cho Chúa. Vì thế, làm việc là hành động thờ phượng.

Ước mong bộ sách là công cụ tốt để hỗ trợ người Cơ Đốc nơi công sở trong việc nghiên cứu và học Kinh Thánh, chia sẻ và khích lệ đức tin, thách thức nếp sống chứng nhân, trình bày về Đấng đã trao công việc cho con người với niềm hy vọng nơi Vương Quốc của Đấng đang hành động trong lịch sử, và lấp đầy khoảng cách giữa nhà thờ với công sở, đức tin và công việc.

Tải sách Nền Tảng Kinh Thánh về Công Việc - phần 1.

Cảm ơn sự góp phần biên dịch của Cựu Sinh Viên Việt Nam.

Nguyên tác: THEOLOGY OF WORK
Bản quyền thuộc về THEOLOGY OF WORK PROJECT
Phiên dịch và biên tập: NHÓM THÔNG CÔNG CSV
Trình bày: Vĩnh Phước

Các trích dẫn Kinh Thánh sử dụng trong sách là bản Truyền Thống Hiệu Đính © United Bible Societies 2010 - Phiên bản thứ nhì, 2011.

Bản quyền tiếng Việt © Nhóm Thông Công CSV, UBTTN - 2017

Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là phát tán dưới dạng internet mà không có sự cho phép bằng văn bản của Nhóm dịch là vi phạm pháp luật và làm tổn hại đến quyền lợi của Nhóm dịch và tác giả. Không ủng hộ, khuyến khích những hành vi vi phạm bản quyền. Chỉ mua bản in hợp pháp.

GIỚI THIỆU SÁCH MA-THI-Ơ

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Công việc là một phần quan trọng trong vương quốc Đức Chúa Trời. Trước đây Ma-thi-ơ là người thâu thuế, nhưng về sau ông trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu; Ma-thi-ơ kể lại những việc làm cùng lời dạy của Chúa Giê-xu để giúp chúng ta biết cách sống và làm việc trong vương quốc mới của Đức Chúa Trời. Là những người tin Chúa Giê-xu, chúng ta đang sống trong hai thế giới: thế giới con người và vương quốc Đức Chúa Trời. Trong thế giới con người, công việc chúng ta làm bị chi phối bởi những quy tắc không lời có thể thích hợp với đường lối của Chúa nhưng cũng có thể không thích hợp. Nhưng đồng thời chúng ta cũng là những Cơ Đốc Nhân thuộc về vương quốc Đức Chúa Trời nên chúng ta tuân giữ những giá trị và quy tắc của Chúa. Bằng cách kể lại câu chuyện về Chúa Giê-xu, Mathi-ơ trình bày sự chỉ dẫn của Ngài giúp chúng ta định hướng giữa thế giới này bằng cách tập trung vào khái niệm “nước thiên đàng” để bày tỏ bản chất thật của thế giới. Ma-thi-ơ xem “nước thiên đàng” và “nước Đức Chúa Trời” là hai khái niệm tương đương có thể hoán đổi cho nhau (tham khảo Mat 19:23-24). Vương quốc Đức Chúa Trời “đã đến” trong thế giới, mặc dù chưa hoàn toàn trở thành hiện thực. Những người tin Chúa Giê-xu vẫn phải sống, làm việc như những “người tạm trú”[1] trong thế giới này trong lúc chờ đợi vương quốc Đức Chúa Trời được hoàn tất.

Chúa Giê-xu đã hướng dẫn chúng ta cách sống và làm việc như những “người tạm trú” trong thế giới này khi Ngài giảng dạy nhiều vấn đề có liên quan đến môi trường làm việc như: cách lãnh đạo và thẩm quyền lãnh đạo, tầm ảnh hưởng và quyền lực, kinh doanh cách chính trực và gian dối, thành thật và lừa đảo, cách đối xử với nhân viên, phương pháp giải quyết xung đột, sự giàu có và những nhu cầu sinh sống tối thiểu, những mối liên hệ tại nơi làm việc, đầu tư và tích trữ, nghỉ ngơi, cũng như vấn đề làm việc trong các tổ chức có chính sách và cách hoạt động trái ngược với nguyên tắc của Thánh Kinh.

NƯỚC THIÊN ĐÀNG ĐÃ ĐẾN GẦN (MA-THI-Ơ)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khi khởi đầu chức vụ trên đất, Chúa Giê-xu tuyên bố rằng, “vương quốc thiên đàng đã đến gần” (Mat 4:17). Cụm từ “vương quốc thiên đàng” có lẽ khiến chúng ta nghĩ đến các tầng mây, có các thiên sứ đồng ca với những chiếc đàn hạc. Nhưng Đức Chúa Giê-xu đã nói rõ “nước thiên đàng” là chỉ về sự cai trị của Đức Chúa Trời trên đất. Nước thiên đàng “đã đến gần” nghĩa là sự cai trị của Đức Chúa Trời đã đến trong thế giới.

Mọi vương quốc đều quan tâm đến việc quản lý, kinh tế, nông nghiệp, sản xuất, tư pháp và quốc phòng. Đó cũng là những vấn đề mà chúng ta thường thấy trong các môi trường công sở. Cách sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời được bày tỏ nơi môi trường công sở sẽ đem đến ảnh hưởng sâu đậm. Ma-thi-ơ kể lại những sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu đề cập trực tiếp đến cách sống của chúng ta tại nơi công sở. Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê-xu đã dẫn các môn đồ của Ngài vào những giá trị, phẩm chất đạo đức và cách sống thực tế trong vương quốc mới của Ngài. Trong bài cầu nguyện chung, Chúa Giê-xu đã dạy họ phải cầu nguyện rằng, “Vương quốc Cha được đến, Ý Cha được nên, ở đất như ở trời!” (Mat 6:10). Sách Tin Lành Ma-thi-ơ đã kết thúc khi Chúa Giê-xu sai phái những người tin theo Chúa ra đi thi hành công tác khắp thế giới vì Ngài đã nhận “tất cả thẩm quyền trên trời dưới đất” và Ngài sẽ ở cùng họ trong mọi công việc họ làm trên đất (Mat 28:19-20). Ma-thi-ơ nói rõ vương quốc của Đức Chúa Trời vẫn chưa hoàn toàn trở thành hiện thực trên đất cho đến khi chúng ta trông thấy “Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống” (Mat 24:30). Trong khi chờ đợi cho đến ngày ấy, khi làm việc nơi công sở chúng ta cần bỏ lối sống cũ của mình, để bày tỏ lối sống mới của nước thiên đàng. Chúng ta cần sống bày tỏ cách cụ thể những giá trị của vương quốc Đức Chúa Trời ngay trong hiện tại.

LÀM VIỆC NHƯ NHỮNG CÔNG DÂN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI (MA-THI-Ơ 1-4)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các nhà thần học gọi là “đã đến, nhưng chưa hoàn tất.” Nước thiên đàng đã được Chúa Giê-xu khai mở khi Ngài thi hành chức vụ trên đất, nhưng vương quốc ấy vẫn chưa được hoàn tất cho đến khi Đấng Christ trở lại như một vị vua. Trong hiện tại, mọi việc trong đời sống của chúng ta bao gồm: công việc, giải trí, sự thờ phượng, niềm vui cùng nỗi buồn, đều bị chi phối bởi thực tại chúng ta vẫn đang sống trong thế giới bị chi phối bởi những lối sống cũ, đã bị hư hoại vì tội lỗi (Sáng 3), đồng thời cũng được cai trị bởi Đấng Christ (chỉ phần nào, chưa trọn vẹn). Là những Cơ Đốc Nhân, chúng ta hoàn toàn đặt mình dưới thẩm quyền của Chúa Giê-xu, cách sống của chúng ta trong thế giới cần phản chiếu lối sống trong nước thiên đàng sắp đến. Điều này không phải để chúng ta khoe mình thánh thiện hơn những người khác, nhưng là chấp nhận thách thức để tăng trưởng theo đường lối của Chúa. Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự của Ngài vào nhiều vai trò và nghề nghiệp khác nhau trên đất. Trong những vai trò và nghề nghiệp đó, chúng ta cần sống bày tỏ chân lý: sự cai trị của Chúa trên trời đã và đang đến trong thế giới.

Đồng thời chúng ta vẫn chưa thoát khỏi những điều xấu xa đã đến trong thế giới từ khi con người phạm tội: cái chết (I Cô 15:26), tội lỗi (Giăng 1:29) và Sa-tan (Khải 12:9). Dù chỉ tạm thời, nhưng chính Chúa Giê-xu cũng đã từng trải sự khốn khổ, kinh khiếp vì tội lỗi của con người, chúng ta cũng phải đối diện với điều đó. Khi làm việc, có thể chúng ta sẽ phải chịu khốn khổ vì bị bóc lột công sức, thất nghiệp dài hạn, hoặc thậm chí chết vì tai nạn lao động. Chúng ta có thể sẽ gặp những khó khăn nhỏ hơn như xung khắc với đồng nghiệp, môi trường làm việc không tốt, không được thăng tiến tương xứng với khả năng và hàng ngàn những khó khăn khác. Đôi lúc tại nơi làm việc, chúng ta phải nhận lãnh hậu quả tội lỗi của chính mình. Có lẽ nhiều người còn gặp khó khăn hơn chúng ta, nhưng qua sách Ma-thi-ơ mọi người đều học được cách sống đúng với địa vị là môn đồ của Đấng Christ giữa thế giới sa ngã này.

VÌ SAO CHÚNG TA NÊN NGHE THEO CHÚA GIÊ-XU? (MA-THI-Ơ 1-2)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Những chương đầu của sách Ma-thi-ơ kể lại một loạt những câu chuyện liên tiếp nhau bày tỏ Chúa Giê-xu đã đến trong thế giới này để khai mở vương quốc thiên đàng trên đất. Những chương này mô tả Chúa Giê-xu đúng theo những điều Kinh Thánh nói trước về Đấng Mê-si-a, giúp giải tỏ Ngài là ai cũng như cho biết việc Chúa Giê-xu bước vào thế giới là tâm điểm trong cách Đức Chúa Trời đối xử với con người. Sách Tin Lành Ma-thi-ơ mở đầu bằng gia phả của Chúa Giêxu cùng sự ra đời của Ngài tại Bết-lê-hem. Chúa Giê-xu là một người Do Thái, con cháu Áp-ra-ham, thuộc dòng dõi vua Đa-vít (Mat 1:1-2:23). Trong mỗi câu chuyện, Ma-thi-ơ luôn đối chiếu với những phần Kinh Thánh trong Cựu Ước để chứng tỏ việc Chúa Giê-xu ra đời đúng theo những lời tiên tri đã được công bố từ trước rất lâu.[1] Chúng ta cần lắng nghe Ngài bởi vì Chúa Giê-xu là Đấng được xức dầu, là Đấng Mê-si-a đã được hứa ban cho loài người, là Đức Chúa Trời nhập thể bước vào thế giới này trong thân xác con người (Giăng 1:14).

LỜI KÊU GỌI CỦA CHÚA GIÊ-XU (MA-THI-Ơ 3-4)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chương hai và chương ba cách nhau gần ba mươi năm. Trước đám đông tại bờ sông Giô-đanh, tiếng phán từ trời công bố Chúa Giê-xu chính là Con của Đức Chúa Trời (Mat 3:17). Sau khi chịu phép Báp-têm, Chúa Giê-xu đã chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ trong đồng vắng (Mat 4:1-11). Đây là hình ảnh hoàn toàn trái ngược lại với A-đam hay dân Y-sơ-ra-ên, là những người đã thất bại trước cám dỗ.[1] Tại đây, chúng ta được thấy nguồn gốc của vương quốc sẽ đến đã có từ xưa: là một “Y-sơ-ra-ên” theo như ý định nguyên thủy của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng được thấy khía cạnh mang tính cách mạng của vương quốc Đức Chúa Trời là: chiến thắng vua của thế giới sa ngã này.

Theo ý định của Đức Chúa Trời dành cho thế giới này, công việc là một yếu tố quan trọng. Ngay sau khi Đức Chúa Trời dựng nên A-đam, Ngài đã giao việc cho ông làm (Sáng 2:15). Xuyên suốt cả Cựu Ước, chúng ta thấy dân sự của Đức Chúa Trời luôn được Ngài giao công tác (Xuất 20:9). Vì vậy không ngạc nhiên khi chính Chúa Giê-xu cũng là một người lao động (Mat 13:55). Việc Chúa Giê-xu chịu phép Báp-têm, trải qua những cám dỗ trong đồng vắng, cùng những trải nghiệm lao động của người thợ mộc đã chuẩn bị Chúa Giê-xu cho công tác mà Ngài sắp thực hiện (Mat 4:12). Tại đây, chúng ta bắt gặp phân đoạn đầu tiên đề cập trực tiếp về sự kêu gọi. Sau khi Chúa Giê-xu bắt đầu giảng về nước thiên đàng sắp đến, Ngài đã kêu gọi bốn người môn đồ đầu tiên đi theo Ngài (Mat 4:18-21). Về sau, có thêm những người khác cũng đáp lời kêu gọi của Chúa Giê-xu hình thành nên nhóm mười hai môn đồ. Họ được Chúa Giê-xu biệt riêng làm những học trò thân cận để họ sẽ phục vụ dân sự mới của Đức Chúa Trời như những người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ (tham khảo Mat 10:1-4; 19:28; Êph 2:19-21). Mỗi môn đồ đều phải từ bỏ nghề nghiệp, nguồn thu nhập cùng với những mối liên hệ trước đó của mình để đi với Chúa Giê-xu trong khắp miền Ga-li-lê.[2] Với các môn đồ cùng những người khác đi theo Ngài, Chúa Giê-xu chưa bao giờ hứa với họ bất cứ một sự đảm bảo nào. Khi Chúa Giê-xu kêu gọi Ma-thi-ơ là người thâu thuế, thì lời kêu gọi có đó hàm ý là Ma-thi-ơ sẽ phải từ bỏ công việc thu thuế hiện tại của mình (Mat 9:9).[3]

Lời kêu gọi của Chúa Giê-xu có đồng nghĩa với việc chúng ta phải từ bỏ công việc hiện tại để làm người giảng Tin Lành, mục sư hay nhà truyền giáo không? Phải chăng phân đoạn này dạy chúng ta trở nên môn đồ của Chúa đồng nghĩa với việc từ bỏ lưới và thuyền, cưa và đục, lương bổng và những phúc lợi của việc làm?

Câu trả lời là không. Phân đoạn này mô tả lại những điều đã xảy ra cho bốn người ở bờ biển Ga-li-lê ngày hôm đó. Nhưng đây không phải là quy định bắt buộc cho mọi người muốn đi theo Chúa Giê-xu Christ. Với mười hai môn đồ, đi theo Chúa Giê-xu đồng nghĩa với việc họ phải từ bỏ nghề nghiệp và gia đình để có thể cùng đi đây đó với thầy của mình. Trong quá khứ lẫn hiện tại vẫn có những nghề nghiệp đòi hỏi những sự hy sinh tương tự như phục vụ trong quân ngũ, giao thương hàng hải hay công việc trong ngành ngoại giao cùng với một số ngành nghề khác. Nhưng khi Chúa Giê-xu thi hành công tác trên đất chúng ta biết không phải bất cứ ai thật lòng tin đều bỏ công việc của mình để đi theo Ngài. Rất nhiều người tin Chúa Giê-xu vẫn tiếp tục ở lại nhà mình và làm những công việc thường ngày. Chúa Giê-xu thường nhờ đến những con người này để cung cấp các bữa ăn, chổ ở và nhu cầu tài chính cần có cho Ngài và các môn đồ (vd: người phung tên Si-môn trong Mác 14:3, hay Ma-ri, Ma-thê và La-xa-rơ trong Lu-ca 10:38, Giăng 12:1-2). Họ thường giúp Chúa Giê-xu tiếp cận với những cộng đồng tại nơi họ sinh sống. Đây là điều mà những người đi cùng với Chúa Giê-xu không thể làm được. Có một điểm thú vị, Xa-chê cũng là một người thâu thuế (Lu 19:1-10). Nhưng ông không được kêu gọi từ bỏ công việc hiện tại của mình là người thâu thuế mặc dù đời sống của Xa-chê đã được Chúa Giê-xu biến đổi.

Tuy nhiên, phân đoạn này cũng dẫn chúng ta vào một lẽ thật sâu nhiệm hơn là nghề nghiệp và việc đi theo Đấng Christ. Có thể chúng ta không cần từ bỏ công việc của mình, nhưng chúng ta phải từ bỏ sự trung thành với bản thân hay với con người hoặc hệ thống nào trái ngược với những mục đích của Đức Chúa Trời. Theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta là những người phục vụ cho vương quốc của Đức Chúa Trời đang làm việc trong trần gian. Chúng ta vẫn tiếp tục làm việc, vẫn thực hiện những công tác như trước. Nhưng chúng ta cũng được tuyển mộ để làm việc trong một vương quốc mới và phục vụ cho Người Chủ mới. Chúng ta vẫn làm việc, nhận lương; nhưng ở mức độ sâu hơn, chúng ta cũng phục vụ con người giống như Người Chủ của chúng ta đã phục vụ. Khi chúng ta phục vụ con người từ tấm lòng trung tín với Đấng Christ, thì điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang “phục vụ Đấng Christ là Chúa,” như sứ đồ Phao-lô đã nói trong Cô-lô-se 3:24.

Điều này mang tính triệt để hơn cảm nhận ban đầu của chúng ta và thách thức cách chúng ta làm việc. Nó có nghĩa là trong giới hạn có thể, chúng ta cần đeo đuổi thực hiện những điều giúp con người phát triển. Đó có thể là chúng ta dự phần thực hiện mạng lệnh Chúa truyền cho con người khi Ngài sáng tạo trời đất (quản trị trái đất) hoặc dự phần thực hiện mạng lệnh rao truyền sự cứu rỗi của Chúa cho nhân loại (rao giảng khắp đất). Tóm lại, chúng ta phải làm những việc để khích lệ, cổ vũ cho những ước mơ của người khác cũng như đem lại sự hàn gắn, giải hòa cho những đổ vỡ xung quanh chúng ta.

Có thể sự kêu gọi của Chúa Giê-xu không khiến chúng ta thay đổi việc làm, cách sinh sống nhưng chắc chắn sẽ thay đổi mục đích làm việc của chúng ta. Là những người đi theo Chúa Giê-xu, chúng ta làm việc trước nhất là để phục vụ Ngài. Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi cách chúng ta làm việc và đặc biệt là cách chúng ta đối xử với người khác. Vị Vua mới của chúng ta có những đặc điểm:
thương xót, công bình, chân thật và nhân từ. Ngược lại đặc điểm của thần cai trị thế gian này là: tàn phá, vô cảm, áp bức, giả dối, và thù hận. Các đặc tính của thần cai trị thế gian không còn thẩm quyền gì trong công việc của chúng ta nữa. Đây thật sự là một thách thức lớn; chúng ta không hy vọng có thể làm được bằng sức riêng của con người. Để sống và làm việc theo những tiêu chuẩn mới này, chúng ta cần đến năng lực hay ơn phước từ Đức Chúa Trời trong công việc của chúng
ta. Đây là điều được đề cập từ sách Tin Lành Ma-thi-ơ từ chương 5 đến chương 7.

NƯỚC THIÊN ĐÀNG ĐANG HÀNH ĐỘNG QUA CHÚNG TA (MA-THI-Ơ 5-7)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Từ chương 5 đến chương 7 sách Tin Lành Ma-thi-ơ cho chúng ta một bản văn khá đầy đủ về Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu. Dù một số người cho rằng phân đoạn dài hơn 100 câu này là gồm nhiều bài giảng riêng rẽ hay là sự kết hợp lại từ nhiều lần dạy dỗ khác nhau của Chúa Giê-xu, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy tính liên kết và mạch ý tưởng qua các bài giảng này là: phương cách nước thiên đàng hành động bên trong chúng ta, qua công việc, gia đình và đời sống trong cộng đồng của chúng ta.

CÁC PHƯỚC LÀNH (MA-THI-Ơ 5:1-12)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bài Giảng Trên Núi mở đầu với tám câu bắt đầu bằng từ “phước cho”[1] mô tả các phước lành. Chính từ này xác nhận hiện trạng hay tình cảnh đã được phước. Mỗi phước lành công bố một nhóm người thường bị xem là những người khốn khổ, trên thực tế lại là những người được phước. Họ không cần làm điều gì để được nhận lãnh ơn phước. Chúa Giê-xu chỉ đơn thuần công bố rằng họ là những người có phước. Vì vậy, các phước lành là sự công bố đầu tiên về ân sủng của Đức Chúa Trời. Đây không phải là những điều kiện phải có để được cứu hay một chỉ dẫn cho chúng ta cách bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời.

Những người được kể là có phước được trải nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời bởi vì nước thiên đàng đã đến gần. Ví dụ phước lành thứ hai, “Phước cho những người than khóc” (Mat 5:4). Thông thường, không ai cho rằng than khóc là có phước. Than khóc là sầu khổ. Tuy nhiên, với việc nước thiên đàng đã gần đến, sự than khóc lại trở nên một ơn phước bởi vì người than khóc “sẽ được an ủi.” Hàm ý ở đây là chính Đức Chúa Trời sẽ an ủi người than khóc. Vì sầu khổ nên than khóc nhưng giờ đây than khóc trở nên một ơn phước vì dẫn vào mối liên hệ sâu đậm với Đức Chúa Trời.

Mặc dù mục đích chính của phân đoạn các phước lành là công bố những ơn phước sẽ được vương quốc Đức Chúa Trời đem đến; phần lớn các học giả cho rằng chúng cũng mô tả những đặc điểm của vương quốc ấy.[2] Khi bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta trông mong được trở nên giống như những người được kể là có phước. Chúng ta mong muốn chính mình trở nên nhu mì hơn, thêm lòng thương xót, khát khao sự công chính, đem lại nhiều sự hòa giải, v.v... Đặc điểm này khiến phân đoạn các phước lành còn có giá trị là các mệnh lệnh đạo đức. Về sau, khi Chúa Giê-xu phán, “hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta” (Mat 28:19), phân đoạn các phước lành mô tả những đặc điểm cần có của người trở thành môn đồ Chúa Giê-xu.

Các phước lành mô tả đặc điểm của vương quốc Đức Chúa Trời, nhưng đó không phải là những điều kiện cần có để được cứu. Chúa Giê-xu không hề nói rằng, “chỉ những người có lòng trong sạch mới được vào nước thiên đàng.” Đây thật sự là tin mừng vì các phước lành là những điều con người khó có thể làm được. Chúa Giê-xu đã dạy, “…hễ ai nhìn phụ nữ mà ham muốn thì trong lòng đã phạm tội tà dâm với người ấy rồi” (Mat 5:28) thì còn ai dám khẳng định mình “có lòng trong sạch” (Mat 5:8)? Nếu không bởi ân điển của Đức Chúa Trời, không ai trong chúng ta được kể là có phước. Mục đích của các phước lành không phải để lên án những người chưa đạt đến tiêu chuẩn nhưng là trình bày ơn phước cho những ai đồng ý bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời đã “đến gần.”

Một khía cạnh khác về ân điển trong các phước lành là chúng không phải chỉ dành cho những cá nhân nhưng được ban cho cả cộng đồng dân sự của Đức Chúa Trời. Khi bước đi theo Chúa Giê-xu, chúng ta trở nên những người được phước thuộc về cộng đồng vương quốc của Đức Chúa Trời, cho dù bản tính của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn trở nên giống Chúa. Xét trên phương diện cá nhân, có thể chúng ta thất bại không thực hiện được một hay tất cả những đặc điểm mà phân
đoạn các phước lành đã mô tả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn được phước nhờ vào đặc tính của cộng đồng mà chúng ta là thành viên. Địa vị (và ơn phước) là công dân vthuộc vương quốc của Đức Chúa Trời đã có giá trị ngay bây giờ. Cộng đồng thuộc vương quốc Đức Chúa Trời sẽ trọn vẹn khi Chúa Giê-xu trở lại, “Con Người lấy đại quyền, đại vinh ngự trên mây trời mà đến” (Mat 24:30).

Với những điểm tổng quan đã trình bày chúng ta sẵn sàng để khám phá đặc tính cụ thể của từng phước lành. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách áp dụng những điều này vào việc làm của chúng ta. Dù không thể phân tích chi tiết từng phước lành, nhưng chúng tôi hy vọng có thể trình bày nền tảng căn bản để nhận lãnh các ơn phước cũng như cách sống bày tỏ những ơn phước ấy trong công việc hằng ngày.[3]

“Phước cho những người nghèo khó tâm linh, vì vương quốc thiên đàng thuộc về họ” (Ma-thi-ơ 5:3)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Người “nghèo khó tâm linh” là người thừa nhận sự hư hoại tâm linh và đặt mình lệ thuộc nơi ân điển của Đức Chúa Trời [1] giống như người thâu thuế trong đền thờ đấm ngực và cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót con, vì con là một tội nhân” (Lu 18:9-14). Đây là lời xưng nhận từ tận đáy lòng mình là một tội nhân và không có điều gì tốt có thể khiến Đức Chúa Trời hài lòng. Đây là sự đối lập với sự kiêu ngạo. Cốt lõi của điều này là chúng ta thừa nhận con người cần
đến Đức Chúa Trời cách khẩn thiết. Chúa Giê-xu công bố người được phước là người nhận biết nhu cầu của chính mình cần được đáp ứng bởi ân điển của Đức Chúa Trời.

Mở đầu Bài Giảng Trên Núi chúng ta được biết chính mình không có đủ năng lực thuộc linh để áp dụng những sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu trong đời sống. Chúng ta không thể làm trọn sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bằng năng lực bản thân. Ai nhận thức sự hư hoại thuộc linh của mình là người có phước, vì chính nhận thức đó sẽ đem họ quay lại với Đức Chúa Trời. Nếu không có Chúa, không
ai có thể hoàn thành mục đích mà Chúa đã dựng nên họ và giao phó để thực hiện. Phần còn lại của Bài Giảng Trên Núi nhằm giúp chúng ta thoát khỏi ảo tưởng về bản thân có đủ năng lực để đạt đến tiêu chuẩn được phước. Điều này giúp thành hình trong chúng ta ý thức về tình trạng nghèo khó tâm linh của mình.

Thế thì, đâu là kết quả thực tiễn của phước lành này? Trong công việc, nếu chúng ta là người nghèo khó tâm linh thì chúng ta sẽ đánh giá về bản thân cách chân thật. Chúng ta biết rất khó làm việc với những người luôn cố gắng duy trì một hình ảnh giả tạo về bản thân vì những người đó không chịu tiếp thu, không chịu phát triển và không chịu tiếp nhận những lời góp ý. Do đó chúng ta cần hết sức trung thực với bản thân của mình. Chúng ta sẽ không thổi phồng bản sơ yếu lý lịch hay khoe khoang về vị trí của mình. Chúng ta cần nhớ ngay cả Chúa Giê-xu, khi Ngài khởi sự làm thợ mộc, chắc hẳn Ngài cũng cần đến sự hướng dẫn và chỉ dạy. Đồng thời, chúng ta cũng xác nhận chỉ khi có Đức Chúa Trời hành động bên trong, thì chúng ta mới có thể áp dụng những sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu vào công việc của mình. Chúng ta cần tìm kiếm sự hiện diện và sức lực của Chúa mỗi ngày để sống đúng với địa vị là những Cơ Đốc Nhân tại nơi làm việc của mình.

Trong thế giới sa ngã này, sự nghèo khó tâm linh dường như là lực trì kéo khiến chúng ta khó đạt đến thành công hay sự thăng tiến. Nhưng đó thường là ảo giác đánh lừa chúng ta. Trên chặng đường dài, mẫu người nào sẽ là thành công? Phải chăng đó là mẫu người lãnh đạo tuyên bố, “Đừng sợ, tôi có thể xử lý mọi việc, cứ làm theo những gì tôi nói,” hay một người lãnh đạo nói rằng, “chúng ta có thể làm được điều này cùng với nhau, nhưng mỗi người cần cố gắng hết sức mình.” Đã từng có giai đoạn mà những người lãnh đạo kiêu ngạo, khoe khoang được kể là tốt hơn những lãnh đạo khiêm nhường, biết chia sẻ thẩm quyền. Nhưng hiện nay quan niệm đó không còn, ít nhất là với những tập đoàn hàng đầu thế giới. Theo nghiên cứu nổi tiếng của Jim Collin, người lãnh đạo khiêm nhường là đặc điểm trước tiên của rất nhiều những công ty đạt được thành công và duy trì trong suốt một thời gian dài.[2] Tất nhiên, vẫn có rất nhiều nơi làm việc còn vướng phải tình trạng khoe khoang và tự thổi phồng bản thân. Trong một số trường hợp, thì lời khuyên tốt nhất cho chúng ta là: nếu có thể, hãy tìm việc làm ở một nơi khác. Tuy nhiên trong các trường hợp khác, khi tìm kiếm một nơi làm việc khác là không khả thi, hay không phải là điều nên làm, bởi vì việc sống đúng với địa vị là Cơ Đốc Nhân trong một môi trường như vậy có thể sẽ đem lại những thay đổi tích cực. Trong những trường hợp đó, người nghèo khó tâm linh sẽ trở nên nguồn phước cho những người xung quanh mình.

“Phước cho những người than khóc, vì sẽ được an ủi” (Ma-thi-ơ 5:4)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phước lành thứ hai dựa trên nhận thức của chúng ta về sự nghèo nàn tâm linh của mình và bày tỏ đáp ứng với cảm xúc đau buồn. Khi chúng ta phải đối diện với những tội lỗi trong cuộc sống của mình, chúng ta đau buồn. Khi chúng ta đối diện với những tội lỗi trong thế giới này, kể cả tại làm việc của mình, chúng ta cũng đau buồn. Tội lỗi hay điều ác có thể đến từ chính chúng ta, từ những người khác hay vì những nguyên nhân nào đó không xác định. Nhưng dù là trường hợp nào, khi chúng ta thật lòng than khóc về những ngôn từ độc ác, những việc làm xấu xa, những chính sách sai trái, Đức Chúa Trời sẽ thấy lòng đau buồn của chúng ta và Ngài sẽ an ủi chúng ta rằng không phải lúc nào cũng như vậy.

Những người than khóc cho thất bại bản thân có thể nhận sự an ủi bằng việc thừa nhận những lỗi lầm của mình; nhờ đó họ được phước. Nếu chúng ta có lỗi với đồng nghiệp, sinh viên, khách hàng, nhân viên hay ai khác, thì chúng ta cần phải nhận lỗi của mình và xin được tha thứ. Điều này đòi hỏi sự can đảm! Chúng ta chỉ có đủ can đảm để làm điều này khi chúng ta đã được nhận lãnh ơn phước qua trải nghiệm đau buồn về những việc làm sai trái của mình.

Khi thừa nhận việc làm sai trái của mình với người khác và xin lỗi họ, chúng ta sẽ ngạc nhiên về sự sẵn lòng tha thứ của họ dành cho chúng ta. Nếu trong một số trường hợp, những người chúng ta đến xin lỗi lợi dụng việc này, thì chúng ta vẫn có chỗ dựa vững chắc nơi phước lành thứ nhất dành cho những ai không lên mình kiêu ngạo.

Một số doanh nghiệp nhận thấy việc bày tỏ lòng đau buồn là cách làm việc hiệu quả. Toro là công ty sản xuất đầu máy kéo và thiết bị cắt cỏ, đã áp dụng chính sách bày tỏ sự quan tâm đối với những người gặp tai nạn khi sử dụng những sản phẩm của công ty. Ngay khi công ty biết có tai nạn xảy ra, họ sẽ liên hệ trực tiếp với người bị nạn để bày tỏ lòng đau buồn và đề nghị được giúp đỡ người bị nạn. Đồng thời Toro cũng xin được góp ý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Điều ngạc nhiên là nhờ áp dụng chính sách này, số lượng khách hàng đâm đơn kiện công ty đã giảm hẳn trong suốt nhiều năm.[1] Bệnh viện Virginia Mason cũng gặt hái được những kết quả tương tự khi thừa nhận trách nhiệm của bệnh viện đã sai sót khi chữa trị khiến bệnh nhân thiệt mạng.[2]

“Phước cho những người nhu mì, vì sẽ thừa hưởng đất” (Ma-thi-ơ 5:5)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Rất nhiều người đi làm ngày nay không hiểu ý nghĩa của phước lành này. Một phần vì họ không hiểu nhu mì là như thế nào. Một số cho rằng từ này có nghĩa là yếu đuối, hiền lành, hay thiếu can đảm. Tuy nhiên, Kinh Thánh định nghĩa sự nhu mì là khả năng kiểm soát quyền lực. Trong Cựu Ước, Môi-se được gọi là người nhu mì hơn hết mọi người trên thế gian (Dân 12:3). Chúa Giê-xu mô tả chính Ngài như là một người “nhu mì và khiêm nhường” (Mat 11:28-29), nhưng điều đó vẫn nhất quán với việc Ngài quyết liệt dọn sạch đền thờ (Mat 21:12-13).

Việc kiểm soát quyền lực bao gồm hai điều: thứ nhất, không tôn cao bản thân; và thứ hai, không làm bất cứ việc gì vì lợi ích của cá nhân. Phao-lô đã mô tả đặc điểm thứ nhất này rất rõ trong Rô-ma 12:3. “Vì nhờ ân điển đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em, đừng nghĩ quá cao về chính mình, nhưng phải suy nghĩ đúng mực, tùy theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã ban cho từng người.” Người nhu mì luôn ý thức mình là đầy tớ của Đức Chúa Trời và không tôn cao bản thân hơn những gì mình có. Nhu mì có nghĩa là chấp nhận những điểm tốt và những giới hạn thay vì luôn cố gắng tìm mọi cách tô vẽ bản thân. Tuy nhiên, người nhu mì không phải là người phủ nhận những điểm mạnh và khả năng của mình. Khi người ta hỏi Chúa Giê-xu rằng Ngài có phải là Đấng Mê-si-a hay không, Chúa Giê-xu đã trả lời rằng, “Người mù được sáng, người què được đi, người phong hủi được sạch, người điếc được nghe, người chết được sống lại, và người nghèo được nghe Tin Lành. Phước cho người nào không vấp phạm vì cớ Ta” (Mat 11:4-6). Chúa Giê-xu không hề tôn cao hay tự ti về bản thân, nhưng bày tỏ tấm lòng “đúng mực” của một người đầy tớ mà Phao-lô nói trong Rô-ma 12:3.

Khía cạnh thứ hai của sự nhu mì có điểm mấu chốt là tấm lòng của người phục vụ: không làm bất cứ việc gì vì lợi ích cá nhân, không sử dụng quyền lực mình có vì lợi ích của bản thân, nhưng phải vì lợi ích của mọi người. Khía cạnh thứ hai này đã được mô tả rõ trong Thi Thiên 37:1-11a. Phân đoạn này bắt đầu bằng câu “chớ phiền lòng vì kẻ làm dữ,” và kết thúc bằng câu “còn người nhu mì sẽ nhận được đất làm cơ nghiệp.” Điều này có nghĩa chúng ta cần kiềm chế bản thân không trả thù người khác vì những điều xấu họ đã làm cho chúng ta, nhưng hãy dùng bất cứ quyền lực nào chúng ta có để phục vụ những người khác. Đây là hệ quả từ phước lành thứ hai, khi chúng ta đau buồn về sự yếu đuối của chính mình. Nếu chúng ta thật sự đau buồn về tội lỗi chính mình, thì làm sao chúng ta có thể trả thù những người khác vì tội lỗi của họ?

Việc giao phó quyền lực của chúng ta ở nơi làm việc dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời thật sự là một điều vô cùng thách thức. Trong thế giới sa ngã này, dường như những người trơ trẽn, biết đề cao bản thân lại luôn là những kẻ thành công. “Bạn có là nhờ bạn mặc cả chứ không hẳn vì bạn xứng đáng.”[1] Trong nơi làm việc, kẻ kiêu ngạo và quyền thế luôn chiến thắng, nhưng đến cuối cùng họ sẽ là người thua cuộc. Họ không có những mối thân tình cá nhân. Không ai muốn có một
người bạn kiêu ngạo, luôn chỉ tìm điều lợi cho chính mình. Những người thèm khát quyền lực luôn là những người đơn độc. Họ cũng không có được sự đảm bảo về tài chính. Họ nghĩ mình sở hữu cả thế giới, nhưng thật ra, thế giới đang sở hữu họ. Càng có nhiều tiền bao nhiêu, họ lại càng cảm thấy bất an bấy nhiêu.

Ngược lại Chúa Giê-xu đã dạy “người nhu mì sẽ thừa hưởng đất”. Chúng ta đã đề cập trong phần trước, nước thiên đàng đã vào thế giới này. Chúng ta thường cho rằng nước thiên đàng là một nơi hoàn toàn khác lạ so với những gì chúng ta từng biết. Ví dụ những con đường lót vàng, những cánh cổng ngọc trai, ngôi nhà lớn trên đỉnh đồi. Nhưng lời hứa của Đức Chúa Trời về thiên đàng là trời mới và đất mới (Khải 21:1). Những ai bằng lòng phó thác quyền lực của mình dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời sẽ thừa hưởng một vương quốc trọn vẹn đến trên đất này. Trong vương quốc đó, bởi ân điển của Chúa chúng ta sẽ được nhận lãnh những điều tốt lành mà kẻ kiêu ngạo trên đất này đang nhọc công tìm kiếm nhưng chẳng đạt được. Điều này không chỉ xảy đến trong tương lai nhưng ngay trong đời này, những ai biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình vẫn có thể kinh nghiệm một đời sống bình an. Những người biết sử dụng quyền lực của mình vì lợi ích của
người khác luôn được khen ngợi. Người nhu mì biết lắng nghe những người khác khi đưa ra quyết định nhờ đó họ có những kết quả tốt hơn cùng những mối liên hệ sâu sắc hơn.

“Phước cho những người đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ” (Ma-thi-ơ 5:6)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Để hiểu phước lành thứ tư chúng ta cần hiểu ý nghĩa của sự công chính mà Chúa Giê-xu đề cập. Trong thời của Chúa Giê-xu, Do Thái Giáo dạy sự công chính có nghĩa là “được tha bổng, minh oan, hay phục hồi mối liên hệ đúng đắn.”[1] Người công chính là người giữ mối liên hệ đúng với Đức Chúa Trời và với những người xung quanh. Trên căn bản của những mối liên hệ này, dù một người có vi phạm vẫn được kể là vô tội.

Có bao giờ các bạn nhận phước lành vì cuộc sống ngập tràn trong những mối liên hệ đúng đắn hay chưa? Điều này phát xuất từ lòng nhu mì trong phước lành thứ ba bởi vì chúng ta chỉ có thể thiết lập những mối liên hệ đúng đắn với người khác khi chúng ta từ bỏ tìm kiếm lợi ích cho riêng mình. Các bạn có khao khát thiết lập những mối liên hệ đúng với Chúa, với những đồng nghiệp, với gia đình và cộng đồng xung quanh? Đói khát là dấu hiệu của sự sống. Chúng ta sẽ thật sự đói khát những mối liên hệ đúng đắn nếu chúng ta thật lòng mong muốn điều ích lợi cho người khác. Nếu chúng ta nhận thức ân điển của Chúa ở cùng chúng ta khi làm điều này thì chúng ta sẽ càng khao khát có được mối liên hệ đúng đắn, không chỉ với Chúa, nhưng còn với những người chúng ta sống hay làm việc chung. Chúa Giê-xu dạy rằng, những ai đói khát sự công chính sẽ được (Chúa ban cho) no đủ. Thật dễ dàng để chúng ta thấy những sai trật trong nơi mình làm việc và mong muốn đấu tranh để thay đổi. Khi đó chúng ta đói khát sự công bình, mong muốn điều sai bị bãi bỏ và điều đúng được thiết lập. Niềm tin Cơ Đốc Giáo từng là khởi nguồn của rất nhiều cuộc cải cách vĩ đại trong nơi làm việc, nổi bật nhất là việc bãi bỏ chế độ nô lệ ở nước Anh và sự khởi đầu của phong trào Dân Quyền tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cần nhắc lại điều quan trọng ở đây là sự nối kết giữa các phước lành. Chúng ta không đấu tranh dựa trên sức lực của chính mình, nhưng bởi nhận thức về sự cạn kiệt, bất lực của bản thân, than khóc vì sự bất công, và giao phó quyền lực mình có dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời.

“Phước cho những người có lòng thương xót, vì sẽ được thương xót” (Ma-thi-ơ 5:7)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Nếu chúng ta được nhận lãnh phước lành thứ hai khi đau buồn về những thất bại của bản thân và được nhận lãnh phước lành thứ tư nhờ có những mối liên hệ đúng đắn, thì chúng ta sẽ dễ dàng bày tỏ lòng thương xót cho những người chúng ta gặp tại nơi mình làm việc hoặc bất kỳ nơi nào khác. Thương xót là khi chúng ta đối đãi với người khác tốt hơn mức độ họ xứng đáng nhận. Tha thứ là một hình thức của sự thương xót. Việc giúp đỡ những người chúng ta không có trách nhiệm phải giúp đỡ, hay không lợi dụng điểm yếu của người khác cũng là sự thương xót. Thương xót chính là động lực trong việc Đấng Christ xuống thế làm người, chịu chết và phục sinh. Nhờ Ngài, chúng ta được tha tội và nhận được sự giúp đỡ từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời (I Cô 12). Lý do vì sao Thánh Linh lại bày tỏ lòng thương xót đối với chúng ta đơn giản vì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta (Giăng 3:16).

Trong môi trường làm việc, lòng thương xót là điều rất thực tiễn. Chúng ta phải giúp đỡ người khác đạt được kết quả tốt nhất mà không phụ thuộc vào suy nghĩ của chúng ta về họ. Khi chúng ta giúp đỡ người cùng làm việc mà chúng ta không thích hay là người đã từng làm tổn thương chúng ta trong quá khứ, thì lúc đó chúng ta đang bày tỏ lòng thương xót. Khi chúng ta báo cho những thí sinh dự thi sau mình rằng các giám khảo không được vui vẻ cho lắm, dù điều này có thể giúp họ chiếm ưu thế, thì đó là lòng thương xót. Khi nhân viên thuyết trình cho đối thủ cạnh tranh của chúng ta có con bị bệnh và chúng ta đồng ý dời lại buổi thuyết trình với khách hàng để nhân viên đó không phải chọn lựa giữa việc chăm sóc con hay thuyết trình để giành hợp đồng, đó là hành động của lòng thương xót.

Những hành động bày tỏ lòng thương xót như trên có thể tước mất những ưu thế của chúng ta. Tuy nhiên, chúng đem lại ích lợi cho công việc của chúng ta cũng như ích lợi cho người khác. Giúp đỡ những người chúng ta không thích có thể giúp nhóm làm việc của chúng ta đạt mục tiêu, mặc dù điều đó có thể không đem lại ích lợi gì cho bản thân. Trong trường hợp nhân viên thuyết trình của đối thủ cạnh tranh có con bị bệnh, nếu quyết định dời lại buổi thuyết trình của các bạn không có lợi cho công ty, thì nó đem lại lợi ích cho khách hàng của các bạn, khi họ có thêm sự lựa chọn. Nền tảng của lòng thương xót là đem lại ích lợi cho người khác thay vì cho bản thân.

Một tổ chức có sự tha thứ trong môi trường làm việc sẽ đem lại những kết quả bất ngờ, sẽ góp phần nâng cao kết quả công việc. Trong một môi trường làm việc thiếu sự tha thứ, nếu một ai đó phạm lỗi, họ sẽ không dại gì nói ra và hy vọng không bị ai phát hiện và chỉ ra lỗi lầm của họ. Điều này sẽ làm giảm chất lượng công việc trong hai khía cạnh. Thứ nhất, khi sai phạm bị che giấu, thì sau đó sẽ rất khó để giải quyết. Thử tưởng tượng một công nhân làm sai khi thi công móng của công trình xây dựng. Đây là điều rất dễ sửa chữa nếu được phát hiện sớm. Nhưng sẽ tốn kém rất nhiều chi phí để sửa chữa một khi công trình đã được xây lên và phần móng đã bị chôn vùi bên dưới. Thứ hai, những kinh nghiệm tốt nhất rút ra từ những thất bại. Soichiro Honda có nói, “chỉ có thể đạt được thành công sau nhiều lần thất bại và rút kinh nghiệm. Trên thực tế, thành công chỉ đại diện cho 1% của công việc mà các bạn đã rút ra từ 99% mà chúng ta gọi là thất bại.”[1] Tổ chức sẽ không có cơ hội để rút kinh nghiệm nếu những sai trật không được phơi bày.

“Phước cho những người có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 5:8)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents
SỰ CHÍNH TRỰC TRONG VIỆC MUA BÁN XE HƠI

Giá trị của sự chính trực trong kinh doanh có thể được minh họa qua hình ảnh của Don Flow, ông là CEO của công ty mua bán xe hơi Flow Automotive. Don Flow có lòng khao khát sự công bằng. Nhưng ông đã nhận ra phương cách bán hàng trong các cửa hàng của mình dẫn đến sự bất công cho những khách hàng là người ít tiền. Don Flow không muốn tách rời công việc kinh doanh khỏi việc cam kết thực hiện sự công bằng. Vì vậy, ông đã thay đổi phương cách kinh doanh, ông giải thích phương cách kinh doanh mới của mình như sau:

“Chúng tôi có một tiến trình bán hàng lấy người mua làm trung tâm. Chúng tôi không còn giữ tiến trình mua bán cũ khi mà giá cả cứ phải thương lượng tới lui nhiều lần; chúng tôi đã thiết lập một hệ thống giá cả cố định. Sự thật là giá thành của chúng tôi đã giảm xuống đôi chút nhờ qui trình quản lý nội bộ giúp kiểm soát chi phí tốt hơn. Các bạn không cần là một người có tài thương lượng giá cả, hay có học thức cao để mua xe không bị hớ. Dù các bạn là tiến sĩ hay chỉ là một người lao công, thì giá bán một chiếc xe là như nhau. Chúng tôi đã làm một nghiên cứu và kết quả cho biết những người có tiền, thường giỏi mặc cả nên ít bị mua hớ; còn những người ít tiền thường không giỏi thương lượng nên dễ bị mua hớ. Với tôi, việc lợi dụng những người không giỏi mặc cả, ít tiền là một sự vi phạm nguyên tắc của Kinh Thánh trong sách Châm Ngôn. Do đó chúng tôi đã ngồi lại và tái cơ cấu việc kinh doanh của công ty. Cấu trúc lợi nhuận của chúng tôi cần được kiểm soát chặt chẽ hơn và chúng tôi cần truyền đạt giá trị này đúng cách để thuyết phục người mua rằng giá bán của chúng tôi là hợp lý.”[1]

Ý nghĩa của phước lành thứ sáu này như lặp lại ý của Thi Thiên 24:3-5

Ai sẽ lên núi Đức Giê-hô-va?
Ai sẽ đứng nổi trong nơi thánh Ngài?
Đó là người có tay trong sạch và lòng thanh khiết,
Không hướng linh hồn mình vào thần tượng hư không,
Cũng chẳng thề nguyện giả dối.
Người ấy sẽ nhận được phước từ nơi Đức Giê-hô-va V
à sự công chính từ nơi Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi mình.

“Tay trong sạch và lòng thanh khiết” đều thể hiện ý nghĩa chính trực, tận tụy, hết mực trung thành. Sự chính trực không chỉ dừng lại ở việc không lừa dối, không có hành vi xấu; nhưng cốt lõi của sự chính trực là sự trọn vẹn. Điều này có nghĩa hành vi của chúng ta không chỉ đơn thuần là những chọn lựa dựa trên tiêu chí tiện lợi, nhưng nó phải phát xuất từ chính con người của chúng ta. Điểm cần lưu ý Chúa Giê-xu không công bố phước lành của người có lòng trong sạch ngay sau phước lành của người đói khát sự công chính, nhưng Ngài lại đặt nó sau phước lành của người có lòng thương xót. Điều này bày tỏ lòng trong sạch không bắt nguồn từ cố gắng kiện toàn ý chí của con người, nhưng đến từ việc con người tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể tự kiểm chứng chính mình đã được nhận lãnh phước lành này như thế nào với các câu hỏi: trong những trường hợp tôi có thể dễ dàng “qua mặt” bằng mánh khóe tinh vi, và có thể sẽ không ai biết, tôi có kiên quyết chọn lựa sự chính trực không? Tôi có quyết tâm không để quan điểm cá nhân về một người nào đó bị chi phối bởi những tin đồn cho dù chúng (có vẻ) rất thuyết phục? Hành động và lời nói có bày tỏ đúng con người thật của tôi hay không? Sự chính trực tại nơi làm việc là điều không ai có thể phủ nhận, nhưng trong thế giới sa ngã này, nó lại trở thành thứ bị giễu cợt. Sự chính trực thường bị xem là nhu nhược, yếu đuối giống như lòng thương xót và nhu mì. Nhưng người chính trực sẽ được “thấy Đức Chúa Trời.” Mặc dù Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời là Đấng vô hình và “ngự giữa ánh sáng không ai có thể đến gần được” (1 Ti 1:17, 6:16), nhưng người chính trực có thể nhận biết và ý thức được sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống. Trên thực tế, nếu không có sự chính trực thì những sự dối trá mà con người đồn thổi chống đối nhau sẽ khiến chúng ta không thể nhận biết được đâu là chân lý nữa. Khi đó, con người sẽ bắt đầu tin vào những lời bịa đặt của chính mình. Điều này sẽ tàn phá môi trường làm việc của chúng ta, bởi vì khi làm việc dựa trên những điều giả dối thì sẽ không thể đem lại kết quả. Người không có lòng trong sạch không hề muốn nhìn thấy Đức Chúa Trời, nhưng những ai là một phần trong vương quốc của Đấng Christ sẽ được phước bởi vì họ nhìn biết thực tại cách rõ ràng, họ được “thấy” sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

“Phước cho những người hòa giải, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 5:9)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phước lành thứ bảy đem mọi người tin Chúa vào công tác hòa giải xung đột. Xung đột xảy ra khi con người có những ý kiến trái ngược nhau. Trong thế giới sa ngã này, con người luôn có xu hướng hoặc phớt lờ sự xung đột hoặc dập tắt xung đột bằng vũ lực hay sự đe dọa. Nhưng cả hai giải pháp đó đều vi phạm nguyên tắc chính trực trong phước lành thứ sáu đối với những người đang ở trong sự xung đột. Trong vương quốc của Đức Chúa Trời, việc hòa giải những người đang xung đột và đem họ trở lại với nhau là một phước lành. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể giải quyết mâu thuẫn và phục hồi những mối liên hệ.[1]

Kết quả của việc giải hòa xung đột là hòa bình, và người hòa giải sẽ được gọi là “con Đức Chúa Trời.” Là con của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ phản chiếu bản tính thiêng liêng của Chúa qua những việc làm của mình vì Ngài là Đức Chúa Trời của hòa bình (1 Tê 5:16). Chúng ta bày tỏ chính mình là con của Đức Chúa Trời khi chúng ta là người giải hòa tại nơi làm việc, trong cộng đồng, trong gia đình và trong thế giới này.

“Phước cho những người chịu bắt bớ vì sự công chính” (Ma-thi-ơ 5:10)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phước lành thứ tám có thể khiến chúng ta có cảm giác tiêu cực. Đến đây các phước lành chủ yếu tập trung vào những điều tích cực như sự khiêm nhường, nhu mì, các mối liên hệ đúng đắn, lòng nhân từ, tấm lòng trong sạch, và sự hòa giải. Nhưng tại đây Chúa Giê-xu cho biết chúng ta có thể phải chịu “bắt bớ vì sự công chính.” Phước lành này phát xuất từ bảy phước lành trước đó, bởi vì những thế lực chống đối Đức Chúa Trời trong thế gian vẫn rất mạnh mẽ.

Cần lưu ý nếu ai đó bị trừng phạt vì sự bất chính thì điều đó không kể là ơn phước. Nếu chúng ta thất bại vì cớ sai lầm của bản thân, thì đương nhiên chúng ta phải gánh chịu những hậu quả. Nhưng ở đây Chúa Giê-xu nói về phước lành của việc chịu bắt bớ vì làm điều đúng. Tại sao chúng ta lại bị bắt bớ vì sự công chính? Trong thế giới sa ngã này, nếu chúng ta sống cách công chính, thì sẽ có nhiều người hắt hủi chúng ta. Chúa Giê-xu đã dùng các tiên tri làm ví dụ để giải thích thêm. Các tiên tri là những người cũng giống như Ngài, rao báo về vương quốc của Đức Chúa Trời và cũng phải chịu bắt bớ. “Phước cho các con khi vì Ta mà các con bị mọi người nhục mạ, bắt bớ, vu cáo đủ mọi điều xấu. Hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng của các con ở trên trời là rất lớn; bởi vì các nhà tiên tri trước các con cũng từng bị người ta bắt bớ như vậy” (Mat 5:11-12). Những người công chính trong nơi làm việc sẽ phải đối diện với sự bắt bớ thường xuyên, hay thậm chí là rất dữ dội bởi những người trục lợi, hay từ những người tin rằng họ được hưởng lợi từ sự bất công. Ví dụ khi các bạn lên tiếng bênh vực cho một người là nạn nhân của những lời đồn đoán vô căn cứ, hay bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, thì chắc chắn các bạn sẽ bị bắt bớ. Nếu bạn là chủ tịch hiệp hội thương mại và lên tiếng phản đối sự bất công trong việc phân chia tiền tài trợ cho thành viên của hội thì đừng mong họ sẽ đề cử bạn trong nhiệm kỳ sau. Chịu sự bắt bớ vì những lý do chính trực là một phước lành, bởi vì điều đó cho thấy thế lực chống đối Đức Chúa Trời tin rằng các bạn đang thành công trong việc mở rộng vương quốc của Chúa.

Ngay cả những tổ chức tốt nhất và những con người đáng kính nhất vẫn
không toàn hảo, mọi người đều bị ảnh hưởng bởi tội lỗi. Phước lành thứ tám là sự
nhắc nhở: chúng ta cần có lòng dũng cảm khi làm việc trong một thế giới sa ngã.

MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG NƠI LÀM VIỆC (MA-THI-Ơ 5:13-16)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents
MỘT VÍ DỤ THỰC TẾ: BẠN CÓ THỂ CỞI MỞ CHIA SẺ NIỀM TIN ĐẾN MỨC NÀO?

Findlay đã tranh chiến với bản thân một thời gian. Sau đó, anh đã quyết định sẽ đặt quyển Kinh Thánh của mình trên bàn làm việc. Kể từ khi tin Chúa, anh luôn muốn bày tỏ cho những người khác biết về niềm tin của mình. Vì vậy, anh cho rằng sự thay đổi nhỏ này sẽ giúp mở ra những cơ hội mới.

Chẳng bao lâu việc làm của Findlay đã được các đồng nghiệp nhận ra. Trưởng phòng nhân sự đã đến và nói rằng: “Anh bạn, đây là cái gì thế? Anh đã gia nhập hội của họ rồi sao?” Findlay cảm thấy hơi run. Anh biết những lời anh sắp nói rất quan trọng, vì vậy anh đã xin Chúa chỉ dạy anh điều mình phải nói.

“Ồ, tôi rất vui vì anh đã nhận ra điều này. Tôi chỉ vừa đem nó vào ngày hôm qua. Một điều gì đó đã xảy đến trên đời sống của tôi và quyển sách này chính là một phần trong câu chuyện đó.” Người trưởng phòng đáp, “À, rất cám ơn anh, tôi hết sức tôn trọng anh. Tôi sẽ nghe câu chuyện đó vào một ngày khác vậy. Nhưng tôi muốn nhắc anh điều này, ưu tiên của anh phải luôn là công việc của công ty. Với tôi, tôn giáo là vấn đề cá nhân, nó nên được giới hạn ở nhà và trong ngày Chúa Nhật mà thôi.”

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Khi nào là thời điểm thích hợp để bày tỏ niềm tin của bạn cho những người khác? Khi nào không phải là thời điểm thích hợp? Chúng ta nên là người khởi xướng hay để cho những người khác bắt đầu trước?

Vì sao những người trong nơi làm việc thường cho rằng niềm tin không nên xen lẫn vào công việc, thay vì kết hợp niềm tin trong mọi quyết định và mối liên hệ hằng ngày?

THAM KHẢO

Các con là muối của đất… là ánh sáng cho thế gian. Ánh sáng của các con phải chiếu sáng trước mặt mọi người, để họ thấy những việc làm tốt đẹp của các con và ca ngợi Cha các con ở trên trời (Ma-thi-ơ 5:13, 14, 16). Thế thì, hễ ai xưng nhận Ta trước mặt thiên hạ, Ta cũng sẽ xưng nhận người ấy trước mặt Cha Ta ở trên trời (Ma-thi-ơ 10:32).

PHƯƠNG CÁCH ÁP DỤNG

Các doanh nghiệp luôn khéo léo thể hiện thái độ thiện cảm với những nhân viên có gia đình; với các vấn đề tôn giáo họ cũng có cách ứng xử tương tự. Người chủ nào cũng muốn nhân viên của mình cống hiến những gì tốt nhất cho họ, nhưng người chủ không bao giờ buộc nhân viên của mình phải tách biệt giữa niềm tin và công việc. Trên thực tế, người làm việc tốt là người tuân giữ nguyên tắc trong Cô-lô-se 3:23 “Khi làm bất cứ việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa chứ không phải làm cho người ta.” Trường hợp trên là minh họa cho sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu trong Ma-thi-ơ 5:13-16 ví sánh chúng ta là muối của đất, là ánh sáng cho thế gian.[1]

Trong bài giảng trên núi, ngay sau các phước lành, Chúa Giê-xu đã nói với những người theo Ngài rằng những ai nhận lãnh các ơn phước này là những người vô cùng quan trọng:

Các con là muối của đất, nhưng nếu muối mất vị mặn thì làm thế nào cho nó mặn lại được? Muối ấy trở nên vô dụng, phải ném bỏ đi và bị người ta chà đạp dưới chân. Các con là ánh sáng cho thế gian. Một cái thành xây trên núi thì không thể bị che khuất được. Không ai thắp đèn mà lại đặt dưới cái thùng, nhưng đặt trên chân đèn để nó soi sáng mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu sáng trước mặt mọi người, để họ thấy những việc làm tốt đẹp của các con và ca ngợi Cha các con ở trên trời. (Mat 5:13-16)

Nếu bạn là người tin Chúa và sống đúng theo các phước lành kể trên thì bạn là một người quan trọng. Bạn là muối và ánh sáng của thế giới. Muối có tác dụng bảo tồn, và Cơ Đốc Nhân là người giúp gìn giữ những điều tốt đẹp ở trong thế giới này. Khi xưa, muối rất giá trị. Người Hy Lạp nghĩ rằng muối chứa đựng một điều gì đó thiêng liêng. Còn chính quyền Rô-ma có lúc đã trả lương cho những binh sĩ của mình bằng muối. Một người lính không làm tròn nhiệm vụ thì “không đáng nhận muối của mình.” Bạn là một tác nhân đem đến hương vị. Trong một khía cạnh nào đó, bạn là người đem vào cuộc sống này hương vị đặc trưng cho những tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Bạn khiến cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Điểm cần lưu ý muối chỉ thật sự ích lợi khi ảnh hưởng của chất mặn thể hiện, như khi được dùng ướp thịt hay cá giúp giữ cho chúng khỏi bị hư. Vì vậy, để đem lại ích lợi, chúng ta là muối, chúng ta cần hòa nhập vào nơi mình làm việc và sinh sống. Điều này sẽ tạo nên sức ép bởi vì môi trường xung quanh có thể không hề ưa thích chúng ta. Trong đa số các trường hợp, việc sống đúng với các phước lành thường giúp chúng ta thành công hơn trong công việc. Nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị tinh thần cho những hoàn cảnh không được như vậy. Chúng ta sẽ làm gì khi việc bày tỏ lòng thương xót, đem lại sự hòa giải hay sống công chính khiến địa vị của chúng ta trong công việc bị ảnh hưởng? Rút lui khỏi thế giới này không phải là giải pháp cho Cơ Đốc Nhân. Nhưng việc sống trong thế giới và sẵn sàng thách thức những đường lối của thế
giới không phải là điều dễ dàng. Trong Ma-thi-ơ 5:10-12, Chúa Giê-xu đã khẳng định sự bắt bớ là điều có thật. Nhưng khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, chúng ta phải luôn giữ được “độ mặn,” điểm đặc trưng của mình. Chúng ta được kêu gọi để thực hiện việc này và giữ sự quân bình.

“Các con là ánh sáng cho thế gian.” Công tác của người Cơ Đốc không chỉ bao gồm việc giữ một đời sống thánh khiết cho riêng mình, nhưng cũng bao gồm cả việc tác động đến đời sống của những người xung quanh chúng ta. Trong công việc, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người không có cơ hội gặp gỡ Chúa Giêxu trong nhà thờ. Có thể đó là môi trường tốt nhất để chúng ta làm chứng về Chúa. Nhưng chúng ta cũng cần thận trọng về cách chúng ta làm chứng cho những người cùng làm việc với mình. Chúng ta được trả lương để làm việc, vì thế chiếm dụng thời gian làm việc để làm chứng là một việc không tốt. Hơn nữa, nếu vì việc làm chứng chúng ta khiến môi trường làm việc bị chia rẽ hay thiếu thân thiện với những người chưa tin Chúa thì lại càng tệ hơn.
Chúng ta cần tránh để người khác hiểu lầm chúng ta chia sẻ về Chúa để tự tôn chính mình. Điều đó sẽ tạo nên ảnh hưởng không tốt. Chúng ta cũng luôn phải đối diện với nguy cơ khi chúng ta không hoàn tất công việc của mình, chính điều đó sẽ bôi nhọ hình ảnh của Đấng Christ, đặc biệt khi chúng ta trông có vẻ năng nổ trong việc truyền giảng nhưng lại biếng nhác trong công việc làm.

Với những rủi ro đó, làm thế nào chúng ta có thể trở thành muối và ánh sáng trong nơi làm việc? Chúa Giê-xu nói, “ánh sáng” của chúng ta không nhất thiết phải thể hiện bằng lời làm chứng nhưng cần được chứng thực bởi các “việc làm tốt đẹp” của chúng ta. “Ánh sáng của các con phải chiếu sáng trước mặt mọi người, để họ thấy những việc làm tốt đẹp của các con và ca ngợi Cha các con ở trên trời.” Các phước lành đã chỉ cho chúng ta một số những việc làm tốt đẹp: khiêm nhường và vâng phục Đức Chúa Trời, hướng đến những mối liên hệ đúng đắn, những việc làm đầy lòng thương xót và trở nên một người hòa giải. Khi chúng ta sống trong vai trò là một nguồn phước, chúng ta sẽ trở nên muối và ánh sáng tại nơi làm việc, trong gia đình và cho xã hội.

SỐNG BÀY TỎ “SỰ CÔNG CHÍNH” CỦA NƯỚC THIÊN ĐÀNG (MA-THI-Ơ 5:17-48)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Lời Chúa Giê-xu tuyên bố trong Ma-thi-ơ 5:20 thật kinh ngạc. “Ta bảo cho các con biết: Nếu sự công chính của các con không hơn sự công chính của các thầy thông giáo và người Pha-ri-si, các con không thể vào vương quốc thiên đàng được.” Dân chúng lúc bấy giờ rất kính trọng sự công chính mà các lãnh đạo tôn giáo của họ phô trương và chưa bao giờ nghĩ rằng họ có thể đạt đến điều đó. Chúa Giê-xu đã làm mọi người rất đỗi kinh ngạc khi tuyên bố, chỉ những ai có được sự công chính vượt hơn những người Pha-ri-si và thầy thông giáo mới được vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Thế thì ai có thể được cứu? Vấn đề là chúng ta đánh đồng sự công chính với biểu hiện của sự sùng đạo. Đây là cách hiểu thông thường thời bấy giờ cũng như hiện nay. Tuy nhiên, phước lành thứ tư cho biết, từ “công chính” trong Kinh Thánh chỉ về những mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời và với những người xung quanh. Điều này bao hàm luôn cả những mối liên hệ tại nơi làm việc.

Điều này trở nên rõ ràng trong những hình ảnh minh họa sau đó. Trong Mathi-ơ 5:21-26, không phạm tội giết người vẫn là chưa đủ; chúng ta cần giữ mình khỏi sự giận dữ là điều có thể dẫn đến việc lăng mạ người khác và làm đổ vỡ những mối liên hệ. Chúng ta có thể cảm thấy giận dữ, nhưng cách tốt nhất để giải quyết cơn giận là giải hòa xung đột. Những lời lăng mạ và dèm pha chỉ khiến cho khoảng cách càng xa thêm (Mat 18:15-19). Chúa Giê-xu nói rõ mối liên hệ giữa bạn và những anh chị em khác quan trọng đến mức cần gác lại những nghi lễ tôn giáo để giải hòa với nhau.

Trong nơi làm việc, cơn giận có thể được dùng để điều khiển người khác. Cơn giận có thể chiếm hữu bạn những lúc bạn cảm thấy mình bị đối xử bất công. Hãy giải quyết vấn đề: chủ động giải hòa, mặc dù điều này có thể khiến bạn cảm thấy mất mặt. Can đảm làm điều đúng, giải quyết xung đột chính là đặc điểm của vương quốc mới. Một lần nữa chúng ta được nhắc nhở rằng, phước cho những người hòa giải.

CỦA CẢI VÀ SỰ CHU CẤP (MA-THI-Ơ 6)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúa Giê-xu thường nói về của cải. Của cải và sự chu cấp không phải là công việc, nhưng cả hai thường là kết quả từ công việc của chúng ta hay là của một ai khác. Theo nguyên lý kinh tế, mục đích của công việc là nhằm gia tăng của cải, và do đó chủ đề này có liên quan đến công việc. Đây là những gì Chúa Giê-xu dạy về của cải và sự chu cấp mỗi ngày trong bài giảng trên núi.

‘Xin Cho Chúng Con Hôm Nay Thức Ăn Đủ Ngày’ (Ma-thi-ơ 6:11)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong bài Cầu Nguyện Chung, ngay trước lời cầu xin sự ban cho thức ăn mỗi ngày, chúng ta cầu xin “Vương quốc Cha được đến, ý Cha được nên, ở đất như ở trời” (Mat 6:10). Trong vương quốc của Đức Chúa Trời có đủ thức ăn mỗi ngày là điều chắc chắn, nhưng trong thế giới tội lỗi này, có đủ thức ăn mỗi ngày vẫn là điều phải xem xét. Tuy Đức Chúa Trời đã ban cho con người mọi điều cần thiết để làm ra lương thực có đủ cho mọi người trên đất, nhưng chúng ta vẫn chưa thoát được nạn đói. Vì vậy, điều đầu tiên Chúa Giê-xu dạy về sự chu cấp mỗi ngày là lời cầu xin, “Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày.” Chúng ta đến với Chúa cầu xin Ngài ban cho chúng ta thức ăn.

Nhưng cần lưu ý lời cầu xin ở đây là dạng số nhiều: Xin cho CHÚNG CON hôm nay thức ăn đủ ngày. Chúng ta không chỉ cầu xin phần lương thực của riêng mình, nhưng cho cả những người đang thiếu thốn. Với lòng khao khát duy trì mối liên hệ đúng đắn, chúng ta phải quan tâm đến cả nhu cầu vật chất của những người khác. Chúng ta cần chia sẻ những gì mình có với những người đang cần. Nếu mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, và chính phủ đều hoạt động dựa trên mục đích và nguyên tắc của vương quốc Đức Chúa Trời, chắc chắn sẽ không còn cảnh đói kém.

Hãy Tích Trữ Của Cải Trên Trời, Đừng Tích Trữ Của Cải Dưới Đất (Ma-thi-ơ 6:19-34)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúng ta không chỉ cầu xin Chúa chu cấp mỗi ngày, nhưng chúng ta còn phải tránh việc tích trữ của cải trên đất này:

Các con đừng tích trữ của cải ở dưới đất, là nơi có mối mọt, ten rỉ làm hư, và kẻ trộm đào ngạch, khoét vách mà lấy. Nhưng hãy tích trữ của cải ở trên trời, là nơi không có mối mọt, ten rỉ làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch, khoét vách mà lấy. Vì của cải các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó. (Mat 6:19-21)

“Của cải ở trên trời” không phải là khái niệm mơ hồ về những gì đẹp lòng Đức Chúa Trời hay những thứ tương tự như vậy, vì vương quốc Đức Chúa Trời sẽ cai trị trên đất này. “Của cải ở trên trời” là những điều xứng đáng với vương quốc của Ngài như: sự công chính, tạo cơ hội để mọi người đều được phát triển, chu cấp cho những ai có nhu cầu và tôn trọng giá trị nhân phẩm của mỗi người. Hàm ý của sự dạy dỗ ở đây là chúng ta nên đầu tư của cải vào những hoạt động đem lại sự biến đổi cho thế giới thay vì chỉ đầu tư để bảo tồn của cải mình đã tích lũy.

Vậy lập kế hoạch tích lũy để dành cho việc nghỉ hưu hay quan tâm đến những nhu cầu vật chất trong đời này cho bản thân và cho những người khác là đúng hay sai? Câu trả lời ở đây là đúng và sai. Câu trả lời đúng đến từ những phân đoạn Kinh Thánh khác dạy chúng ta phải khôn ngoan và biết lo xa, ví dụ: “nhưng ai khéo tay thu góp thì của cải sẽ gia tăng” (Châm 13:11b), và, “người lành để lại gia sản cho con cháu mình” (Châm 13:22). Đức Chúa Trời hướng dẫn Giô-sép thâu trữ lương thực trong bảy năm chuẩn bị cho cơn đói xảy đến sau đó (Sáng 41:25-36). Chúa Giê-xu bênh vực cho việc đầu tư tiền bạc trong ẩn dụ về các ta-lâng (Mat 25:14-30, đây là phân đoạn sẽ bàn đến trong phần sau). Dưới sự soi sáng của cả Kinh Thánh, thì Ma-thi-ơ 6:19-34 không thể nào là mạng lệnh ngăn cấm cách tuyệt đối. Nhưng câu trả lời là sai dựa vào sự cảnh báo đã được tóm lược súc tích trong câu 21, “vì của cải các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó.” Có thể chúng ta nghĩ rằng câu trên phải đảo ngược mới đúng, nghĩa là “tấm lòng con ở đâu, thì của cải các con sẽ ở đó.” Lời dạy của Chúa Giê-xu ở đây vô cùng sâu sắc. Của cải thay đổi lòng người nhiều hơn là tấm lòng quyết định của cải sẽ chi dùng ra sao. Chúng ta thường hiểu sai mạng lệnh của Chúa Giê-xu theo chiều hướng: “Con người thường dùng tiền bạc cho những thứ họ xem là quan trọng.” Nhưng thật ra điều Chúa Giê-xu muốn dạy chúng ta là, “của cải mà con sở hữu sẽ thay đổi con, để rồi con chỉ biết quan tâm đến của cải hơn bất cứ thứ gì khác.” Hãy chọn lựa cẩn thận những gì bạn sở hữu, bởi vì chắc chắn bạn sẽ quý trọng và bảo vệ chúng và có thể dễ dàng dẫn đến việc vì chúng mà bạn gây nên nhiều tổn hại.

Chúng ta có thể gọi đây là “Nguyên Tắc Của Cải”, nghĩa là của cải có sức mạnh thay đổi. Những ai đầu tư của cải cho những thứ thuộc về thế gian sẽ không còn phục vụ Đức Chúa Trời nữa, nhưng phục vụ của cải (Mat 6:24). Điều này có thể dẫn đến sự lo lắng vì tiền của không bao giờ chắc chắn (Mat 6:25-34). Lạm phát có làm trượt giá tài sản của tôi không? Thị trường chứng khoán có nguy cơ sụt giảm không? Còn trái phiếu thì sao? Có nguy cơ bị vỡ nợ không? Liệu ngân hàng có bị phá sản không? Liệu tôi có thể chắc chắn mình đã tích trữ đủ để đối phó mọi tình huống sẽ xảy đến?

Phương thức hóa giải cho chúng ta là đầu tư để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người. Một công ty cung cấp nước sạch hay sản xuất quần áo chất lượng tốt vẫn có thể xem là đầu tư vào vương quốc Đức Chúa Trời. Ngược lại đầu cơ tích trữ những nguyên vật liệu khan hiếm, trục lợi từ thị trường bất động sản bị thao túng, tăng trưởng vượt quá giá trị thực thì rõ ràng không phải là đầu tư vào vương quốc Đức Chúa Trời. Phân đoạn này của Ma-thi-ơ 6 không trình bày nguyên tắc quản lý đầu tư, nhưng cho biết khi chúng ta cam kết giữ nguyên tắc và đường lối của vương quốc Đức Chúa Trời thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta sử dụng của cải.

Thế thì câu hỏi đặt ra là chúng ta cần có thái độ nào trước những nhu cầu vật chất cũng như việc tích trữ của cải? Nếu chúng ta lo lắng về chúng, thì chúng ta là những kẻ dại. Nếu chúng ta để chúng chiếm vị trí của Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ trở thành những người bất trung. Nếu chúng ta quan tâm đến chúng quá mức, thì chúng ta sẽ trở nên người tham lam. Nếu chúng ta sẵn sàng chà đạp người khác để có được của cải, chúng ta sẽ trở nên những kẻ đàn áp mà vương quốc Đức Chúa Trời chống cự.

Vậy làm thế nào để chúng ta xác định đâu là sự quan tâm đến của cải cách xứng hợp và không xứng hợp? Chúa Giê-xu đã trả lời rằng, “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm vương quốc Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, thì Ngài sẽ ban cho các con mọi điều ấy nữa” (Mat 6:33). Chúng ta phải ưu tiên việc quan trọng hơn. Dù chúng ta rất dễ tự lừa dối mình, nhưng câu hỏi này có thể giúp chúng ta nhìn nhận cách cẩn thận của cải đang dẫn chúng ta về đâu và tấm lòng của chúng ta như thế nào.

“Đừng xét đoán ai để các con khỏi bị xét đoán” (Ma-thi-ơ 7:1-5)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta ý thức về thực trạng của chính mình. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được thái độ chỉ trích hay đoán xét người khác:

Đừng xét đoán ai để các con khỏi bị xét đoán. Vì các con xét đoán người ta thể nào thì họ cũng xét đoán các con thể ấy, các con lường cho người ta mực nào thì họ cũng sẽ lường cho các con mực ấy. Sao con thấy cái dằm trong mắt anh em, mà lại không thấy cây đà trong mắt mình? Sao con có thể bảo anh em: ‘Để tôi lấy cái dằm khỏi mắt anh,’ trong lúc cây đà vẫn còn nằm trong mắt mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Trước hết hãy lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái dằm khỏi mắt anh em được. (Mat 7:1-5)

Điều này dường như sẽ tạo nên nan đề tại nơi làm việc. Để công việc được thành công, chúng ta thường phụ thuộc vào việc đánh giá tính cách và năng lực của người khác. Người làm chủ phải lượng giá cấp dưới của mình, và trong một số tổ chức thì việc lượng giá là theo chiều ngược lại. Chúng ta luôn phải quyết định chúng ta sẽ tin tưởng ai, chúng ta sẽ cùng làm việc với ai, chúng ta sẽ tuyển nhân viên nào, và tổ chức nào phù hợp cho chúng ta. Nhưng trong câu 5, từ “kẻ đạo đức giả” đi kèm với lời khiển trách, “trước hết hãy lấy cây đà khỏi mắt mình đi,” cho thấy Chúa Giê-xu nói đến việc xét đoán sai lầm, không cần thiết. Ngài không chống lại việc đánh giá cách trung thực. Vấn đề ở đây là chúng ta thường xuyên đánh giá, nhận xét người khác mà không biết. Suy nghĩ của chúng ta về đồng nghiệp thường bị những định kiến làm nghiêng lệch khác với thực tế. Đôi khi chúng ta chỉ chú ý đến những nhược điểm của người khác để cảm thấy mình tốt hơn họ. Những lúc khác chúng ta tự biện hộ khi không hạ mình phục vụ người khác. Cũng có thể là do chúng ta không có thì giờ hay không thật sự muốn tìm hiểu thông tin chính xác, vì việc đó khó thực hiện hơn chỉ là ghi nhớ những cảm nhận cách ngẫu nhiên. Tự bản thân chúng ta không thể khắc phục xu hướng nhận xét sai lầm về người khác. Đây là lý do quan trọng cần có những hệ thống lượng giá nhất quán dựa trên thông tin chính xác tại nơi làm việc. Hệ thống khen thưởng dựa trên năng lực đòi hỏi người quản lý phải thu thập những chứng cớ cụ thể về khả năng của nhân viên, trao đổi với nhân viên từ những khía cạnh khác nhau cũng như nhìn nhận những thành kiến thường gặp phải. Ở mức độ cá nhân, giữa hai người đồng cấp, khi nhận thấy bản thân bắt đầu có những nhận xét không tốt về người khác, chúng ta vẫn có thể giữ sự khách quan bằng cách tự hỏi chính mình như sau, “Vai trò của tôi là gì trong vấn đề này? Bằng cớ nào dẫn tôi đến kết luận này? Nhận xét này có lợi gì cho cá nhân tôi? Người đó sẽ nói gì khi nghe được lời nhận xét này?” Có lẽ cách tốt nhất để chúng ta loại bỏ cây đà trong mắt mình là trực tiếp đến gặp người đó để xem họ phản ứng ra sao với nhận định của chúng ta.[1]

Nguyên Tắc Vàng (Ma-thi-ơ 7:12)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

“Vậy thì, bất cứ điều gì các con muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri” (Mat 7:12). Điều này đem chúng ta quay lại với sự công chính, để chỉnh đốn và duy trì cách đúng đắn những mối liên hệ trong công việc lẫn trong những lãnh vực khác. Nếu chúng ta chỉ có đủ thì giờ để trả lời một câu hỏi duy nhất trước khi đưa ra quyết định hành động, thì câu hỏi tốt nhất là, “phải chăng đây là điều tôi muốn người khác làm cho tôi?”

LẠY CHÚA, XIN ĐOÁI THƯƠNG (MA-THI-Ơ 8-9)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Từ chương 5 cho đến chương 7, chúng ta được Chúa Giê-xu giảng dạy về việc nước thiên đàng đang đến trên đất này. Đến chương 8 và 9, chúng ta thấy Ngài bày tỏ vương quốc ấy qua những việc làm đầy lòng nhân từ và thương xót. Ngài chữa lành cho người phong hủi bị xã hội xa lánh (Mat 8:1-4), Ngài thương xót viên sĩ quan của quân đội Rô-ma đang chiếm cứ đất nước Do Thái (Mat 8:5-20), và Ngài cũng giải phóng cho những người bị quỷ ám đang phải chịu nhiều đau khổ (Mat 8:28-9:1). Trong những tình huống trên, lòng thương xót của Chúa Giê-xu đã khiến Ngài hành động nhằm phục hồi tạo vật của Đức Chúa Trời. Những người tin Chúa Giê-xu cũng có thể bày tỏ lòng thương xót trong những cách thực tiễn tương tự.

Khi Chúa Giê-xu công bố nước thiên đàng đã đến gần, Ngài gọi những con người đi theo Ngài là “những người làm công” (Mat 9:37-38, BTTHĐ dịch là “thợ gặt”). Một số người trong chúng ta được dẫn dắt để thực hiện những công tác chữa lành thuộc thể lẫn tâm hồn tương tự như những gì Chúa Giê-xu đã làm ở đây. Một số khác được đặt trong những công việc như cung cấp thức ăn, nước uống, chỗ ở, phương tiện đi lại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực thi pháp luật, an toàn xã hội hay cải tổ các cơ quan thẩm quyền... Còn một số khác được dẫn dắt để bước vào những lãnh vực đầy sáng tạo như nghệ thuật, khởi nghiệp kinh doanh, thiết kế, thời trang, nghiên cứu và phát triển. Tất cả cho thấy chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của một Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo (Sáng 1). Tương tự, công việc của Chúa Giê-xu là nghề thợ mộc cho đến khi Ngài ba mươi tuổi. Dù Chúa Giê-xu dành nhiều thời gian để thi hành công tác chữa lành, nhưng hầu hết mọi người khi nghĩ về Chúa Giê-xu thì thường xem Ngài là một người giảng đạo hơn là một vị bác sĩ. Chúa Giê-xu không hề tách biệt giữa khía cạnh trần tục hay thiêng liêng, giữa thuộc thể hay thuộc linh khi Ngài công bố về vương quốc Đức Chúa Trời.

NGƯỜI LÀM VIỆC ĐÁNG ĐƯỢC THỨC ĂN (MA-THI-Ơ 10)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong chương 10, Chúa Giê-xu sai những môn đồ của mình ra đi công bố nước thiên đàng đang đến gần và bày tỏ điều đó qua những việc làm bày tỏ lòng nhân từ và thương xót. Ngài căn dặn họ không nên chuẩn bị cho những nhu cầu của mình (Mat 10:9-10); nhưng họ sẽ phải dựa vào lòng rộng rãi của những người khác. Chúa Giê-xu cho biết Tin Lành không phải là một món hàng để mua bán, “các con đã nhận không, thì hãy cho không” (Mat 10:8).

Bài học ở đây là việc kiếm tiền và suy tính về tài chính không phải là xấu, mà thật ra, Chúa chu cấp cho chúng ta qua việc làm của chúng ta, bởi vì “người làm việc đáng được thức ăn” (Mat 10:10). Nhưng lời cảnh báo ở đây là đừng để việc kiếm tiền trở thành mục tiêu chính trong công việc. Là những người làm việc dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong vương quốc mới của Ngài, mối quan tâm chính của chúng ta phải là giá trị của công việc, chứ không phải là mức lương. Những sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu ở đây có hàm ý nhắc nhở phải đặt Đức Chúa Trời là ưu tiên hàng đầu trong tấm lòng của chúng ta (tham khảo Gia 4:13-16). Dù người ký tên trả lương cho chúng ta là ai thì họ đều là phương cách mà Đức Chúa Trời dùng để chu cấp cho chúng ta.

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ HAI VƯƠNG QUỐC (MA-THI-Ơ 11-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khi đọc qua sách Tin Lành Ma-thi-ơ, chúng ta thấy sứ điệp và những việc làm của Chúa Giê-xu ngày càng bị chống đối nhiều hơn. Sự chống đối đã lên tới đỉnh điểm trong Ma-thi-ơ 12:14 khi những lãnh đạo tôn giáo quyết định ngăn chặn Chúa Giê-xu bằng mọi giá, thậm chí nếu cần thì giết Ngài. Điều này báo trước hồi kết: Chúa Giê-xu sẽ bị đóng đinh tại Giê-ru-sa-lem. Dẫu biết điều đang chờ đợi mình, Chúa Giê-xu vẫn nói cùng các môn đồ rằng:

“Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta thì linh hồn các ngươi sẽ được an nghỉ. Vì ách Ta dễ chịu và gánh Ta nhẹ nhàng.” (Mat 11:28-30)

Nếu chúng ta làm việc dưới ách của Chúa, chúng ta sẽ tìm được sự thỏa nguyện cho chính mình và trải nghiệm mối liên hệ tốt đẹp với Đức Chúa Trời và với mọi người xung quanh.[1] Trong vườn Ê-đen, khi Đức Chúa Trời giao công việc cho A-đam, công việc dễ dàng và nhẹ nhàng khi ở dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Nhưng khi con người bắt đầu chống lại Đấng đã tạo dựng nên mình, thì tính chất công việc của con người trở nên nặng nhọc với gai góc và cây tật lê (Sáng 3).
Chúa Giê-xu mời gọi chúng ta đến làm việc dưới ách của Ngài với lời hứa rằng chúng ta sẽ tìm được sự yên nghỉ cho linh hồn của mình.[2]

LÀM VIỆC TRONG NGÀY SA-BÁT (MA-THI-Ơ 12:1-8)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Một trong những lãnh vực nảy sinh sự xung đột giữa Chúa Giê-xu và những người chống đối Ngài là việc giữ ngày Sa-bát. Trong phân đoạn này, Chúa Giê-xu đã bị những lãnh đạo tôn giáo lên án vì các môn đồ của Ngài ngắt bông lúa mì trong ngày Sa-bát. Người Pha-ri-si xem việc ngắt bông lúa mì là thu hoạch vụ mùa, đây là một hình thức công việc. Làm việc trong ngày Sa-bát là điều cấm. Chúa Giêxu đã phủ nhận cách giải thích cũng như động cơ của người Pha-ri-si trong vấn đề này. Ngài lập luận việc ngắt bông lúa mì để giải quyết nhu cầu lương thực không hề phạm luật ngày Sa-bát, bởi vì cả vua Đa-vít và các thầy tế lễ trong đền thờ cũng đã làm như vậy mà không bị Đức Chúa Trời quở trách (Mat 12:3-5, 1 Sa 21:1-6). Hơn thế nữa, động cơ áp dụng luật pháp Môi-se phải là lòng nhân từ và thương xót (Mat 12:6). Trong Mi-chê 6:6-8, Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài xem lòng nhân từ và thương xót quan trọng hơn của tế lễ. Trong trường hợp nầy điều đó có nghĩa việc cho phép người đang đói ngắt bông lúa mì để ăn là quan trọng hơn yêu cầu tuân thủ những luật lệ ngày Sa-bát. Ngày nghỉ trong tuần là món quà của Đức Chúa Trời và cũng là lời hứa của Ngài: chúng ta không cần liên tục làm việc mới có thể đáp ứng đủ những nhu cầu của đời sống. Do đó việc giúp đỡ, tiếp trợ những người thiếu thốn trong ngày Sa-bát không phải là tội.[1]

NHỮNG ẨN DỤ VỀ NƯỚC THIÊN ĐÀNG (MA-THI-Ơ 13)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khi đối mặt với sự chống đối, Chúa Giê-xu đã thay đổi phương cách giảng dạy bắt đầu từ chương 13. Thay vì công bố rõ ràng về nước thiên đàng, Ngài bắt đầu dạy dỗ bằng những ẩn dụ. Với những người tin Chúa Giê-xu, các ẩn dụ đầy ý nghĩa; nhưng với những người không tin thì các ẩn dụ không thể hiểu được. Phần lớn những câu chuyện ngắn này đều nói về những người làm việc: người gieo giống trên cánh đồng (Mat 13:3-9); người phụ nữ trộn men vào bột bánh mì (Mat 13:33); người đi tìm kho báu (Mat 13:44); người buôn ngọc trai (Mat 13:45-46); người đánh cá (Mat 13:47-50); và người chủ nhà (Mat 13:52). Đa số các câu chuyện không nhằm mục đích mô tả công việc. Chúa Giê-xu không có ý dạy chúng ta cách gieo giống trên đồng, cách nướng bánh mì, hay nên đầu tư vào những loại mặt hàng nào. Nhưng qua tình tiết của các câu chuyện này, Chúa Giê-xu đã dùng những điều cụ thể và việc làm của con người để truyền đạt những đặc điểm trong vương quốc Đức Chúa Trời. Công việc của chúng ta luôn hàm chứa ý nghĩa, thậm chí có thể dùng để minh họa cho những thực tại đời đời. Điều này nhắc chúng ta rằng con người cùng mọi vật xung quanh đều là tạo vật của Đức Chúa Trời và tất cả sẽ luôn là một phần trong vương quốc của Ngài.

NỘP THUẾ (MA-THI-Ơ 17:24-27, 22:15-22)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong thời của Chúa Giê-xu, người Do Thái vừa đóng thuế đền thờ lại phải đóng thuế cho chính quyền Rô-ma đang cai trị họ. Ma-thi-ơ đã ghi chép hai sự kiện cho thấy quan điểm của Chúa Giê-xu về vấn đề nộp thuế. Sự kiện thứ nhất được ghi lại trong Ma-thi-ơ 17:24-27, khi những người thâu thuế đền thờ đến hỏi Phi-e-rơ rằng Chúa Giê-xu có nộp thuế không. Biết được điều này, Chúa Giê-xu đã hỏi Phi-e-rơ rằng, “Si-môn ơi, con nghĩ sao? Các vua thế gian bắt ai làm sưu, đóng thuế? Các con trai mình hay người ngoài?” Phi-e-rơ đã trả lời, “người ngoài.” Chúa Giê-xu tiếp lời, “Vậy thì các con trai được miễn. Nhưng để khỏi tạo cớ vấp phạm cho họ, con hãy ra biển câu cá, bắt lấy con cá nào mắc câu đầu tiên, mở miệng nó ra, sẽ thấy một đồng bạc. Hãy lấy đồng bạc ấy đóng thuế cho Ta với con!”

Sự kiện thứ hai được ghi lại trong Ma-thi-ơ 22:15-22, khi những người thâu thuế cho đế quốc Rô-ma đã đến tìm Chúa Giê-xu. Trong sự việc này, những người Pha-ri-si và những người thuộc phe Hê-rốt đã bàn mưu để gài bẫy Chúa Giê-xu khi hỏi Ngài rằng, “Việc nộp thuế cho Sê-sa có đúng luật hay không?” Chúa Giê-xu biết rõ mưu kế trong lòng họ, nên Ngài đã đáp lại bằng một câu hỏi sắt bén, “Hỡi những kẻ đạo đức giả, tại sao các ngươi thử Ta? Hãy cho Ta xem một đồng tiền nộp thuế.” Khi họ đưa cho Ngài xem một đơ-ni-ê, Chúa Giê-xu đã hỏi rằng, “Hình và hiệu nầy của ai?” Họ đáp, “Của Sê-sa.” Và Chúa Giê-xu đã khép lại cuộc đối thoại này với những lời như sau, “Vậy hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa, và hãy trả cho Đức Chúa Trời những gì của Đức Chúa Trời.”

Địa vị thật của chúng ta là công dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta phải tận hiến mọi nguồn lực cho những mục đích của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải trả cho các bậc cầm quyền trong thế giới này những gì thuộc về họ. Nộp thuế cho những phúc lợi mà mình được hưởng là một trong những nghĩa vụ căn bản mà bất cứ công dân trong mọi xã hội đều phải thực hiện. Những phúc lợi đó bao gồm các dịch vụ công ích đáp ứng cho những tình huống khẩn cấp như: cảnh sát, lính chữa lửa, nhân viên cứu thương, v.v…, cũng như những hỗ trợ pháp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho mọi người hay quỹ an sinh xã hội dành cho người nghèo, người cao tuổi cùng với những người khác có nhu cầu. Đế quốc Rô-ma không định hướng theo phương châm đem lại ích lợi cho mọi người, tuy nhiên chính quyền vẫn quan tâm đến vấn đề đường xá, cấp thoát nước, giữ gìn an ninh và đôi lúc cũng có cứu trợ người nghèo. Không phải lúc nào chúng ta cũng đồng ý với hình thức và quy mô của những loại phúc lợi mà chính quyền cung ứng, nhưng chúng ta biết phần thuế mà chúng ta đóng góp là thiết yếu trong việc đem lại sự an toàn cho cá nhân cũng như góp phần giúp đỡ cho những người có nhu cầu.

Mặc dù không phải mọi hoạt động của chính phủ đều đúng với những mục đích của Đức Chúa Trời, nhưng Chúa Giê-xu không kêu gọi chúng ta xem thường nghĩa vụ đóng thuế cho đất nước mà chúng ta đang sinh sống (Rô 13:1-10; 1 Tê 4:11-12). Tại đây, Chúa Giê-xu dạy chúng ta không nên trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Nếu có thể được, chúng ta cần “hết sức sống hòa thuận với mọi người” (Rô 12:18; Hê 12:14; tham khảo 1 Phi 2:12), tuy nhiên, chúng ta cũng phải sống như ánh sáng soi trong nơi tối tăm (Mat 5:13-16; Phi 2:15). Nếu chúng ta làm việc nhưng lại từ chối đóng thuế thì điều đó không làm cho nước Đức Chúa Trời được vinh hiển, cũng không đem lại sự hòa thuận hay giúp đưa người khác đến với Chúa.

Điều này có rất nhiều áp dụng trực tiếp liên quan đến công việc. Ngoài vấn đề thuế, nơi làm việc luôn nằm dưới thẩm quyền và luật pháp của nhà nước. Có thể một số chính phủ có những luật lệ và tập quán đi ngược lại với những mục đích và đạo đức Cơ Đốc Giáo, giống như chính quyền Rô-ma trong thế kỷ thứ nhất. Cơ quan chính phủ hay nhân viên nhà nước có thể đòi chúng ta phải hối lộ, định cho chúng ta những nguyên tắc và luật lệ trái đạo lý, hà hiếp và đối xử bất công, cũng như xử dụng tiền thuế cho những mục đích đi ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Về việc nộp thuế, Chúa Giê-xu không đòi hỏi chúng ta phải chống trả lại những sai trật như vậy. Chúng ta giống như những điệp viên hay mật vụ hoạt động trong lãnh thổ của kẻ thù. Chúng ta không nên để mình bị sa lầy vào những cuộc chiến vặt vãnh. Nhưng chúng ta cần có chiến thuật hẳn hoi, hãy luôn tự hỏi bản thân, điều gì là hữu hiệu nhất giúp mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất này. Tất nhiên, chúng ta không bao giờ dự phần trong những lề thói sai trật với mục đích trục lợi cho bản thân.[1]

SỐNG TRONG VƯƠNG QUỐC MỚI (MA-THI-Ơ 18-25)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Từ chương 18 cho đến chương 25 của sách Tin Lành Ma-thi-ơ, Chúa Giê-xu đã đưa ra những hình ảnh cụ thể về đời sống trong vương quốc Đức Chúa Trời. Rất nhiều hình ảnh trong số đó có liên quan trực tiếp đến công việc.

GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT (MA-THI-Ơ 18:15-35)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong mọi nơi làm việc đều xảy ra xung đột. Trong phân đoạn này, Chúa Giêxu đã trình bày một khuôn mẫu về cách giải quyết xung đột. Ngài không hề nói rằng, “Hãy trả đũa!” hay “Tấn công lại!” Nhưng Chúa Giê-xu đã thiết lập một tiến trình giải quyết xung đột bắt đầu với việc tìm kiếm cơ hội giải hòa giữa hai người với nhau. Sự nhu mì trong các phước lành có nghĩa là gạt sang một bên việc biện hộ cho chính mình để có thể cư xử đúng mực và thật lòng với người đã làm tổn thương chúng ta, cũng như mở lòng để tiếp thu quan điểm của họ (Mat 18:15). Điều này không có nghĩa chúng ta cứ phải chịu đựng sự bất công, nhưng chúng ta cần xét đến khả năng quan điểm của chúng ta không hẳn được mọi người chấp nhận. Nếu điều này không giải quyết được vấn đề, thì ở mức độ thứ hai, chúng ta đề nghị một người khác có quen biết cả chúng ta và người xung đột với chúng ta cùng đến gặp và giải quyết vấn đề. Nếu vẫn không giải quyết được, thì chúng ta cần đem vấn đề này trình lên cấp lãnh đạo để có phán quyết công bằng (trong Mathi-ơ 18:16 nêu cụ thể là xung đột xảy ra trong Hội Thánh). Nếu phán quyết cuối cùng vẫn không giải quyết được vấn đề, người có lỗi vẫn không chấp nhận phán quyết đó thì họ sẽ bị loại ra khỏi cộng đồng (Mat 18:17).

Mặc dù Chúa Giê-xu đang nói đến xung đột nảy sinh với “một thành viên khác trong Hội Thánh” (Mat 18:15), nhưng phương pháp của Ngài chính là tiền thân của tiến trình giải quyết xung đột hiện đang được áp dụng tại nơi làm việc. Thậm chí trong những môi trường làm việc tốt nhất thì xung đột vẫn xảy ra. Khi xảy ra xung đột thì cách tốt nhất để giải quyết là hai người trực tiếp giải quyết với nhau, đừng nên lôi kéo thêm người khác. Thay vì phơi bày xung đột cá nhân trước mọi người, hãy giải quyết cách kín đáo với người mà chúng ta đang xung đột. Trong thời đại thông tin điện tử ngày nay, phương cách của Chúa Giê-xu lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ cần thêm vài cái tên trong phần gửi kèm của thư điện tử (email) hay nhấn nút “hồi âm cho mọi người” là chúng ta có thể biến xung đột cá nhân thành một cuộc chiến tại nơi làm việc. Thậm chí nếu hai người có thể giữ bí mật và chỉ trao đổi với nhau qua thư điện tử cá nhân, thì sự hiểu lầm có thể càng tăng thêm vì thư điện tử là phương tiện truyền thông không thể diễn tả cảm xúc. Tốt nhất chúng ta nên áp dụng phương pháp của Chúa Giêxu theo đúng nghĩa đen, “nếu anh em con có lỗi với con, hãy gặp riêng và nói cho người ấy biết điều đó” (Mat 18:15).

Việc chỉ ra lỗi lầm của người khác bao giờ cũng có hai chiều. Chúng ta cũng phải mở lòng mình để lắng nghe người khác chỉ ra những sai trật bản thân. Trong những câu Kinh Thánh trên, Chúa Giê-xu lặp lại từ “nghe” đến ba lần cho thấy đây là yếu tố quan trọng. Phương cách giải quyết xung đột trong hiện tại thường tập trung vào việc khiến cả hai bên chịu ngồi lại để trình bày quan điểm từ cả hai phía, mà vẫn được giữ quyền không đồng ý với nhau. Thông thường, việc chịu khó lắng nghe sẽ giúp chúng ta tìm được giải pháp chung. Nếu phương cách này không đem lại kết quả, thì có lẽ chúng ta nên nhờ đến những người có đủ kỹ năng và thẩm quyền giải quyết.

NGƯỜI THANH NIÊN GIÀU CÓ (MA-THI-Ơ 19:16-30)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Vấn đề tiền bạc đã được đề cập trong Ma-thi-ơ 6, được tiếp tục nhắc đến trong câu chuyện về người thanh niên giàu có tại đây. Người thanh niên giàu có tìm đến Chúa Giê-xu và hỏi, “tôi phải làm điều lành nào để được sự sống đời đời?” Chúa Giê-xu bảo anh phải giữ các điều răn; anh đáp rằng mình đã giữ hết những điều đó từ khi còn nhỏ. Anh ta hỏi tiếp, “tôi còn thiếu điều gì không?” Đây là chi tiết chỉ có trong phần tường thuật của sách Ma-thi-ơ. Chàng thanh niên cho thấy anh có một sự hiểu biết sâu sắc khi đặt câu hỏi này. Kể cả khi chúng ta có thể làm mọi việc tốt, đúng và chính trực thì tận bên trong chúng ta vẫn cảm thấy còn điều gì đó chưa trọn vẹn. Chúa Giê-xu đáp rằng, “hãy bán những gì mình có và phân phát cho người nghèo thì ngươi sẽ có kho báu ở trên trời; rồi hãy đến theo Ta” (Mat 19:21).

Trong cả bốn sách Tin Lành Chúa Giê-xu không hề kêu gọi những người nghe Ngài giảng phải đi bán hết tài sản của mình. Không phải ai cũng mang gánh nặng tài sản giống chàng thanh niên này. Trong trường hợp này, thách thức Chúa Giê-xu đặt ra cho chàng thanh niên rất thực tế bởi vì anh ta bị ràng buộc bởi tài sản của mình (Mat 19:22). Đức Chúa Trời biết rõ những điều trong tấm lòng chúng ta và Ngài biết chúng ta cần từ bỏ điều gì để có thể phục vụ Ngài.

Phải chăng kho báu của chúng ta là việc làm, năng lực, kỹ năng và tiền lương hưu? Tất cả là những món quà mà Chúa ban cho chúng ta; chúng đều tốt lành trong vai trò Đức Chúa Trời sắp đặt. Nhưng tất cả đều không quan trọng nếu so sánh với việc tìm kiếm nước Đức Chúa Trời (Mat 6:33) và có mối liên hệ đúng đắn với Ngài cũng như với những người xung quanh. Chúng ta chỉ nên xem của cải và công việc như một phương tiện trong đời sống; nếu không chúng ta sẽ giống như chàng thanh niên giàu có này, mà ngoảnh mặt tránh xa Chúa cách buồn bã.[1]

NGƯỜI LÀM CÔNG TRONG VƯỜN NHO (MA-THI-Ơ 20:1-16)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents
CÁCH TRẢ LƯƠNG CÔNG BẰNG CỦA CÔNG TY TORO

Ken Melrose đã mô tả tầm quan trọng của việc trả lương công bằng ở công ty Toro:

Vào năm 1981, khi tôi được chọn vào chức vụ CEO, công ty Toro đang trên bờ vực phá sản. Tôi cảm biết đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho tôi để xây dựng lại môi trường làm việc dựa trên khái niệm người lãnh đạo phải là người phục vụ. Tôi nhận thấy rõ sức mạnh thực sự của công ty là ở những nhân viên “bình thường”.

Chúng tôi đã rất cẩn thận không để khoảng cách lương bổng giữa các nhân viên trong công ty quá cách biệt vì điều đó dễ dẫn đến sự bất mãn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chương trình bán cổ phiếu đã được trợ giá của công ty cho các nhân viên, tránh không để nó đi quá giới hạn mà tạo nên khoảng cách giàu-nghèo giữa các nhân viên.

Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến những nhân viên có mức lương thấp. Chúng tôi muốn mọi người đều có cùng một suy nghĩ đó là họ cùng chung một đội và đều có phần trong sự thành công của công ty. Để khởi động điều này chúng tôi đã cho mỗi nhân viên một cổ phiếu của Toro, và từ đó xây dựng chương trình 401k để hàng năm thưởng cổ phiếu cho tất cả nhân viên của công ty. Mặc dù những quản lý cấp cao sở hữu nhiều cổ phiếu hơn những người cấp dưới, nhưng mọi người đều thật sự là “người sở hữu” công ty. Sau đó chúng tôi đã thiết kế bảng tên cho nhân viên trên đó có tên của mỗi người và kèm theo là dòng chữ “người sở hữu”.

Ngoài ra để cụ thể hóa việc quan tâm các nhân viên, chúng tôi đã rất cố gắng để giữ nguyên số lượng nhân viên cũng như mức lương của họ những lúc công ty gặp hoàn cảnh khó khăn. Những năm công ty chúng tôi gặp khó khăn thường là do thời tiết. Việc sa thải nhân viên hay cắt giảm tiền lương vì lý do thời tiết là không hợp lý bởi vì năm sau thời thiết sẽ trở lại bình thường. Nếu chúng tôi buộc phải cắt giảm tiền lương, chúng tôi sẽ bắt đầu trước với các lãnh đạo, sau đến là những người quản lý (ví dụ, trước tiên là cắt thưởng, sau mới đến giảm lương và cứ như thế…). Kế hoạch của chúng tôi là cố gắng hết sức để bảo vệ những nhân viên có mức lương thấp. Sau hai năm biến động thời tiết nhưng vẫn không hề có sự cắt giảm nào, các nhân viên đã trở nên những người tin Chúa.

Điều này phản ánh triết lý của chúng tôi, mỗi nhân viên đều quan trọng và trách nhiệm của người quản lý là cố gắng bảo vệ mức thu nhập của người lao động.

Ví dụ này đã minh họa cho câu chuyện về những người làm công trong vườn nho trong Ma-thi-ơ 20:1-16.

Câu chuyện này chỉ có trong sách Tin Lành Ma-thi-ơ. Người chủ vườn nho đã thuê các nhân công làm việc vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Những người được thuê lúc 6 giờ sáng phải làm việc trọn một ngày. Những người được thuê vào lúc 5 giờ chiều chỉ phải làm việc trong một giờ. Nhưng người chủ lại trả công cho mọi người bằng nhau là một đơ-ni-ê. Người chủ muốn mọi người đều biết họ được trả công như nhau mặc dù thời gian làm việc là khác nhau. Không ngạc nhiên khi những người được thuê từ sáng sớm đã than phiền dù họ làm việc nhiều hơn nhưng cũng chỉ được trả công như những người vừa mới làm lúc cuối ngày. “Nhưng chủ trả lời với… bọn họ rằng, ‘Bạn ơi, tôi không đối xử bất công với bạn đâu! Chẳng phải bạn đã thỏa thuận với tôi một đơ-ni-ê đó sao? …Chẳng lẽ tôi không được phép sử dụng những gì tôi có theo ý tôi sao? Hay là bạn thấy tôi rộng lượng mà ganh tị?’ Như vậy, người cuối sẽ nên đầu, còn người đầu sẽ nên cuối” (Mat 20:13, 15-16).

Khác với câu chuyện về người gieo giống trong Mat 13:3-9; 18-23, Chúa Giêxu không hề đưa ra lời giải thích rõ ràng cho câu chuyện này. Do đó các học giả đã đưa ra rất nhiều cách giải nghĩa khác nhau. Bởi vì những nhân vật trong câu chuyện là những người làm công và người quản lý (“người chủ”), do đó một số người cho rằng câu chuyện có hàm ý đề cập đến công việc. Nếu hiểu câu chuyện theo cách giải thích này thì dường như hàm ý của câu chuyện là: đừng so sánh mức lương của bạn với người khác hay đừng bất mãn nếu người khác được trả lương cao hơn hoặc không phải làm việc nhiều như bạn dù công việc là giống nhau. Đây có thể xem là những thói quen tốt mà người làm công nên có. Nếu mức lương của bạn khá tốt, vì sao lại buồn bực chỉ vì người khác được trả lương cao hơn? Tuy nhiên, cách giải thích này cũng có thể được dùng để bào chữa cho những sai trật trong việc đối xử bất công hay bóc lột người lao động. Một số người lao động bị đối xử bất công và trả lương thấp hơn vì những lý do như: kỳ thị chủng tộc, giới tính hoặc vì họ là người nhập cư. Có phải Chúa Giê-xu muốn dạy chúng ta phải thỏa lòng khi chính mình hay những người cùng làm việc bị đối xử bất công hay không?

Hơn thế nữa, việc trả lương đồng đều mà không xét đến khối lượng công việc phải làm là điều vô lý trong kinh doanh. Chẳng phải điều này sẽ dẫn đến việc ngày hôm sau, mọi công nhân đều chỉ hiện diện lúc 5 giờ chiều và làm việc đến 6 giờ rồi nghỉ? Còn về việc công khai tiền lương của mọi người thì sao? Có thể điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch của việc trả lương. Nhưng liệu việc cho những người làm việc nhiều hơn biết họ được trả lương như những người làm việc ít hơn là một ý kiến hay? Có lẽ điều này sẽ làm nảy sinh xung đột. Nếu hiểu câu chuyện theo nghĩa đen và áp dụng cách trả lương không theo năng lực thì dường như đó không phải là bí quyết để thành công trong kinh doanh. Phải chăng Chúa Giê-xu ủng hộ cho cách trả lương này?

Có lẽ câu chuyện ở đây không nói về công việc. Câu chuyện này là một trong các ví dụ đầy kinh ngạc của Chúa Giê-xu cho biết ai thuộc về vương quốc Đức Chúa Trời. Trong Mat 19:14, Chúa Giê-xu cho biết vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về những con trẻ, là những người không thể tự chủ bản thân. Ngài cho biết vương quốc này cũng không dành cho người giàu có, hay ít nhất là đa số người giàu (Mat 19:23-26). Nhưng vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về những ai theo Ngài, cụ thể là những người từng trải sự mất mát, vì sẽ “có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối, và người cuối sẽ trở nên đầu” (Mat 19:30). Tại đây, câu chuyện này cũng kết thúc với cùng những từ ngữ như vậy,
“người cuối sẽ nên đầu, còn người đầu sẽ nên cuối” (Mat 20:16). Mạch ý tưởng này cho thấy câu chuyện ở đây tiếp tục với chủ đề những người thuộc về nước thiên đàng. Chúng ta không bước vào nước Đức Chúa Trời bằng việc làm hay công đức của bản thân, nhưng chỉ nhờ lòng rộng lượng của Ngài.

Một khi chúng ta hiểu câu chuyện ở đây nói về lòng rộng lượng của Đức Chúa Trời trong nước thiên đàng, thì chúng ta vẫn có thể thắc mắc “…nhưng áp dụng điều này vào công việc ra sao?” Nếu các bạn đang được trả lương cách xứng đáng, thì lời khuyên về việc thỏa lòng vẫn có thể được áp dụng ở đây. Nếu một đồng nghiệp bất ngờ được ưu đãi hay nhận phúc lợi nào đó, thì chúng ta chung vui với họ vẫn tốt hơn là có thái độ ganh tị, than phiền. Tuy nhiên, phần áp dụng ở đây có tầm mức rộng lớn hơn. Người chủ trong câu chuyện này trả lương cho mỗi người đủ để họ có thể chăm lo cho gia đình của mình.[1] Bối cảnh xã hội trong thời của Chúa Giê-xu là có nhiều người nông dân nghèo đã buộc phải bán đất bởi vì họ nợ tiền thuế của chính quyền Rô-ma. Việc làm này vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời là trong vòng dân Y-sơ-ra-ên không ai được sở hữu phần đất đai là sản nghiệp của người khác (Lê 25:8-13). Tất nhiên, chính quyền Rô-ma không quan tâm đến điều này. Hậu quả là có rất nhiều người thất nghiệp thường tụ tập mỗi buổi sáng, hy vọng rằng sẽ có ai đó thuê họ làm việc. Trong thời bấy giờ, nhóm người này là những người bị tước đoạt đất đai, thất nghiệp và không có việc làm. Những người đến 5 giờ chiều mà chưa tìm được việc làm sẽ rất khó kiếm đủ tiền để mua thức ăn cho gia đình của mình trong ngày hôm đó. Nhưng ở đây, người chủ vườn nho đã trả công cho họ bằng lương của người đã làm việc trọn một ngày.

Nếu người chủ vườn nho ở đây đại diện cho Đức Chúa Trời, thì đây là một thông điệp vô cùng mạnh mẽ cho biết trong vương quốc của Đức Chúa Trời, những ai bị tước đoạt và thất nghiệp sẽ tìm được công việc để đáp ứng những nhu cầu của bản thân và của những người lệ thuộc vào mình. Chúng ta đã nghe Chúa Giê-xu nói rằng, “người làm việc đáng được thức ăn” (Mat 10:10). Điều này không đồng nghĩa với việc những người chủ trên đất này có trách nhiệm phải đáp ứng mọi nhu cầu của người làm công cho mình. Những người chủ trên đất này không phải là Đức Chúa Trời. Nhưng câu chuyện này là một thông điệp đem lại hy vọng cho những ai đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một việc làm thích hợp. Trong vương quốc của Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta đều sẽ tìm được công việc để đáp ứng cho những nhu cầu của mình. Câu chuyện này cũng là một lời thách thức đối với những ai đang có địa vị và thẩm quyền trong việc định hình những cơ chế việc làm trong xã hội. Cơ Đốc Nhân có thể làm gì để mở rộng khía cạnh này của vương quốc Đức Chúa Trời ngay trong hiện tại hay không?

LÃNH ĐẠO TRONG TINH THẦN TÔI TỚ (MA-THI-Ơ 20:20-28)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Mặc dù các môn đồ đã được nghe Chúa Giê-xu kể ẩn dụ về ân điển và lòng rộng lượng của Đức Chúa Trời, họ cũng nghe Chúa Giê-xu nhấn mạnh “người đầu sẽ nên cuối và người cuối sẽ lên đầu” đến hai lần, nhưng các môn đồ vẫn chưa hiểu ý chính của Chúa Giê-xu. Mẹ của Gia-cơ và Giăng đã đến xin Chúa Giê-xu ban cho hai con trai của bà những vị trí cao trọng nhất trong vương quốc của Ngài. Cả hai người đều có mặt tại đó và Chúa Giê-xu đã xoay qua họ mà hỏi rằng, “Các con có thể uống chén Ta sắp uống không?” Họ đáp rằng, “Thưa, có thể được.” Khi mười môn đồ khác nghe được chuyện này, họ rất tức giận. Chúa Giê-xu dùng cơ hội này để thách thức những quan niệm về địa vị của họ.

Các con biết các nhà cầm quyền của dân ngoại thống trị dân, còn những quan chức cao cấp thì dùng quyền lực mà cai trị. Nhưng giữa các con thì không phải vậy; trái lại, ai muốn làm lớn trong các con, thì phải làm đầy tớ, còn ai muốn đứng đầu, thì phải làm nô lệ cho các con; Ngay cả Con Người đã đến, không phải để được người ta phục vụ mình, nhưng để phục vụ người ta và phó mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người. (Mat 20:25-28)

Người lãnh đạo chân chính là người phục vụ người khác. Điều này khác nhau tùy điều kiện và bối cảnh nơi làm việc. Nó không có nghĩa một CEO phải sắp lịch mỗi tháng để lau nhà, chùi nhà vệ sinh hay một người nhân viên có thể viện cớ rằng mình phải giúp đỡ người khác nên không làm tốt công việc của bản thân. Nhưng điều này có nghĩa là chúng ta làm mọi việc vì mục tiêu phục vụ khách hàng, đồng nghiệp, cổ đông và những người chịu ảnh hưởng từ công việc của chúng ta. Max De Pree là CEO lâu năm của hãng Herman Miller. Ông được vinh danh trong danh sách những doanh nhân, lãnh đạo thành công của Fortune Hall of Fame. Ông đã viết trong quyển sách “Lãnh Đạo Là Một Nghệ Thuật” của mình như sau: “Trách nhiệm trước nhất của người lãnh đạo là xác định tình hình thực tế. Và trách nhiệm sau cùng là nói lời cám ơn. Trong khoảng giữa hai điều đó, người lãnh đạo phải như một người đầy tớ, một con nợ. Đó là tất cả những gì mà một lãnh đạo giỏi cần có để thành công.”[1]

Đầy tớ là người biết tình trạng nghèo nàn thuộc linh của bản thân (Mat 5:3) và sử dụng quyền lực mình có dưới sự điều khiển của Chúa (Mat 5:5) nhằm duy trì những mối liên hệ cách đúng đắn. Người lãnh đạo trong tinh thần đầy tớ phải xin lỗi khi làm sai (Mat 5:4), phải thương xót khi người khác thất bại (Mat 5:7), phải làm cho người hòa thuận (Mat 5:9), sẵn sàng chịu đựng những lời chỉ trích vô cớ khi phục vụ Chúa (Mat 5:10) với tấm lòng trong sạch (Mat 5:8). Chúa Giê-xu đã làm gương cho chúng ta qua những công tác Ngài thi hành (Mat 20:28). Nếu chúng ta noi gương Chúa Giê-xu, thì mọi người sẽ biết chúng ta là môn đồ Đấng Christ.

LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM (MA-THI-Ơ 21:28-41)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Ẩn dụ về hai con trai trong Mat 21:28-32 kể về hai người anh em được cha sai làm việc trong vườn nho. Một người nói rằng sẽ đi nhưng lại không đi. Người kia thì nói với cha rằng sẽ không đi nhưng cuối cùng lại đi và làm việc cả ngày trong vườn nho. Sau đó, Chúa Giê-xu đã đặt câu hỏi “Trong hai con trai đó, người nào làm theo ý cha?” Câu trả lời là người con đã làm việc, mặc dù lúc đầu anh ta đã từ chối. Ẩn dụ này là phần tiếp theo của những câu chuyện về những người thật sự thuộc về vương quốc Đức Chúa Trời trong sách Ma-thi-ơ. Khi đám đông đang vây quanh lắng nghe, Chúa Giê-xu đã nói với những lãnh đạo tôn giáo rằng “người thu thuế và gái mại dâm sẽ được vào vương quốc Đức Chúa Trời trước các ngươi” (Mat 21:31).[1] Những người không có vẻ sùng đạo sẽ bước vào nước Đức Chúa Trời trước cả những lãnh đạo tôn giáo, bởi vì sau cùng họ là những người làm theo ý muốn của Chúa.

Trong công việc, điều này nhắc chúng ta rằng việc làm có ảnh hưởng nhiều hơn lời nói. Sứ mệnh của rất nhiều tổ chức khẳng định các mục tiêu quan trọng nhất của họ là: chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm, trung thực, chăm lo đời sống nhân viên và những điều tương tự. Tuy nhiên, những tổ chức như vậy lại có chất lượng, dịch vụ, sự trung thực và mối liên hệ với nhân viên rất kém. Ở mức độ cá nhân cũng vậy, nhiều người lập những kế hoạch “vĩ đại”, nhưng lại không thể triển khai thực hiện. Những tổ chức và cá nhân rơi vào tình trạng này có thể có ý tốt, nhưng họ không nhận ra mình không thể thực hiện những thứ đã bị thổi phồng. Nơi làm việc cần có cơ cấu triển khai mục tiêu và kế hoạch cách hiệu quả cũng như cách thức lượng giá phân minh để có được sự phản hồi thẳng thắn.

Tiếp theo là ẩn dụ về những người làm công gian ác (Mat 21:33-41) cũng diễn ra tại vườn nho. Chúa Giê-xu không có ý nói về việc điều hành vườn nho, nhưng là việc Ngài bị hắt hủi và bị giết bởi sự xúi giục của các lãnh đạo tôn giáo người Do Thái lúc bấy giờ (Mat 21:45). Câu 43 cho biết cách áp dụng điều này trong nơi làm việc ngày nay, “vương quốc Đức Chúa Trời sẽ bị cất khỏi các ngươi và ban cho một dân sẽ đem kết quả về cho vương quốc ấy.” Tất cả chúng ta đều được giao những trách nhiệm trong công việc của mình. Nếu chúng ta từ chối thực hiện trách nhiệm của mình trong sự vâng phục Đức Chúa Trời, nghĩa là chúng ta đang chống cự vương quốc của Ngài. Trong mọi việc, chúng ta cần phải trông mong mình sẽ được Chúa khen ngợi.

PHỤC VỤ CẤP TRÊN LẪN CẤP DƯỚI (MA-THI-Ơ 24:45-51)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Ẩn dụ này kể về một người nô lệ được chủ giao trách nhiệm quản lý toàn bộ nhà cửa. Công việc này bao gồm trách nhiệm cấp phát thức ăn cho những người nô lệ khác đúng giờ. Chúa Giê-xu phán, “Phước cho đầy tớ ấy, khi chủ đến thấy làm như vậy” (Mat 24:46). Người nô lệ đó sẽ được giao trách nhiệm lớn hơn. Mặc khác, Chúa Giê-xu cũng cảnh báo,

Nhưng nếu là đầy tớ gian ác, nó thầm nghĩ rằng: ‘Chủ ta chưa về ngay đâu;’ rồi bắt đầu đánh đập các bạn cùng làm đầy tớ như mình, và ăn uống với phường say rượu. Chủ sẽ đến trong ngày nó không ngờ, trong giờ nó không biết, trừng phạt nó nặng nề, và cho nó chịu chung số phận với những kẻ đạo đức giả ở nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng. (Mat 24:48-51)

Trong môi trường làm việc ngày nay, có thể xem người nô lệ này như người quản lý chịu trách nhiệm điều hành những nhân viên khác. Lợi ích của người chủ chỉ được đảm bảo khi nhu cầu của các nhân viên được đáp ứng. Chúa Giê-xu dạy rằng, trách nhiệm của người lãnh đạo với tinh thần phục vụ là chăm lo nhu cầu của người cấp trên (người chủ) lẫn người cấp dưới (các đầy tớ). Không thể biện minh cho việc đối xử bất công với cấp dưới của mình vì lý do đảm bảo lợi ích cho cấp trên. Chúa Giê-xu đã mô tả hình phạt ghê rợn cho những ai chỉ biết quan tâm đến lợi ích riêng của bản thân (Mat 24:48-51).

ẨN DỤ VỀ CÁC TA-LÂNG (MA-THI-Ơ 25:14-30)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Một trong những ẩn dụ quan trọng của Chúa Giê-xu liên quan đến công việc được trình bày trong bối cảnh của việc đầu tư (Mat 25:14-30). Một người giàu có đã trao quyền quản lý tài sản của ông cho những người làm công của mình, giống như những nhà đầu tư ngày nay vẫn làm. Người chủ đã giao năm ta-lâng (một số tiền lớn) [1] cho người làm công thứ nhất, hai ta-lâng cho người thứ nhì và một ta-lâng cho người thứ ba. Hai người đầu tiên đã nhân đôi số tiền mình được giao bằng cách kinh doanh, nhưng người thứ ba lại đem chôn giấu số tiền mình có và không sinh lợi nhuận. Khi người chủ trở về, ông thưởng hai người làm công đã sử dụng số tiền được giao và sinh lợi, nhưng trừng phạt nặng nề người đã không làm gì cả.

Ý nghĩa của ẩn dụ này không chỉ nói về việc đầu tư tài chính. Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi người những tài năng khác nhau và Chúa muốn chúng ta sử dụng những tài năng đó để phục vụ Ngài. Việc cất giấu hay phớt lờ những tài năng Chúa ban là điều không thể chấp nhận. Giống như ba người làm công, mỗi người trong chúng ta có những tài năng ở các mức độ khác nhau. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phục vụ tương xứng với những tài năng đã được Chúa ban. Người làm công được giao một ta-lâng không bị phạt vì người đó không làm lợi ra năm ta-lâng; nhưng bị phạt vì đã không làm gì với số vốn được giao. Tài năng Chúa ban cho chúng ta bao gồm những kỹ năng, khả năng, mối liên hệ, gia đình, địa vị xã hội, trình độ học vấn, kinh nghiệm từng trải và nhiều điều khác. Ý nghĩa của ẩn dụ này là chúng ta cần sử dụng mọi điều Chúa đã ban cho những mục đích của Ngài. Những hình phạt nặng nề dành cho người làm công vô ích không chỉ giới hạn
trong lãnh vực đầu tư, kinh doanh mà còn có mục đích răn dạy chúng ta phải dùng cuộc đời mình để đầu tư, không được bỏ phí.

Ta-lâng trong ẩn dụ này cụ thể là tiền bạc. Ngày nay một ta-lâng có giá trị khoảng một triệu mỹ kim. Trong tiếng Anh ngày nay thường không đề cập từ “talent” theo ý nghĩa này nhưng hay dùng để chỉ những kỹ năng hay khả năng. Nếu việc đầu tư thực hiện những mục đích thiên thượng bằng phương cách chính trực thì ẩn dụ này chứng tỏ đầu tư chứ không phải tích trữ mới là việc đúng. Phần cuối câu chuyện, người chủ đã khen ngợi hai người làm công đáng tin cậy của mình
rằng, “hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín kia, được lắm” (Ma-thi-ơ 25:23). Trong lời khen ngợi này, chúng ta thấy người chủ quan tâm đến kết quả (“được lắm”), phương cách (“ngay lành”) và động cơ (“trung tín”).

Ở đây còn có một điểm khác liên quan rất nhiều đến công việc là sự khích lệ việc mạo hiểm đầu tư vì mục tiêu sinh lợi. Đôi khi, Cơ Đốc Nhân xem sự tăng trưởng, tăng năng suất và thu về lợi tức là bất khiết trước mặt Đức Chúa Trời; nhưng ẩn dụ ở đây đã phủ nhận quan niệm đó. Chúng ta cần đầu tư tất cả điều chúng ta có cho vương quốc của Đức Chúa Trời cả những kỹ năng và khả năng của bản thân, cũng như tài sản và mọi nguồn lực trong công việc. Điều này bao gồm cả sản xuất những sản phẩm và cung cấp các dịch vụ cần thiết. Vì vậy những giáo viên tình nguyện dạy Trường Chúa Nhật là người thực hiện đúng ý nghĩa của ẩn dụ này; cũng như những người chủ khởi nghiệp kinh doanh tạo việc làm cho những người khác, hay người quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe khởi xướng các chiến dịch nâng cao ý thức về bệnh AIDS hay người thợ máy phát kiến một tiến trình vận hành mới. Tất cả đều là những người sống đúng với ý nghĩa của ẩn dụ này.

Chúa không ban tài năng giống nhau hay ở tầm mức bằng nhau cho mọi người. Nếu chúng ta cố gắng hết sức để sử dụng những tài năng Chúa ban, chúng ta sẽ được Ngài khen “được lắm.” Đây không chỉ là lời khen ngợi về việc sử dụng tài năng, mà còn là sự xác nhận giá trị của mỗi người. Ẩn dụ đã được khép lại với việc giao thêm ta-lâng của người thứ ba cho người đã có mười ta-lâng. Giá trị của mỗi người đầy tớ ngang nhau không đồng nghĩa với việc họ sẽ được thưởng như nhau. Trong công việc có những vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng hay khả năng hơn và do vậy được trả công tương xứng. Trong câu chuyện này, hai người đầy tớ trung tín được thưởng khác nhau nhưng cả hai đều được khen ngợi giống nhau. Áp dụng của ẩn dụ này là nếu chúng ta biết tận dụng mọi tài năng Chúa ban vì sự vinh hiển của Ngài chúng ta sẽ được kể là ngang hàng với những người đầy tớ trung tín và đáng tin cậy của Đức Chúa Trời.[2]

CHIÊN VÀ DÊ (MA-THI-Ơ 25:31-46)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Điều cuối cùng Chúa Giê-xu dạy dỗ trong phần này giúp chúng ta tự xét mình đã đối xử với những người cần được giúp đỡ ra sao. Ở đây cho biết khi Chúa Giê-xu trở lại trong sự vinh quang, Ngài sẽ ngồi trên ngai và chia mọi người ra như “người chăn chia chiên và dê ra” (Mat 25:32). Cách Chúa phân chia tùy thuộc vào việc chúng ta đối đãi với những người cần được giúp đỡ như thế nào. Với những người thuộc nhóm “chiên”, Chúa sẽ nói rằng,

Hỡi những người được Cha Ta ban phước, hãy đến thừa hưởng vương quốc thiên đàng đã chuẩn bị sẵn cho các con từ khi tạo dựng trời đất. Vì Ta đói, các con cho Ta ăn; Ta khát, các con cho Ta uống; Ta là khách lạ, các con tiếp rước Ta, Ta trần truồng, các con mặc cho Ta; Ta ốm đau, các con chăm sóc Ta; Ta bị tù, các con thăm viếng Ta. (Mat 25:34-36)

Chúa Giê-xu liệt kê những người cần cứu giúp đã được các “con chiên” của Chúa phục vụ. Chúa Giê-xu giải thích, “khi các con làm điều ấy cho một người thấp kém nhất trong những anh em nầy của Ta, tức là đã làm cho Ta” (Mat 25:40). Với những ai bị kể là “dê”, Ngài phán rằng,

Hãy lui ra khỏi Ta... Vì Ta đói, các ngươi không cho Ta ăn; Ta khát, các ngươi không cho Ta uống, Ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước Ta; Ta trần truồng, các ngươi không mặc cho Ta; Ta ốm đau và bị tù, các ngươi không thăm viếng Ta... khi các ngươi không làm điều đó cho một người thấp kém nhất trong những người nầy, tức là các ngươi đã không làm cho Ta. (Mat 25:41-43, 45)

Dù là cá nhân hay tập thể, chúng ta đều được kêu gọi cứu giúp những ai cần được giúp đỡ. Chúng ta là những người được sống dưới sự chăm sóc của Đức Chúa Trời (1 Sa 25:29) nên chúng ta không thể phớt lờ những hoàn cảnh khó khăn của người khác khi họ đói khát, trần truồng, không nhà ở, ốm đau, hay tù đày.

Chúng ta làm việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân lẫn nhu cầu của những người lệ thuộc nơi chúng ta; nhưng chúng ta cũng làm việc để có chút gì đó giúp cho những ai cần được giúp đỡ (Hê 13:1-3). Chúng ta cần hiệp tác với những người khác để tìm ra phương cách giúp đỡ những người thiếu thốn các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống mà đôi khi chúng ta không cảm thấy trân trọng. Nếu chúng ta xem xét sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu trong phân đoạn này cách nghiêm túc, chúng ta sẽ thấy còn rất nhiều người cần được chúng ta giúp đỡ.

Chúa Giê-xu không mô tả cụ thể những người được Chúa gọi là “chiên” đã phục vụ người khác ra sao. Có thể bằng cách tặng quà hay công tác từ thiện. Nhưng cũng có thể là những việc làm bình thường như chuẩn bị đồ ăn và thức uống; giúp đỡ những đồng nghiệp mới làm việc hiệu quả hơn; thiết kế, gia công và bán quần áo. Tất cả những công việc làm ra những sản phẩm và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người đều là sự phục vụ người khác, và qua đó, cũng
là phục vụ Chúa Giê-xu.

THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST (MA-THI-Ơ 26)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Giu-đa là một trong mười hai môn đồ đã lập kế hoạch giết Chúa Giê-xu khi ông đến gặp những lãnh đạo tôn giáo đề nghị giao nộp Ngài cho các binh lính của đền thờ. Trong bối cảnh những sự kiện dẫn đến việc Chúa Giê-xu chịu đóng đinh diễn ra cách nhanh chóng, Chúa Giê-xu đã ăn bữa tối cuối cùng với các môn đồ của Ngài. Trong bữa ăn đó, Chúa Giê-xu đã chọn bánh mì và rượu để đại diện cho chính mình và sự hy sinh sắp đến. Chúa Giê-xu đã cầm bánh lên và nói rằng, “đây là thân thể Ta” (Mat 26:26); rồi cầm chén lên, nói rằng, “đây là huyết Ta” (Mat 26:28). Trong bản tuyên xưng đức tin Nicene, Chúa Giê-xu là “vốn có, không phải được dựng nên.” Con Đức Chúa Trời không phải là sản phẩm được tạo ra, Đức Chúa Cha không dựng nên Ngài. Nhưng Chúa Giê-xu lại chỉ định những vật hữu hình tầm thường như bánh mì và rượu, là sản phẩm con người làm ra để minh họa cho sự hy sinh của mình. Alan Richardson đã viết như sau:

Nếu không bởi sự vất vả và công trồng trọt của người nông dân, nếu không bởi công sức của người làm bánh, người vận chuyển, ngân hàng và cơ quan, cửa hàng và nhà phân phối - mà thật ra, nếu không bởi công sức của người đào mỏ, thợ đóng tàu và thợ rèn kim loại, v.v.. - thì ổ bánh mì này sẽ không thể được đặt trên bàn tiệc thánh. Sự thật là, để làm ra bánh mì và rượu mà chúng ta có ở đây, đòi hỏi sự kết hợp công việc của tất cả mọi người trên đất này với nhau... Đây là sự liên kết lạ lùng không thể bị tách rời giữa bánh mì bởi mồ hôi, công sức con người làm ra với bánh của sự sống được ban cho con người cách miễn phí.[1]

Nói cách khác tất cả mọi người đều dự phần. Vì sao Chúa Giê-xu lại chọn những sản phẩm hữu hình, bình thường được con người làm ra để đại diện cho Ngài thay vì những yếu tố tự nhiên hay các khái niệm trừu tượng hoặc biểu tượng mà Ngài đã sáng tạo? Chúng ta không hiểu. Nhưng Chúa Giê-xu đã đề cao những sản phẩm từ công việc của con người và sử dụng chúng để đại diện cho giá trị vô hạn của Ngài. Sau khi Chúa Giê-xu sống lại, Ngài cũng mặc lấy một thân thể vật lý (Mat 28:9, 13), vì thế không có lý do gì để chúng ta nghĩ rằng vương quốc của Đức Chúa Trời là cõi tâm linh hoàn toàn tách biệt khỏi thực tại vật chất mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Sau khi tạo dựng loài người (Sáng 2:7; Giăng 1), Chúa đã chọn những sản phẩm do con người làm ra để đại diện cho Ngài. Đây là ân sủng vượt quá mọi sự hiểu biết của con người.

SỰ CHẾT, SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚA GIÊ-XU VÀ SỰ ỦY NHIỆM RA ĐI CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO NGÀI (MA-THI-Ơ 27-28)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khác với các sách Tin Lành khác, Ma-thi-ơ đã nhấn mạnh những hàm ý vô cùng quan trọng trong sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ; sau đó dẫn độc giả quay lại với chủ đề trọng tâm là nước thiên đàng và vương quốc trên đất. Việc bầu tối sầm, nền đất rúng động, và những người đã chết sống lại (Mat 27:45- 54) chính là những dấu hiệu rõ ràng cho biết thời đại hiện nay đã kết thúc và một thời đại mới đã bắt đầu. Nhưng đời sống và công việc vẫn cứ tiếp diễn như trước đó; mọi thứ vẫn tiếp tục như thường lệ. Có điều gì thật sự thay đổi tại thập tự giá trên đồi Gô-gô-tha không?

Tin Lành theo Ma-thi-ơ quả quyết rằng, “Có.” Sự hy sinh của Chúa Giê-xu chính là dấu chấm hết cho hệ thống dựa trên sự kiêu ngạo quyền lực và sự khôn ngoan của con người trên thế giới này. Sự sống lại của Chúa Giê-xu đánh dấu việc đường lối của Đức Chúa Trời lan tràn vào thế giới này. Vương quốc của Đức Chúa Trời vẫn chưa phủ khắp cả thế giới, nhưng Đấng Christ cai trị trên tất cả những ai tin theo Ngài.

Công tác của Chúa Giê-xu trên đất đã kết thúc. Ma-thi-ơ 28:16-20 ghi lại cho chúng ta biết trách nhiệm được giao cho những ai tin theo Ngài:

Mười một môn đồ đi đến miền Ga-li-lê, tới ngọn núi mà Đức Chúa Jêsus đã chỉ cho họ. Khi thấy Ngài thì họ thờ lạy Ngài. Nhưng còn một vài người nghi ngờ. Đức Chúa Jêsus đến và phán với họ rằng: “Tất cả thẩm quyền trên trời dưới đất đã giao cho Ta. Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ, và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và nầy, Ta luôn ở với các con cho đến tận thế.”

Phân đoạn Kinh Thánh này thường được gọi là Đại Mạng Lệnh, mà đa số Cơ Đốc Nhân chỉ chú trọng đến khía cạnh truyền giảng của nó. Tuy nhiên, mạng lệnh ở đây thật chất nằm ở việc “khiến muôn dân trở nên môn đồ,” chứ không chỉ dừng lại ở việc “đem người khác trở lại tin Chúa.” Toàn bộ tập chú giải này đã trình bày công việc là một phần quan trọng của người môn đồ. Nhìn biết công việc trong sự tể trị của Đấng Christ cũng là một phần trong việc làm trọn Đại Mạng Lệnh. Chúng ta đã được lệnh xuất kích. Chúng ta cần đem Tin Lành đến mọi đất nước, làm phép Báp-têm cho những ai tin nhận Chúa, và dạy họ “giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con” (Mat 26:20). Khi nhìn lại hai mươi tám chương của sách Ma-thi-ơ, chúng ta thấy có rất nhiều mạng lệnh đụng chạm đến chúng ta trong nơi làm việc của mình. Đây là những sự dạy dỗ dành cho chúng ta và cho cả những thế hệ sau chúng ta nữa.

LỜI KẾT CỦA SÁCH MA-THI-Ơ

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Đức Chúa Trời quan tâm đến công việc của chúng ta và Kinh Thánh nói rất nhiều về vấn đề này. Như đã lưu ý trong phần giới thiệu, Tin Lành theo Ma-thi-ơ đề cập đến thần học trong công việc và những áp dụng thực tiễn của nó trong rất nhiều khía cạnh: cách lãnh đạo và thẩm quyền lãnh đạo, tầm ảnh hưởng và quyền lực, kinh doanh cách chính trực và gian dối, thành thật và lừa đảo, cách đối xử với nhân viên, phương pháp giải quyết xung đột, sự giàu có và những nhu cầu sinh sống tối thiểu, những mối liên hệ tại nơi làm việc, đầu tư và tích trữ, nghỉ ngơi, và cách sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời dù chúng ta vẫn đang làm việc trong môi trường thế tục.

Cơ Đốc Nhân thường cho rằng đời sống của chúng ta được chia làm hai lãnh vực: thế tục và thuộc linh. Công việc chỉ đơn thuần là cách để kiếm sống, chỉ là một hoạt động thế tục không hề có chút ý nghĩa thuộc linh. Đi nhà thờ và tĩnh nguyện cá nhân được cho là những yếu tố thuộc linh duy nhất trong đời sống. Nếu hiểu sai sách Ma-thi-ơ thì có thể củng cố thêm cho quan điểm tách biệt này, nghĩa là “vương quốc thế gian là đại diện cho vật chất, những phần thế tục của đời sống; và nước thiên đàng là đại diện cho những điều gì đó thiêng liêng, thoát tục”. Nhưng nếu hiểu đúng sách Ma-thi-ơ, thì cả hai vương quốc này đều bao gồm mọi khía cạnh, phương diện trong đời sống. Vương quốc của Đức Chúa Trời bao gồm cả khía cạnh vật chất lẫn tâm linh; vương quốc thế gian cũng có hai khía cạnh đó. Con đường của Cơ Đốc Nhân là sử dụng trọn đời sống mình, bao gồm cả công việc, cho mục đích phục vụ trong vương quốc Đức Chúa Trời, là vương quốc mà Đấng Christ hiện đang đến trong thế giới này.

Chúa Giê-xu kêu gọi những người theo Ngài tuân giữ những mục đích, giá trị, và nguyên tắc của Đức Chúa Trời đang khi họ sống và làm việc giữa thế giới sa ngã này. Với Cơ Đốc Nhân, thiêng liêng và thế tục là hai phần không thể tách rời nhau. “Không ai có thể làm tôi hai chủ” (Mat 6:24). Trong cả cõi vũ trụ được Đức Chúa Trời tạo dựng và bảo tồn, không hề có một khoảng không “thế tục” nào nằm ngoài tầm ảnh hưởng, quyền điều khiển hay sự cai trị của Ngài. Mặc dù vương quốc của sự tối tăm vẫn còn đó, nhưng vương quốc của Đức Chúa Trời vẫn đang đến gần. Con người và hệ thống của thế giới này thường không phản ánh đường lối của Đức Chúa Trời. Những ai được Đấng Christ kêu gọi phải học cách trung tín phục vụ vương quốc Đức Chúa Trời trong khi sống giữa những quyền lực chống đối đường lối của Ngài. Trong thế giới quan của Cơ Đốc Nhân không thể có việc trốn chạy hay bỏ mặc thế giới này. Nhưng ngược lại, Cơ Đốc Nhân phải là những người tích cực hơn hết trong việc tạo nên những cấu trúc, trật tự xã hội phản ánh vương quốc của Đức Chúa Trời trong mọi lãnh vực đời sống, kể cả tại nơi làm việc. Chúng ta là hình mẫu cho nếp sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời tại nơi mình làm việc, đặc biệt qua việc chúng ta trao phó quyền lực và của cải mình có trong tay Chúa rồi lệ thuộc nơi năng quyền và sự chu cấp của Ngài. Đó mới thật sự là một đời sống đúng với ý nghĩa của lời cầu nguyện chung, “Vương quốc Cha được đến. Ý Cha được nên, ở đất như ở trời.”

NHỮNG CHỦ ĐỀ VÀ CÂU KINH THÁNH CHÍNH TRONG SÁCH MA-THI-Ơ

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

CÂU

CHỦ ĐỀ

Ma-thi-ơ 4:18-22

Lời kêu gọi của Chúa Giê-xu là sự biến đổi đời sống hoàn toàn và triệt để, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc từ bỏ công việc và rời khỏi nơi làm việc.

Ma-thi-ơ 5:1-16

Các phước lành là những đặc điểm mà mỗi Cơ Đốc Nhân sống cho nước Trời cần bày tỏ ở mọi nơi, bao gồm cả nơi làm việc. Có thể chúng ta sẽ bị bắt bớ, nhưng chúng ta sẽ trở nên người làm chứng trung tín của sự sáng trong nơi tối tăm.

Ma-thi-ơ 5:33-37

Người tin Chúa phải là người có hành động đi đôi với lời nói. Điều này cần có trong đời sống cá nhân lẫn trong công việc.

Ma-thi-ơ 6:19-34

Người tin Chúa là người xem trọng vương quốc sẽ đến của Đức Chúa Trời hơn tiền bạc và của cải trong thế giới này. Trong mọi công việc, động cơ chính của chúng ta là vương quốc sẽ đến của Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài.

Ma-thi-ơ 8:18-22; 9:9; 9:37-38

Lời kêu gọi trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải thay đổi công việc và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của chúng ta.

Ma-thi-ơ 10:5-15

Người tin Chúa không trông cậy nơi tiền bạc nhưng ghi nhớ mọi thu nhập chúng ta có từ việc làm là món quà của Đức Chúa Trời.

Ma-thi-ơ 17:24-27

Người tin Chúa luôn là công dân thuộc về hai vương quốc. Chúng ta chỉ trung tín với Đức Chúa Trời, nhưng đồng thời cũng phải chiếu sáng trong thế giới tối tăm qua việc hết sức tránh không vi phạm các nguyên tắc của thế giới này trong công việc, tiền bạc, và nộp thuế.

Ma-thi-ơ 19:16-30

Sự giàu có trong thế giới này có thể sẽ khiến chúng ta khó bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Vấn đề chính là chúng ta xem điều gì quan trọng nhất, đó là công việc và của cải hay Đức Chúa Trời, Vua của chúng ta và vương quốc của Ngài.

Ma-thi-ơ 20:1-16

Ẩn dụ này dạy dỗ về đức khiêm nhường của người tin Chúa trong ân điển của Đức Chúa Trời, nghĩa là không trở nên kiêu ngạo hay than trách về ân điển Chúa ban cho người khác.

Ma-thi-ơ 20:20-28

Người lãnh đạo chân chính không phô trương bản thân và tùy thuộc vào sự đánh giá của thế gian. Người lãnh đạo chân chính phải là người phục vụ và quan tâm đến những người khác.

GIỚI THIỆU SÁCH MÁC

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Giống những sách Tin Lành khác, sách Mác kể lại các công tác của Chúa Giê-xu như: dạy dỗ, chữa bệnh, thi hành những dấu lạ bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời, và trên hết là chịu chết cho nhân loại và sống lại.

Không một người nào có thể thay thế và đảm nhận các công tác Đấng Christ đã thi hành. Tuy nhiên sự tiếp nối công tác của Đấng Christ lại là công việc của dân sự Đức Chúa Trời, nghĩa là chúng ta được dự phần trong tiến trình Đức Chúa Trời phục hồi thế giới trở lại theo ý định ban đầu của Ngài. Công tác của chúng ta không phải là công tác của Đấng Christ, nhưng hướng đến cùng một mục tiêu. Dù sách Tin Lành Mác không nói về công việc của chúng ta, nhưng giúp chúng ta hiểu và xác định mục đích tối hậu trong công việc của mình.

Khi nghiên cứu sách Mác, chúng ta nhận ra Chúa kêu gọi chúng ta làm việc là để phục vụ trong vương quốc của Ngài. Chúng ta sẽ phân biệt các chu kỳ cuộc sống mà Chúa đã định: làm việc, nghỉ ngơi và thờ phượng. Chúng ta sẽ thấy cả cơ hội lẫn cạm bẫy trong việc kiếm sống, tích trữ của cải, tìm kiếm địa vị, đóng thuế, và làm việc trong một xã hội không quan tâm đến những mục đích của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ tiếp xúc với người đánh cá, người lao động phổ thông, người cha, người mẹ (làm cha mẹ cũng là một loại công việc), người thu thuế, người tàn tật không thể lao động, người lãnh đạo, nông dân, luật sư, tu sĩ, thợ xây dựng, các nhà hảo tâm (phần lớn là phụ nữ), người giàu, thương gia, người cho vay tiền, người lính và cả những quan chức chính quyền. Chúng ta sẽ thấy nhiều loại người với các tính khí khác nhau mà ngày nay chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống và công việc. Chúng ta tiếp cận với con người không như các cá thể đơn lẻ, nhưng là thành viên của gia đình, cộng đồng và quốc gia. Công việc và người làm việc xuất hiện trong cả sách Tin Lành Mác.

Mác là sách Tin Lành ngắn nhất, không có nhiều lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu như sách Ma-thi-ơ và Lu-ca. Vì vậy chúng ta cần chú ý tìm hiểu cách áp dụng sách Tin Lành Mác cho các công việc không phải là mục vụ, không có liên quan đến nhà thờ. Những phân đoạn chính trong sách Mác có liên quan đến công việc thường rơi vào ba nhóm sau: thứ nhất, phần tường thuật Chúa Giê-xu mời gọi các môn đồ làm việc trong vương quốc của Đức Chúa Trời; thứ hai, những sự tranh cãi liên quan đến chu kỳ làm việc và nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát; và thứ ba, những vấn đề tài chính liên quan đến của cải, tích trữ tài sản và đóng thuế. Trong mỗi chủ đề nêu trên, sách Mác tập trung vào việc người theo Chúa Giê-xu phải được biến đổi ra sao. Quyển sách này trình bày theo cùng bố cục trên: phần một Nước Trời và Huấn Luyện Môn Đệ đề cập chủ đề Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đồ; phần hai Chu Kỳ Làm Việc, Nghỉ Ngơi và Thờ Phượng phân tích những sự tranh cãi về luật ngày Sabát; và phần ba Những Vấn Đề Tài Chính bàn về việc đóng thuế và tích trữ của cải.

Giống các sách Tin Lành khác, bối cảnh của sách Mác là giai đoạn kinh tế hỗn loạn. Dưới sự cai trị của đế quốc Rô-ma, xứ Ga-li-lê đã trải qua những biến động lớn về mặt xã hội. Đất đai bị thâu tóm bởi một số ít người ngoại quốc giàu có. Nông nghiệp dần chuyển mình từ canh tác quy mô nhỏ thành các đồn điền có quy mô lớn. Những người trước đây là tá điền, mướn đất canh tác hay thậm chí là chủ đất bây giờ lại trở thành những người đi làm công ăn lương theo ngày. Điều này xảy ra vì tài sản của họ đã bị tịch thu để trả nợ tiền thuế của chính quyền Rô-ma.[1] Trong bối cảnh đó, không ngạc nhiên khi Mác kể lại sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu với nhiều chủ đề liên quan đến kinh tế và tài chính. Việc nhận định chính xác bối cảnh của sách Mác sẽ giúp chúng ta nhận ra những hàm ý ẩn chứa trong nội dung thường bị bỏ sót.

KHỞI ĐẦU CỦA TIN LÀNH (MÁC 1:1-13)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phần tường thuật về sự rao giảng của Giăng Báp-tít và việc Chúa Giê-xu chịu phép báp-têm rồi bị cám dỗ không có mối liên hệ trực tiếp đến công việc. Tuy nhiên, vì là phần mở đầu sách, phân đoạn này cung cấp cho chúng ta bối cảnh chính của tất cả những việc diễn ra sau đó. Vì vậy chúng ta không thể bỏ qua phần này mà chỉ tập trung vào những phân đoạn áp dụng thực tiễn. Điểm thú vị ở đây là tiêu đề của sách Mác (Mác 1:1) mô tả quyển sách này là “khởi đầu Tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ.” Thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ phần mở đầu là điều đặc biệt đối với thể loại văn tường thuật, bởi vì sách Tin Lành này dường như thiếu phần kết. Theo những bản chép tay cổ nhất của sách Mác thì sách Tin Lành này đã kết thúc cách đột ngột ở Mác 16:8, “Vừa ra khỏi mộ, các bà đều chạy trốn vì quá kinh ngạc và run sợ. Họ chẳng dám nói gì với ai vì quá khiếp đảm.” Vì bản văn bị cắt ngang cách đột ngột, nên những người sao chép bản văn đã thêm vào phân đoạn Mác 16:9-20, được tổng hợp từ nhiều phần khác trong Tân Ước tạo nên bản
văn sách Mác như chúng ta có ngày nay. Tuy nhiên, dường như Mác không hề có ý định chấm dứt sách Tin Lành của mình. Sách Mác chỉ đơn thuần là sự “khởi đầu Tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ,” và những ai đọc sách Mác sẽ là người tham dự trong phần tiếp theo của sách Tin Lành này. Nếu đó thực sự là ý định của Mác thì đời sống chúng ta chính là phần tiếp theo của những sự kiện trong sách Mác, và chúng ta có đủ lý do để tin rằng quyển sách này chứa đựng những áp dụng cụ thể cho công việc của mình.[1]

Khi quan sát chi tiết, chúng ta nhận thấy Mác luôn mô tả những người đầu tiên theo Chúa Giê-xu là những người không hoàn hảo, ngay cả mười hai sứ đồ. Sách Mác cung cấp nhiều chi tiết hơn các sách Tin Lành khác trong việc mô tả các sứ đồ là những người thiếu nhận thức, thiếu hiểu biết và thường xuyên thất bại trong việc làm theo lời dạy của Chúa Giê-xu. Với những người dù muốn nhưng cảm thấy không thể áp dụng sự dạy dỗ của Đấng Christ trong công việc của mình thì sách Tin Lành Mác khích lệ hãy mạnh mẽ lên vì các sứ đồ cũng không khác gì chúng ta cả!

Mác 1:2-11 mô tả Giăng Báp-tít như vị sứ giả đã được đề cập trong Ma-la-chi 3:1 và Ê-sai 40:3; ông công bố sứ điệp “Chúa” sắp đến. Cách mô tả về Giăng Báp-tít kết hợp với việc xưng nhận Chúa Giê-xu chính là “Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời” (1:1) đã giới thiệu chủ đề chính của sách Mác là “vương quốc của Đức Chúa Trời,” mặc dù đến Mác 1:15 cụm từ này mới được đề cập và liên kết với “Tin Lành”. Trong sách Mác, “Vương quốc của Đức Chúa Trời” không phải là một khái niệm địa lý. Đó là triều đại của Đức Chúa Trời khi con người ở dưới sự cai trị của Ngài thông qua công tác biến đổi của Đức Thánh Linh. Công tác này được nhấn mạnh qua phần mô tả ngắn gọn Chúa Giê-xu chịu phép Báp-têm và bị cám dỗ (Mác 1:9-13). Chính phần mô tả này đã làm nổi bật hình ảnh Đức Thánh Linh được ban xuống trên Chúa Giê-xu và vai trò của Đức Thánh Linh trong việc đưa Chúa Giêxu vào sự cám dỗ và giúp Ngài đắc thắng.

Phân đoạn này phủ nhận cả hai quan điểm phổ biến nhưng đối lập nhau về vương quốc Đức Chúa Trời. Một quan điểm cho rằng vương quốc Đức Chúa Trời vẫn chưa hiện hữu, và sẽ không hiện hữu cho đến khi Đấng Christ trở lại để cai trị thế giới này. Theo quan điểm này, công sở giống như những lĩnh vực khác thuộc trần gian đều là lãnh địa của kẻ thù. Vì vậy trách nhiệm của người tin Chúa là không để mình bị tiêu diệt và tiếp tục truyền giảng; người tin Chúa làm việc là để đáp ứng những nhu cầu của bản thân và dâng hiến cho Hội Thánh. Quan điểm ngược lại thì cho rằng vương quốc Đức Chúa Trời là một phạm trù tâm linh, không liên quan đến thế giới xung quanh. Theo quan điểm này, ngoại trừ cầu nguyện và những công tác liên quan đến Hội Thánh thì tất cả những việc khác người tin Chúa làm kể cả làm việc ở công sở đều không có liên hệ gì với Chúa.

Trái ngược với hai quan điểm trên, Mác khẳng định Chúa Giê-xu đã đến để bắt đầu vương quốc của Đức Chúa Trời ngay trong hiện tại. Chúa Giê-xu đã phán rõ ràng: “Giờ đã trọn, vương quốc Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin nhận Tin Lành” (Mác 1:15). Tất nhiên, trong hiện tại, vương quốc của Chúa vẫn chưa được trọn vẹn, vẫn chưa cai trị trên cả thế giới cho đến khi Đấng Christ trở lại. Nhưng Nước Trời đã đến và đã hiện diện trong thế giới này. Vì vậy, khi chúng ta quy phục sự cai trị của Đức Chúa Trời và công bố về vương quốc của Ngài sẽ đem lại những kết quả thực tế cho thế giới. Thực hiện việc này có thể khiến chúng ta bị xem thường, dẫn đến xung đột, và đôi lúc có thể phải trả giá. Giống như Ma-thi-ơ 4:12, Mác 1:14 nhấn mạnh đến việc Giăng Báp-tít bị bỏ tù và liên kết điều này với lời công bố của Chúa Giê-xu “vương quốc Đức Chúa Trời đã đến gần” (Mác 1:15). Vương quốc Đức Chúa Trời được đặt đối lập với những thế lực của trần gian này. Sách Mác trình bày cách hùng hồn, không lẩn tránh rằng tôn vinh Đức Chúa Trời và rao truyền Tin Lành không hẳn đem lại thành công cho chúng ta trong đời này. Nhưng bởi năng quyền của Đức Thánh Linh, người tin Chúa được kêu gọi để phục vụ Đức Chúa Trời vì lợi ích của những người xung quanh, cũng giống như việc Chúa Giê-xu thi hành phép lạ đem đến sự chữa lành cho nhiều người (Mác 1:23-34, 40-45).

Tầm quan trọng của việc Đức Thánh Linh đến trong thế giới này sẽ được làm rõ hơn trong phần tranh luận về Bê-ên-xê-bun (Mác 3:20-30). Đây là một phân đoạn khó giải nghĩa nhưng là phần quan trọng của thần học về vương quốc Đức Chúa Trời cũng chính là nền tảng cho thần học công việc. Phân đoạn này dường như có ý khi Chúa Giê-xu đuổi quỷ, Ngài đã giải phóng thế giới khỏi sự cai trị của Sa-tan. Ý tưởng này được mô tả với hình ảnh một người có sức mạnh đã bị trói. Giống như Chúa Giê-xu, người tin Chúa cũng cần nhờ cậy quyền năng của Đức Thánh Linh để biến đổi thế giới này, thay vì xa lánh cuộc đời hay đồng hóa với nó.

SỰ KÊU GỌI CÁC MÔN ĐỒ ĐẦU TIÊN (MÁC 1:16-20)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phần Kinh Thánh này cần được phân tích cẩn thận vì các môn đồ là khuôn mẫu cho đời sống của người theo Chúa nhưng họ cũng có vị thế đặc biệt trong chương trình cứu rỗi. Các môn đồ được kêu gọi vào một công tác đặc biệt nên việc họ từ bỏ công việc hiện tại của mình không phải là khuôn mẫu chung cho đời sống và công việc của người tin Chúa. Thật ra, phần lớn những người đi theo Chúa Giê-xu không từ bỏ công việc của họ.[1] Tuy nhiên, cách thức vương quốc Đức Chúa Trời đã phá đổ và thay thế những nguyên tắc phổ thông của xã hội là đặc tính áp dụng có tính phổ quát (cho mọi thời đại, mọi hoàn cảnh) và đem đến sự khai phóng cho công việc của chúng ta.

Mệnh đề mở đầu trong Mác 1:16 giới thiệu Chúa Giê-xu là người làm việc lưu động (“khi đi dọc theo bờ biển”), và Ngài đã kêu gọi những người đánh cá cùng đi với Ngài. Thách thức này không chỉ đơn thuần là từ bỏ nguồn thu nhập và sự ổn định hay như cách chúng ta thường nói “ra khỏi chốn bình yên.” Phần tường thuật của Mác về sự kiện này đã ghi lại những chi tiết mà những sách khác không có, đó là việc Gia-cơ và Giăng rời bỏ cha mình là Xê-bê-đê “với mấy người làm thuê” (Mác 1:20). Bản thân họ không phải là người làm thuê nhưng là những người có phần trong việc kinh doanh tương đối thành công của gia đình. Khi phân tích sự đáp ứng của các môn đồ, Suzanne Watts Henderson đã lưu ý điều này: “tất cả những chi tiết kết hợp lại đã tạo nên sức nặng ý nghĩa cho động từ [bỏ]: họ không chỉ bỏ lưới lại đằng sau, nhưng cả người cha, cả con tàu và toàn bộ công việc kinh doanh.”[2] Đối với các môn đồ, khi đi theo Chúa Giê-xu, họ bày tỏ quyết định để mối liên hệ cá nhân với Chúa xác định giá trị và địa vị của bản thân. Đánh cá là nghề quan trọng ở xứ Ga-li-lê, liên hệ chặt chẽ với nghề ướp cá.[3]

Trong giai đoạn này, xứ Ga-li-lê đầy sự bất ổn nhưng nhờ liên kết hỗ trợ nhau nên hai ngành nghề này vẫn ổn định. Việc các môn đồ sẵn sàng từ bỏ sự yên ổn này là một điều phi thường; ổn định kinh tế không còn là mục tiêu chính trong công việc của họ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta nên cẩn trọng vì Chúa Giê-xu không hề phủ nhận công việc họ từng làm nhưng chỉ tái định hướng nghề nghiệp của họ. Chúa Giê-xu kêu gọi Si-môn và Anh-rê trở nên “tay đánh lưới người” (Mác 1:17), qua đó Ngài xác nhận công việc trước đây của họ là hình ảnh cho công tác mới mà Chúa Giê-xu kêu gọi họ thực hiện. Mặc dù phần lớn người tin Chúa không được kêu gọi
để bỏ nghề nghiệp của mình và trở thành những người đi đây đó giảng Tin Lành; nhưng chúng ta, là những Cơ Đốc Nhân đều được kêu gọi để xác định chính mình là Cơ Đốc Nhân, thuộc về Đấng Christ. Vì vậy dù có rời bỏ công việc hay không, thì chúng ta, môn đồ của Chúa Giê-xu, không còn là “người đánh cá,” “người thu thuế,” hay là người nào đó được nhận dạng dựa trên nghề nghiệp. Chúng ta là “người đi theo Chúa Giê-xu.” Điều này thách thức chúng ta chống lại xu hướng bị định hình bởi nghề nghiệp của mình.

NGƯỜI BẠI LIỆT (MÁC 2:1-12)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Câu chuyện Chúa Giê-xu chữa lành người bại liệt đặt ra vấn đề thần học đó là công việc có ý nghĩa gì đối với những người không có khả năng lao động. Trước khi được chữa lành, người bại không thể làm việc để nuôi sống bản thân. Vì vậy, anh lệ thuộc vào lòng trắc ẩn, sự thương xót của những người xung quanh để sống qua ngày. Nhưng người bại có những người bạn bày tỏ sự quan tâm, tình thương và tình bạn đối với anh là người không thể làm việc để nuôi sống bản thân cũng như tạo dựng mối liên hệ. Những người bạn của người bại có đức tin chủ động và hoàn toàn không có sự tách biệt giữa phẩm chất và hành vi. Chúa Giê-xu đã “thấy” đức tin của họ.

Chúa Giê-xu nhìn nhận nỗ lực của những người bạn là sự thể hiện cho đức tin của tập thể. “Thấy đức tin của họ, Đức Chúa Jêsus phán với người bại: ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được tha’” (Mác 2:5). Điều đáng buồn trong cộng đồng đức tin ở Tây Phương ngày nay là không có ảnh hưởng rõ nét trên công việc của các tín hữu. Thậm chí nếu có nhận được sự giúp đỡ hay khích lệ nào trong nghề nghiệp thì phần lớn đều đến từ sự giúp đỡ và khích lệ cách cá nhân từ các thành viên của Hội Thánh. Trong quá khứ, ở Tây Phương, đa phần người tin Chúa thường làm việc chung với những người trong cùng Hội Thánh, vì thế các Hội Thánh dễ dàng áp dụng Lời Chúa cho những người có chung nghề nghiệp. Các tín hữu ở Tây phương ngày nay hiếm khi làm việc với những người trong cùng Hội Thánh. Tuy nhiên, trong Hội Thánh vẫn có những người có nghề nghiệp giống nhau; do đó họ vẫn có thể chia sẻ với nhau những thách thức cũng như cơ hội trong công việc của mình; nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Nếu chúng ta không tìm cách để các tín hữu có chung ngành nghề có thể hỗ trợ nhau, cùng nhau tăng trưởng và phát triển một cộng đồng Cơ Đốc gắn kết với nhau qua công việc, thì chúng ta đã để mất một đặc tính thông công vô cùng quan trọng trong Mác 2:3-12.

Từ câu chuyện ngắn ngủi này, chúng ta có thể nhận thấy ba điều: (1) công việc là để giúp ích cho những người có thể làm việc nuôi sống bản thân cũng như những người không thể làm việc; (2) giống như phẩm chất và hành vi, đức tin và việc làm không hề có sự phân rẽ, nhưng được kết hợp thành hành động bởi sự thêm sức của Chúa; và 3) việc làm được thực hiện bởi đức tin cần có sự hỗ trợ của cộng đồng đức tin.

KÊU GỌI LÊ-VI (MÁC 2:13-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Kêu gọi Lê-vi là sự kiện xảy ra khi Chúa Giê-xu đi đây đó (Mác 2:13-14). Phân đoạn này nhấn mạnh đến tính chất công khai của lời kêu gọi. Trong lúc đang dạy dỗ đám đông, Chúa Giê-xu kêu gọi Lê-vi (Mác 2:14) khi đó ông “đang ngồi tại phòng thuế.” Công việc của Lê-vi khiến ông bị dân chúng Ga-li-lê khinh miệt. Đã có nhiều tranh luận về mức thuế mà người dân Ga-li-lê phải nộp cho chính quyền Rô-ma và đảng Hê-rốt, và đa số đều tin rằng người dân phải đóng thuế nặng nề.

Việc thu thuế được giao khoán cho một nhóm thu thuế tư nhân. Người thu thuế phải nộp trước toàn bộ tiền thuế trong khu vực của họ, sau đó truy thu lại từ dân chúng. Thông thường người thu thuế bắt người dân đóng thuế cao hơn mức quy định và hưởng lợi từ số tiền chênh lệch. Nhà cầm quyền Rô-ma đã giao khoán công việc thu thuế đầy “nhạy cảm” này cho những người địa phương, khiến cho mức thuế bị đẩy lên cao và mở đường cho vô số những sai phạm.[1] Có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người Ga-li-lê bị mất đất ruộng; người chủ đất phải vay tiền để nộp thuế và nếu họ bị mất mùa, thì sẽ bị tịch thu tài sản để trả nợ. Mô tả Lê-vi đang ngồi tại phòng thuế đồng nghĩa ông là một biểu tượng sống cho sự đô hộ của người Rô-ma cũng như là bằng chứng cho thái độ sẵn lòng hợp tác với chính quyền Rô-ma của nhiều người Do Thái. Mác 2:16 liên kết giữa những người thu thuế và “những kẻ có tội” càng làm nổi bật thêm mối liên hệ không mấy tốt đẹp này.[2] Trong khi Lu-ca nhấn mạnh đến việc Lê-vi từ bỏ mọi thứ để đáp ứng lời kêu gọi của Chúa Giê-xu (Lu 5:28), Mác chỉ đơn thuần kể lại Lê-vi đứng dậy đi theo Ngài. Sau đó, ông đã tổ chức một buổi tiệc tại nhà mình mời Chúa Giê-xu, các môn đồ và một nhóm những người thu thuế và “những kẻ có tội.” Nếu chỉ lướt qua thì dường như tại đây mô tả một người đang tìm cách chia sẻ Tin Lành với những đồng nghiệp của mình, nhưng trong thực tế có lẽ còn ẩn chứa nhiều điều khác. “Nhóm người” của Lê-vi bao gồm những đồng nghiệp và những người được kể là “kẻ có tội”. Giữa các thành viên trong nhóm có mối liên hệ gần gũi, nhưng mối liên hệ của nhóm với cộng đồng bên ngoài thì lại không mấy tốt đẹp. Công việc của nhóm người này đã khiến họ bị giới lãnh đạo cộng đồng xa lánh, bị tách biệt với xã hội. Trong nhiều công việc ngày nay cũng có hiện tượng tương tự: đồng nghiệp thường cởi mở với chúng ta hơn là hàng xóm. Do đó, nếp sống người làm việc tạo cho chúng ta cơ hội trình bày sứ điệp Tin Lành cho đồng nghiệp. Điều thú vị là những bữa ăn thân mật cũng là một phần quan trọng trong chức vụ của Chúa Giê-xu. Chi tiết này gợi ý cho chúng ta một phương cách cụ thể tạo cơ hội trình bày niềm tin: hẹn ăn trưa, hẹn tập thể dục, chạy bộ hay tập thể hình có thể giúp tạo những mối liên hệ thân mật, gần gũi với các đồng nghiệp. Những tình thân này thường là mối liên hệ chặt chẽ và qua đó Thánh Linh có thể mở ra những cơ hội để chúng ta làm chứng về Chúa.

Điều này đặt ra một vấn đề. Nếu người tin Chúa ngày nay tổ chức một bữa ăn với đồng nghiệp, với bạn bè hàng xóm, và những người bạn trong nhà thờ, thì họ nên trò chuyện về đề tài gì? Niềm tin của người Cơ Đốc có rất nhiều điều có thể chia sẻ với người khác, như cách trở thành một nhân viên hay một người hàng xóm tốt. Nhưng liệu những người tin Chúa có biết cách chia sẻ mà đồng nghiệp và hàng xóm của họ có thể hiểu không? Nếu cuộc trò chuyện chuyển sang các chủ đề về công sở như tìm kiếm việc làm, dịch vụ khách hàng hay các đề tài xã hội như thuế đất hay quy hoạch đô thị, liệu chúng ta có thể trình bày súc tích, rõ ràng cách áp dụng những nguyên tắc Cơ Đốc Giáo trong những vấn đề này hay không? Hội Thánh có trang bị giúp tín hữu sẵn sàng đối thoại hay chưa? Tại đây, rõ ràng Lêvi đã có thể chia sẻ cách áp dụng thích hợp sứ điệp của Chúa Giê-xu cho những người đang họp lại. Đề tài nộp thuế sẽ được nhắc đến trong phần sau của sách Tin Lành này; lúc đó chúng ta sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến quan điểm của Chúa Giê-xu về việc đóng thuế.

MƯỜI HAI SỨ ĐỒ (MÁC 3:13-19)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bên cạnh những phần ký thuật về sự kêu gọi cá nhân, chúng ta cũng có phần ghi chép về việc Chúa Giê-xu chọn mười hai sứ đồ. Điểm cần lưu ý trong Mác 3:13-14 là mười hai sứ đồ là một nhóm riêng biệt trong số các môn đồ của Chúa Giê-xu. Sứ đồ là chức vụ đặc biệt, thực hiện một công tác quan trọng mà phần lớn chúng ta không trải nghiệm. Nếu chúng ta muốn học hỏi từ kinh nghiệm của họ, thì chúng ta phải xem xét từ góc nhìn về hành động và niềm tin của các sứ đồ liên hệ với vương quốc Đức Chúa Trời như thế nào, chứ không chỉ đơn thuần là họ đã từ bỏ công việc để theo Chúa Giê-xu.

Các phẩm chất của Si-môn, Gia-cơ, Giăng và Giu-đa được liệt kê trong Mác 3:16-19 là những điểm chúng ta cần quan tâm. Si-môn đã được Chúa Giê-xu đặt tên mới là “Phi-e-rơ,” gần giống với chữ petros tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hòn đá”. Chi tiết này khiến chúng ta thắc mắc liệu tên này có vừa mang tính châm biếm nhưng cũng là một lời hứa hay không. Phần sau của sách cho biết Si-môn là một người không kiên định nhưng rồi ông đã sống đúng với tên gọi của mình, Hòn Đá. Giống như Phi-e-rơ, công tác phục vụ Chúa của chúng ta trong mọi lĩnh vực, kể cả nơi công sở, sẽ không bao giờ đạt đến sự hoàn hảo tức thì, nhưng là tiến trình trưởng thành qua những thất bại. Nhận thức này sẽ giúp ích cho chúng ta những lúc cảm thấy mình thất bại và tạo ảnh hưởng không tốt cho vương quốc Đức Chúa Trời.

Giống như Si-môn, hai con trai của Xê-bê-đê cũng được đặt tên mới là “Con Trai Của Sấm Sét” (Mác 3:17). Đây là một tên gọi khá kỳ lạ và có vẻ khôi hài, nhưng lại rất phù hợp với tính khí của họ.[1] Tại đây có điểm phải lưu ý là dường như tính khí của những con người này không hề phai mờ khi họ gia nhập vương quốc Đức Chúa Trời. Điều này có hai ý nghĩa. Một mặt, tính khí vẫn là một phần của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời. Việc chúng ta bày tỏ Nước Trời tại nơi làm việc vẫn được chuyển tải thông qua tính khí của mỗi người. Điều này thách thức chúng ta cần nhận dạng tính khí riêng của mình, không thể rập khuôn chỉ có một loại tính khí “Cơ Đốc” như nhau. Nhưng đồng thời, trong tính khí của mỗi người cũng có những yếu tố cần được thay đổi bởi Tin Lành. Câu trả lời cho chúng ta ẩn chứa trong tên gọi Chúa đặt cho các con trai của Xê-bê-đê. Tên gọi này cho thấy tính khí nóng nảy và dễ xung đột. Dù tên gọi này được Chúa Giê-xu đặt cách trìu mến, nhưng đây không phải là cái tên khiến họ tự hào.

Hiểu tính khí con người góp phần quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ cách áp dụng niềm tin Cơ Đốc trong công việc. Đa số chúng ta đều thừa nhận những trải nghiệm trong công việc, cả tốt lẫn xấu, phụ thuộc rất nhiều nơi tính khí của những đồng nghiệp. Những phẩm chất tạo nên một đồng nghiệp tràn đầy năng lượng luôn truyền cảm hứng làm việc cho người khác thường khiến cho người đó khó tính. Một người tích cực và xông xáo thường dễ bị xao lãng bởi những ý tưởng, dự án mới, lại hay có định kiến và vội vàng bày tỏ quan điểm. Tính khí của chúng ta giữ vai trò quan trọng. Việc chúng ta cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi làm việc với một ai đó phụ thuộc vào tính khí của chúng ta và của người cùng làm việc. Tuy nhiên, tính khí không chỉ ảnh hưởng đến công việc. Tính khí đặc trưng của chúng ta sẽ định hình cách chúng ta đóng góp cho một tổ chức và qua đó cách chúng ta phục vụ, cống hiến cho vương quốc Đức Chúa Trời. Tính khí định hình những ưu điểm và nhược điểm của chúng ta. Ở một góc độ nào đó, tin theo Đấng Christ đồng nghĩa với việc để Ngài kiểm soát tính khí của bạn, như Chúa đã quở trách các “Con Trai Của Sấm Sét” về tham vọng muốn được ngồi bên phải và bên trái của Ngài (Mác 10:35-45). Nhưng đồng thời, Cơ Đốc Nhân cũng sai lầm khi áp đặt những đặc điểm tính khí cụ thể như một hình mẫu chung cho mọi người. Trong một số cộng đồng Cơ Đốc, những đặc tính như hướng ngoại, ôn hòa, dè dặt trong việc sử dụng quyền lực được “tôn thánh”, còn những đặc tính khác như: chi phối, điều khiển, ít khoan dung và cả tin thường bị “định tội”. Một số Cơ Đốc Nhân nhận thấy những đặc tính là ưu điểm của họ trong công việc như quyết đoán, không vội tin việc chưa kiểm chứng (tin kiểu giáo điều) và có tham vọng lại thường khiến họ có mặc cảm tội lỗi và bị xa lánh trong Hội Thánh. Khi người tin Chúa cố gắng để trở thành người khác, hay cố gắng rập khuôn theo một hình mẫu Cơ Đốc Nhân “chuẩn” trong môi trường công sở, họ có thể khiến người khác cảm thấy thiếu chân thật. Chúng ta được kêu gọi noi gương Đấng Christ (Phil 2:5) và bắt chước những lãnh đạo của mình (Hê 13:7), nghĩa là bắt chước những đức tính tốt, chứ không phải rập khuôn tính khí. Chúa Giê-xu thường chọn những người với nhiều tính khí khác nhau làm bạn và cùng làm việc với Ngài. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức sử dụng những người với tính khí khác nhau cách hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn nghề nghiệp, nâng cao năng lực làm việc, điều hành, lãnh đạo, giải quyết xung đột và xây dựng mối liên hệ trong công việc.

Điều này cần phải được xem xét từ hai phương diện: trong tương tác với thần học về của cải và trong liên hệ với điểm chung giữa thần học về Hội Thánh và thần học về công việc. Việc duy trì mối liên hệ giữa các Cơ Đốc Nhân trong môi trường làm việc để hỗ trợ lẫn nhau nghe dường như là điều hấp dẫn và ít thực tế, nhưng thực ra là một nhiệm vụ phải thực hiện. Dù đây là mục tiêu đáng ca ngợi, nhưng chúng ta cần thừa nhận có một số người tin Chúa đặt sai thứ tự ưu tiên và khiến quan điểm của họ bị ảnh hưởng. Những lúc như vậy, trong vai trò là người tin Chúa, trách nhiệm của chúng ta là luôn sẵn sàng để gây dựng nhau trong tình thương, nhắc nhở nhau để hành động của chúng ta thật sự dựa trên những tiêu chuẩn của vương quốc Đức Chúa Trời.

MƯỜI HAI SỨ ĐỒ (MÁC 3:13-19)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bên cạnh những phần ký thuật về sự kêu gọi cá nhân, chúng ta cũng có phần ghi chép về việc Chúa Giê-xu chọn mười hai sứ đồ. Điểm cần lưu ý trong Mác 3:13-14 là mười hai sứ đồ là một nhóm riêng biệt trong số các môn đồ của Chúa Giê-xu. Sứ đồ là chức vụ đặc biệt, thực hiện một công tác quan trọng mà phần lớn chúng ta không trải nghiệm. Nếu chúng ta muốn học hỏi từ kinh nghiệm của họ, thì chúng ta phải xem xét từ góc nhìn về hành động và niềm tin của các sứ đồ liên hệ với vương quốc Đức Chúa Trời như thế nào, chứ không chỉ đơn thuần là họ đã từ bỏ công việc để theo Chúa Giê-xu.

Các phẩm chất của Si-môn, Gia-cơ, Giăng và Giu-đa được liệt kê trong Mác 3:16-19 là những điểm chúng ta cần quan tâm. Si-môn đã được Chúa Giê-xu đặt tên mới là “Phi-e-rơ,” gần giống với chữ petros tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hòn đá”. Chi tiết này khiến chúng ta thắc mắc liệu tên này có vừa mang tính châm biếm nhưng cũng là một lời hứa hay không. Phần sau của sách cho biết Si-môn là một người không kiên định nhưng rồi ông đã sống đúng với tên gọi của mình, Hòn Đá. Giống như Phi-e-rơ, công tác phục vụ Chúa của chúng ta trong mọi lĩnh vực, kể cả nơi công sở, sẽ không bao giờ đạt đến sự hoàn hảo tức thì, nhưng là tiến trình trưởng thành qua những thất bại. Nhận thức này sẽ giúp ích cho chúng ta những lúc cảm thấy mình thất bại và tạo ảnh hưởng không tốt cho vương quốc Đức Chúa Trời.

Giống như Si-môn, hai con trai của Xê-bê-đê cũng được đặt tên mới là “Con Trai Của Sấm Sét” (Mác 3:17). Đây là một tên gọi khá kỳ lạ và có vẻ khôi hài, nhưng lại rất phù hợp với tính khí của họ.[1] Tại đây có điểm phải lưu ý là dường như tính khí của những con người này không hề phai mờ khi họ gia nhập vương quốc Đức Chúa Trời. Điều này có hai ý nghĩa. Một mặt, tính khí vẫn là một phần của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời. Việc chúng ta bày tỏ Nước Trời tại nơi làm việc vẫn được chuyển tải thông qua tính khí của mỗi người. Điều này thách thức chúng ta cần nhận dạng tính khí riêng của mình, không thể rập khuôn chỉ có một loại tính khí “Cơ Đốc” như nhau. Nhưng đồng thời, trong tính khí của mỗi người cũng có những yếu tố cần được thay đổi bởi Tin Lành. Câu trả lời cho chúng ta ẩn chứa trong tên gọi Chúa đặt cho các con trai của Xê-bê-đê. Tên gọi này cho thấy tính khí nóng nảy và dễ xung đột. Dù tên gọi này được Chúa Giê-xu đặt cách trìu mến, nhưng đây không phải là cái tên khiến họ tự hào.

Hiểu tính khí con người góp phần quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ cách áp dụng niềm tin Cơ Đốc trong công việc. Đa số chúng ta đều thừa nhận những trải nghiệm trong công việc, cả tốt lẫn xấu, phụ thuộc rất nhiều nơi tính khí của những đồng nghiệp. Những phẩm chất tạo nên một đồng nghiệp tràn đầy năng lượng luôn truyền cảm hứng làm việc cho người khác thường khiến cho người đó khó tính. Một người tích cực và xông xáo thường dễ bị xao lãng bởi những ý tưởng, dự án mới, lại hay có định kiến và vội vàng bày tỏ quan điểm. Tính khí của chúng ta giữ vai trò quan trọng. Việc chúng ta cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi làm việc với một ai đó phụ thuộc vào tính khí của chúng ta và của người cùng làm việc.

Tuy nhiên, tính khí không chỉ ảnh hưởng đến công việc. Tính khí đặc trưng của chúng ta sẽ định hình cách chúng ta đóng góp cho một tổ chức và qua đó cách chúng ta phục vụ, cống hiến cho vương quốc Đức Chúa Trời. Tính khí định hình những ưu điểm và nhược điểm của chúng ta. Ở một góc độ nào đó, tin theo Đấng Christ đồng nghĩa với việc để Ngài kiểm soát tính khí của bạn, như Chúa đã quở trách các “Con Trai Của Sấm Sét” về tham vọng muốn được ngồi bên phải và bên trái của Ngài (Mác 10:35-45). Nhưng đồng thời, Cơ Đốc Nhân cũng sai lầm khi áp đặt những đặc điểm tính khí cụ thể như một hình mẫu chung cho mọi người. Trong một số cộng đồng Cơ Đốc, những đặc tính như hướng ngoại, ôn hòa, dè dặt trong việc sử dụng quyền lực được “tôn thánh”, còn những đặc tính khác như: chi phối, điều khiển, ít khoan dung và cả tin thường bị “định tội”. Một số Cơ Đốc Nhân nhận thấy những đặc tính là ưu điểm của họ trong công việc như quyết đoán, không vội tin việc chưa kiểm chứng (tin kiểu giáo điều) và có tham vọng lại thường khiến họ có mặc cảm tội lỗi và bị xa lánh trong Hội Thánh. Khi người tin Chúa cố gắng để trở thành người khác, hay cố gắng rập khuôn theo một hình mẫu Cơ Đốc Nhân “chuẩn” trong môi trường công sở, họ có thể khiến người khác cảm thấy thiếu chân thật. Chúng ta được kêu gọi noi gương Đấng Christ (Phil 2:5) và bắt chước những lãnh đạo của mình (Hê 13:7), nghĩa là bắt chước những đức tính tốt, chứ không phải rập khuôn tính khí. Chúa Giê-xu thường chọn những người với nhiều tính khí khác nhau làm bạn và cùng làm việc với Ngài. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức sử dụng những người với tính khí khác nhau cách hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn nghề nghiệp, nâng cao năng lực làm việc, điều hành, lãnh đạo, giải quyết xung đột và xây dựng mối liên hệ trong công việc.

Điều này cần phải được xem xét từ hai phương diện: trong tương tác với thần học về của cải và trong liên hệ với điểm chung giữa thần học về Hội Thánh và thần học về công việc. Việc duy trì mối liên hệ giữa các Cơ Đốc Nhân trong môi trường làm việc để hỗ trợ lẫn nhau nghe dường như là điều hấp dẫn và ít thực tế, nhưng thực ra là một nhiệm vụ phải thực hiện. Dù đây là mục tiêu đáng ca ngợi, nhưng chúng ta cần thừa nhận có một số người tin Chúa đặt sai thứ tự ưu tiên và khiến quan điểm của họ bị ảnh hưởng. Những lúc như vậy, trong vai trò là người tin Chúa, trách nhiệm của chúng ta là luôn sẵn sàng để gây dựng nhau trong tình thương, nhắc nhở nhau để hành động của chúng ta thật sự dựa trên những tiêu chuẩn của vương quốc Đức Chúa Trời.

TIẾN TRÌNH MÔN ĐỆ HÓA (MÁC 4:35-41; 6:45-52; 8:14-21)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Mác trình bày nhiều mặt tốt của các môn đồ như việc họ đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giê-xu (Mác 1:16-20) và thực hiện công tác Ngài giao phó (Mác 6:7-13)[1], nhưng sách Mác cũng nhắc đến sự thiếu hiểu biết, yếu đuối và ích kỷ của họ nhiều hơn các sách Tin Lành khác. Góc nhìn về các môn đồ được định hình với những đặc điểm của thể loại văn tường thuật và việc mô tả các sự kiện. Thứ nhất là việc lặp lại những câu chuyện có cùng bối cảnh chiếc tàu, cơn bão, và các lần trò chuyện khi đi ngang hồ Ga-li-lê (Mác 4:35-41; 6:45-52; 8:14-21). Tất cả đều nhấn mạnh chi tiết các môn đồ không thể hiểu thẩm quyền của Chúa Giê-xu. Sau những câu chuyện có bối cảnh chiếc tàu, bờ biển là câu chuyện về sự chữa lành người mù cách lạ thường, với hai giai
đoạn (Mác 8:22-26). Có thể câu chuyện này giữ chức năng như một phép ẩn dụ nói về sự mù lòa của các môn đồ trong hiểu biết khiếm khuyết của họ về Chúa Giêxu.[2] Tiếp đến, chúng ta có lời xưng nhận Đấng Christ của Phi-e-rơ (Mác 8:27-33).

Thế nhưng ngay sau khoảnh khắc ông bày tỏ sự hiểu biết của mình về Chúa đầy kịch tính thì ngay lập tức Phi-e-rơ lại bị Sa-tan làm cho mù lòa. Sự hiểu biết của các môn đồ về Chúa Giê-xu bị giới hạn nên sự hiểu biết của họ về thông điệp của Ngài cũng bị giới hạn. Các môn đồ cứ tiếp tục tìm kiếm quyền lực và địa vị (Mác 9:33-37; 10:13-16; và 10:35-45). Chúa Giê-xu đã nhiều lần thách thức các môn đồ những khi họ thất bại trong việc nhìn nhận đi theo Chúa đòi hỏi tinh thần hy sinh
quên mình. Bằng chứng nổi bật hơn hết là khi các môn đồ bỏ trốn lúc Chúa Giêxu bị bắt và xét xử (Mác 14:50-51). Sách Mác tường thuật sự chết của Chúa Giê-xu ngay sau sự kiện Phi-e-rơ ba lần chối Chúa (Mác 14:66-72) càng làm nổi bật sự hèn nhát của Phi-e-rơ và lòng can đảm, vâng phục của Chúa Giê-xu.

Thế nhưng Phi-e-rơ cũng như các môn đồ khác vẫn có thể lãnh đạo Hội Thánh hiệu quả. Mác 16:6-7 cho biết sau khi Chúa Giê-xu phục sinh, thiên sứ đã nói với những người phụ nữ đi báo tin cho các môn đồ rằng họ sẽ được gặp Ngài (chỉ có Phi-e-rơ được nhắc tên cụ thể). Mặc dù không được đề cập trong sách Mác, nhưng từ sách Công vụ, chúng ta được biết các môn đồ đã thay đổi rất nhiều sau khi được gặp Chúa Giê-xu. Sự kiện Chúa phục sinh đã đem đến sự thay đổi lớn.
Điều này có liên hệ gì đến việc làm của chúng ta? Trong việc làm của mỗi người, rõ ràng chúng ta là những môn đồ của Chúa Giê-xu nhưng chúng ta vẫn chưa hoàn hảo và còn phải được hoàn thiện. Sẽ có nhiều điều chúng ta cần ăn năn, cũng như những thái độ sai trật mà chúng ta cần được sửa đổi. Chúng ta cần phải nhìn nhận có thể chính mình không đúng trong cách suy nghĩ, trong những điều chúng ta tin, thậm chí là những vấn đề liên quan đến Tin Lành, giống như các
môn đồ ngày xưa. Vì vậy mỗi ngày chúng ta cần cẩn trọng suy ngẫm cách chúng ta bày tỏ quyền tể trị của Đức Chúa Trời và luôn sẵn sàng ăn năn về những sự kém thiếu của bản thân. Trong công việc, chúng ta có thể bị cám dỗ để chứng tỏ sự chính trực, khôn ngoan và tài năng của chính mình thay vì là chứng nhân cho sự công chính, khôn ngoan và trọn vẹn của Chúa Giê-xu. Thay vì chứng tỏ chính mình là tốt lành cách giả tạo, việc bày tỏ con người thật của chúng ta sẽ là một lời chứng mạnh mẽ về lòng thương xót của Chúa đối với những người vẫn còn phạm sai lầm, có bản ngã tự tôn, chú tâm về chính mình nhưng họ cũng là những công trình đang được Chúa hoàn thiện. Khi đó, thay vì kêu gọi đồng nghiệp bắt chước chúng ta, lời chứng của chúng ta là lời mời gọi họ cũng để cho Chúa Giê-xu thay đổi, hoàn thiện như cách Chúa đang làm cho chúng ta. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần tích cực rèn tập để lớn lên trong Đấng Christ. Lòng thương xót của Chúa không phải là cớ để chúng ta cứ ở trong tội lỗi.

NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA PHONG TRÀO (MÁC 1:21-45)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phân đoạn Mác 1:21-34 tường thuật những sự kiện diễn ra trong ngày Sa-bát, ngày dành riêng cho việc nghỉ ngơi và trong số đó có các sự kiện đã xảy ra trong nhà hội (Mác 1:21-28). Điểm nhấn quan trọng của phần này cho thấy đời sống của Chúa Giê-xu gắn kết chặt chẽ với chu kỳ làm việc, nghỉ ngơi và thờ phượng hằng tuần; sách Mác không hề phớt lờ hay phủ nhận điều này. Trong thời đại của chúng ta, chu kỳ này đã bị giảm thiểu rất nhiều; chúng ta cần tự nhắc nhở rằng chính Chúa Giê-xu đã giữ chu kỳ làm việc-nghỉ ngơi mỗi tuần. Ngoài ra, điều quan trọng không kém là Chúa Giê-xu cũng đã thi hành công tác rao giảng chân lý và chữa lành cũng trong ngày Sa-bát. Đó là lý do đã khiến Ngài gặp phải sự chống đối của người Pha-ri-si. Chúa Giê-xu cho thấy ngày Sa-bát không chỉ là ngày nghỉ ngơi khỏi mọi công việc, nhưng cũng là ngày của tình yêu và lòng thương xót.[1]

Ngoài chu kỳ hằng tuần, chúng ta còn có nhịp sống mỗi ngày. Sau ngày Sabát, Chúa Giê-xu đã thức dậy “khi trời vẫn còn tối” để cầu nguyện (Mác 1:35). Mỗi ngày, ưu tiên quan trọng nhất của Chúa Giê-xu là gắn kết với Đức Chúa Trời. Chi tiết Chúa Giê-xu cầu nguyện một mình rất quan trọng cho thấy cầu nguyện không phải là một màn trình diễn trước đám đông, nhưng là cuộc gặp gỡ cá nhân. Cầu nguyện mỗi ngày dường như là điều rất khó thực hiện đối với những người đi làm. Thiết lập giờ cầu nguyện đều đặn mỗi sáng là điều gần như không thể thực hiện được vì nhiều lý do: công việc gia đình, chổ làm xa nhà, giờ làm việc sớm, ước muốn bắt đầu làm việc sớm để nhanh chóng hoàn tất những trách nhiệm trong ngày hay đã thức khuya đêm trước để làm xong những việc còn dang dở hoặc để giải trí. Ngay cả khi chọn thời điểm khác trễ hơn trong ngày để cầu nguyện thì vẫn khó thực hiện. Không có chổ nào trong sách Mác nói đến hình phạt dành cho những người không cầu nguyện hoặc không thể cầu nguyện trước mỗi ngày cho những công tác đang chờ đợi họ. Nhưng sách Mác mô tả Chúa Giê-xu, người bận rộn, cầu nguyện mỗi ngày cho công tác và cho những người Đức Chúa Trời đặt để bên cạnh mình. Giữa những áp lực của trách nhiệm trong đời sống, giờ cầu nguyện mỗi ngày dường như là một điều xa xỉ mà chúng ta không thể có được. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu đã không bắt đầu ngày làm việc mà thiếu sự cầu nguyện, giống như chúng ta không thể đi làm việc mà lại không mang giày.

Dành riêng thì giờ cố định để cầu nguyện là một việc tốt, nhưng đó không phải là cách duy nhất để cầu nguyện. Chúng ta vẫn có thể cầu nguyện đang khi làm việc. Một cách rất hữu ích đó là cầu nguyện ngắn vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Phần “Tĩnh Nguyện Hằng Ngày cho Cá Nhân và Gia Đình” (Devotions for Individuals and Families) trong quyển Sách Cầu Nguyện Chung
(Book of Common Prayer) (trang 136-143), cung cấp cho chúng ta những lời cầu nguyện ngắn vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối dựa trên nhịp sinh hoạt và làm việc hằng ngày của chúng ta. Thậm chí có cả những lời cầu nguyện ngắn hơn nữa, chỉ một hoặc hai câu, có thể dùng khi chúng ta thực hiện xong một việc, chuẩn bị chuyển sang làm việc khác. Chúng ta có thể cầu nguyện trong khi mắt vẫn mở, dâng lời cảm tạ cách âm thầm hay lớn tiếng trước khi ăn, hay mang
theo một vật, một câu Kinh Thánh trong túi nhằm nhắc nhở chúng ta cầu nguyện. Có những quyển sách hướng dẫn rất hữu ích giúp chúng ta thiết lập giờ cầu nguyện hằng ngày như Finding God in the Fast Lane của Joyce Huggett[2] và The Spirit of the Disciplines của Dallas Willard.[3]

CHÚA CỦA NGÀY SA-BÁT (MÁC 2:23-3:6)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khi phân tích Mác 1:21-34, chúng ta đã biết ngày Sa-bát nằm trong nhịp sinh hoạt hằng tuần của Chúa Giê-xu. Xung đột nảy sinh giữa Chúa Giê-xu và người Pha-ri-si không phải là việc có nên giữ ngày Sa-bát hay không mà là giữ ngày Sabát như thế nào. Với người Pha-ri-si, việc giữ ngày Sa-bát chủ yếu được định nghĩa bởi những điều luật cấm không được làm việc. Điều họ quan tâm là điều răn cấm làm việc trong ngày Sa-bát (Xuất 20:8-11; Phục 5:12-15) khi áp dụng cụ thể nghĩa là không được làm việc gì?[1] Với người Pha-ri-si, ngay cả những việc làm bình thường của các môn đồ như bứt bông lúa cũng bị xem là vi phạm điều răn này. Điều cần lưu ý họ xem hành động này là không đúng luật (Mác 2:24), mặc dù trong điều răn thứ tư của Torah hoàn toàn không có chi tiết này. Người Pha-ri-si cho rằng cách giải nghĩa luật pháp của mình là có thẩm quyền và mang tính bắt buộc, mà không hề xét đến khả năng mình có thể hiểu sai điều răn. Ngoài ra, người Phari-si cũng xem việc Chúa Giê-xu chữa bệnh trong ngày Sa-bát (Mác 3:1-6) là đáng lên án. Đây là sự kiện chính khiến người Pha-ri-si bàn mưu chống lại Chúa Giê-xu. Trái ngược lại với người Pha-ri-si, Chúa Giê-xu có quan niệm tích cực về ngày Sa-bát: là ngày được thảnh thơi không phải làm việc, là món quà Đức Chúa Trời ban cho vì lợi ích của con người. “Sa-bát được tạo nên vì loài người, chứ không phải loài người được tạo nên vì ngày Sa-bát” (Mác 2:27). Hơn thế nữa, ngày Sa-bát mở ra những cơ hội để chúng ta bày tỏ tình yêu và lòng thương xót. Quan điểm tích cực này về ngày Sa-bát được hậu thuẫn bởi các sách tiên tri. Ê-sai 58 đã liên kết ngày Sa-bát với lòng thương xót và công bằng xã hội trong công tác phục vụ Đức Chúa Trời, với đỉnh điểm là mô tả ơn phước Đức Chúa Trời dành cho những ai “xem ngày Sa-bát là ngày vui thích” (Ê-sai 58:13-14). Ê-sai 58 đặt lòng thương xót, sự công bình và ngày Sa-bát cùng nhau gợi ý ngày Sa-bát sẽ trở thành ngày thờ phượng trọn vẹn khi chúng ta bày tỏ lòng thương xót và công chính. Mục đích chính của ngày Sa-bát là để ghi nhớ sự công bình và lòng thương xót của Đức Chúa Trời trong việc giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi thân phận nô lệ tại Ai Cập (Phục 5:15).

Phần ký thuật đầu tiên về ngày Sa-bát (Mác 2:23-28) bắt đầu từ việc các môn đồ của Chúa Giê-xu bứt bông lúa.[2] Trong sách Ma-thi-ơ cho biết thêm chi tiết các môn đồ của Chúa Giê-xu đang đói bụng, còn sách Lu-ca thì có thêm hành động họ vò bông lúa trên tay trước khi ăn. Sách Mác chỉ đơn thuần ghi lại các môn đồ của Chúa Giê-xu ngắt bông lúa, cho thấy đây là hành động mang tính ngẫu nhiên. Có thể các môn đồ chỉ vô tình bứt bông lúa và ăn. Khi bị những người Pha-ri-si chất vấn, cách Chúa Giê-xu trả lời mới nghe có vẻ thật kỳ lạ, bởi vì Ngài nhắc lại câu chuyện nói về đền thờ, chứ không phải về ngày Sa-bát.

Các ngươi chưa từng đọc về chuyện Đa-vít đã làm khi người cùng những người đi theo lâm vào cảnh túng đói sao? Trong thời A-bia-tha làm thầy tế lễ thượng phẩm, Đa-vít đã vào nhà Đức Chúa Trời ăn bánh cung hiến và cho những người đi theo ăn nữa, dù bánh ấy chỉ có những thầy tế lễ mới được phép ăn. (Mác 2:25–26)

Các học giả đã tranh luận lời biện hộ của Chúa Giê-xu có thật sự phù hợp với những nguyên tắc phân tích và tranh luận của người Do Thái hay không và nếu có thì phù hợp như thế nào?[3] Tại đây điểm nhấn là việc xác định về khái niệm “sự thánh khiết.” Cả ngày Sa-bát và đền thờ (cùng những vật dụng bên trong) đều được Kinh Thánh xem là “thánh.”[4] Ngày Sa-bát là một thời điểm thiêng liêng; đền thờ là một nơi chốn linh thiêng. Tuy nhiên bài học về thánh khiết rút ra từ điều này vẫn có thể áp dụng cho điều kia.

Điều Chúa Giê-xu muốn nói sự thánh khiết của đền thờ không hề ngăn trở hành động thương xót và công chính. Chốn linh thiêng trên đất là nơi dành cho sự thánh khiết, nhưng không phải để tách biệt khỏi thế giới. Nhưng ngược lại đó là nơi bày tỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, là nơi Ngài bảo tồn và phục hồi thế giới này. Do đó nơi được biệt riêng cho Chúa về cơ bản phải là chổ bày tỏ sự công chính và lòng thương xót. “Ngày Sa-bát [bao hàm cả đền thờ] được tạo nên vì loài người, chứ không phải loài người được tạo nên vì ngày Sa-bát” (Mác 2:27). Phần tường thuật của Ma-thi-ơ về câu chuyện này có thêm chi tiết, “Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải sinh tế,” trích từ Ô-sê 6:6 (Ma-thi-ơ 12:7) càng làm rõ hơn ý trên. Quan điểm này cũng đã được nhắc lại trong câu chuyện thứ hai xảy ra trong ngày Sa-bát, khi Chúa Giê-xu chữa lành ngay trong nhà hội (Mác 3:1-6). Câu hỏi then chốt Chúa Giê-xu đặt ra là: “Trong ngày sa-bát được phép làm việc lành hay việc dữ, nên cứu người hay giết người?” Sự im lặng của những người Pha-ri-si trước câu hỏi này như một lời khẳng định rằng ngày Sa-bát được tôn trọng thông qua những việc lành, với việc cứu mạng người.

Thế thì điều này áp dụng như thế nào trong công việc của chúng ta? Nguyên tắc của ngày Sa-bát là chúng ta phải dành riêng một khoảng thời gian không làm việc và dùng khoảng thời gian đó để thờ phượng Chúa. Điều này không có nghĩa ngày Sa-bát là khoảng thời gian duy nhất chúng ta thờ phượng Chúa, hay công việc không thể là hành động thờ phượng. Nhưng nguyên tắc về ngày Sa-bát giúp chúng ta có thời gian để tập trung hướng đến Chúa theo một cách khác hơn những ngày làm việc khác trong tuần cũng như giúp chúng ta vui hưởng ơn phước của Ngài cách đặc biệt. Điều không kém quan trọng đó là nguyên tắc về ngày Sa-bát giúp chúng ta có điều kiện để bày tỏ lòng thờ phượng Chúa qua những việc làm bày tỏ tình yêu, lòng thương xót và sự quan tâm dành cho người xung quanh. Sự thờ phượng vào ngày Sa-bát sẽ giúp công việc chúng ta làm trong tuần thêm ý nghĩa. Bộ giải kinh Thần Học Công Việc nhìn nhận không có một quan điểm (thống nhất) của Cơ Đốc Giáo về ngày Sa-bát, nên trong tập giải kinh sách Lu-ca đã khai triển một góc nhìn khác về đề tài này với tiêu đề “Ngày Sa-bát và Công việc”.

NHỮNG ẨN DỤ VỀ CÔNG VIỆC (MÁC 4:26-29 VÀ 13:32-37)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Mác ghi lại hai ẩn dụ đặc biệt không có trong các sách Tin Lành khác. Cả hai ẩn dụ này đều rất ngắn và liên quan đến công việc. Ẩn dụ thứ nhất so sánh vương quốc Đức Chúa Trời với một hạt giống đang lớn lên trong Mác 4:26-29. Ẩn dụ này có những nét tương đồng với một ẩn dụ khác quen thuộc hơn, ngay sau đó là ẩn dụ về hạt cải (c. 30-34), và có những chi tiết giống với ẩn dụ về người gieo giống trong Mác 4:1-8. Mặc dù ẩn dụ này đặt trong bối cảnh nghề nông, nhưng vai trò của người nông dân bị tối giản cách có chủ ý: “người ấy chẳng biết thể nào” hạt giống mọc lên (Mác 4:27). Điều được nhấn mạnh trong ẩn dụ này là Đức Chúa Trời mở rộng vương quốc của Ngài bởi năng quyền không sao giải thích được. Tuy nhiên, người nông dân vẫn phải “thức khuya dậy sớm” để chăm sóc cây (Mác 4:26) và cầm lưỡi hái để thu hoạch (Mác 4:28). Chúa sẽ ban phép lạ cho những ai làm tốt công việc được giao phó.

Ẩn dụ thứ hai chỉ có trong sách Tin Lành Mác được ghi lại trong 13:32-37. Ẩn dụ này minh họa thái độ cần có của các môn đồ khi chờ đợi Chúa Giê-xu tái lâm. Điểm thú vị của ẩn dụ này được trình bày trong lời phán của Chúa Giê-xu: “cũng như một người kia sắp lên đường đi xa, khi rời nhà, giao quyền cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và dặn người gác cửa phải tỉnh thức” (Mác 13:34) mô tả hình ảnh người chủ đi xa, và giao công việc cho mỗi đầy tớ của mình. Khác với cách suy nghĩ của nhiều người, vương quốc của Đức Chúa Trời không giống như một người chủ đi đến một nơi xa và hứa sẽ gọi (đem) các đầy tớ đến ở với người chủ tại nơi xa đó. Không, người chủ sẽ trở về, vì vậy người chủ giao cho những người đầy tớ trách nhiệm trông nom và đầu tư làm lợi cho cơ ngơi của mình trong lúc họ chờ đợi ngày ông chủ trở về.

CHÚA GIÊ-XU, NGƯỜI THỢ (MÁC 6:1-6)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sự kiện xảy ra tại quê nhà của Chúa Giê-xu cho chúng ta một ít thông tin hiếm hoi về công việc Chúa Giê-xu đã làm trước khi Ngài đi rao giảng đây đó. Bối cảnh của sự kiện này là những bạn hữu và người quen của Chúa Giê-xu không tin rằng một cậu bé thân quen tại địa phương lại trở thành một người thầy và một tiên tri vĩ đại. Họ phàn nàn rằng: “Làm sao tay ông ta có thể làm được nhiều việc quyền năng như thế! Chẳng phải ông nầy là người thợ mộc, con trai Ma-ri, anh của Giacơ, Giô-sê, Giu-đe, và Si-môn đó sao? Các em gái ông chẳng phải đang ở đây với chúng ta sao?” (Mác 6:2-3). Đây là phân đoạn duy nhất trong Kinh Thánh trực tiếp nhắc đến công việc của Chúa Giê-xu. Trong Ma-thi-ơ 13:55, Chúa Giê-xu được gọi là “con trai bác thợ mộc”; còn Lu-ca và Giăng đều không nhắc gì đến công việc của Ngài. Trong tiếng Hy Lạp, từ này (tekton) có thể chỉ về một người thợ xây dựng hay thợ thủ công trong bất cứ ngành nghề nào,[1] nhưng thường trong xứ Pa-lét-tin nó chỉ có thể là thợ mộc hoặc thợ gốm. Từ này được dịch sang tiếng Anh là “thợ mộc” có thể vì lúc dịch bản Kinh Thánh đầu tiên sang tiếng Anh, gỗ là nguyên liệu xây dựng phổ biến ở Luân Đôn.

Cho dù như thế nào, Chúa Giê-xu kể rất nhiều ẩn dụ có bối cảnh công trường, công việc xây dựng. Những ẩn dụ này có phản ánh kinh nghiệm của chính Chúa Giê-xu không? Có phải Ngài đã từng xây hàng rào, đào hầm ép rượu hay xây một tòa tháp trong vườn nho và chứng kiến những xung đột giữa chủ đất và những người làm thuê (Mác 12:1-12)? Có phải người ta đã từng mướn Chúa Giê-xu xây một tòa tháp nhưng chỉ mới xây được một nửa thì đã hết tiền trả công và không trả phần còn lại (Lu 14:28-30)? Có phải Ngài nhớ cha mình (Giô-sép) từng dạy cách đào sâu đến đá để xây nền cho căn nhà có thể đứng vững trước mưa bão (Ma-thi-ơ 7:24-27)? Có phải Ngài từng thuê thợ phụ và đối diện với những lời than trách về chuyện tiền công (Ma-thi-ơ 20:1-16)? Có phải Ngài từng làm công cho một tay quản gia muốn Ngài nhúng tay vào kế hoạch lừa gạt ông chủ của hắn (Lu 16:1-16)?

Tóm lại, khi Chúa Giê-xu rao giảng bằng cách kể các ẩn dụ có bao nhiêu phầnđược tích lũy từ chính kinh nghiệm làm việc của Ngài là một người thợ trong bối cảnh kinh tế-xã hội ở thế kỷ thứ nhất? Chúng ta không có câu trả lời chính xác, nhưng gắn kết những kinh nghiệm của Chúa Giê-xu trong vai trò người thợ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những ẩn dụ của Ngài.

Của Cải (Mác 10:17-22)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Một trong các phân đoạn của sách Mác đề cập trực tiếp đến phương diện kinh tế-tài chính là câu chuyện một thanh niên giàu có đến gặp Chúa Giê-xu và hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Câu trả lời của Chúa Giêxu trong Mác 10:18 liệt kê sáu mạng lệnh trong số Mười Điều Răn liên quan trực tiếp đến khía cạnh xã hội. Điểm thú vị ở đây là điều răn “không được tham muốn” (Xuất 20:17; Phục 5:21) lại được trình bày với định nghĩa giao dịch-thương mại là “đừng lừa đảo.” Người thanh niên giàu có này xác nhận đã “giữ mọi điều đó từ thuở niên thiếu” (Mác 10:20). Chúa Giê-xu chỉ ra điều anh ta còn thiếu là của cải trên thiên đàng, là điều chỉ nhận được bằng cách trao ban của cải trên đất này và đi theo Ngài, một người Ga-li-lê lang thang đây đó. Đây là trở ngại mà người thanh niên này không thể vượt qua. Dường như anh ta yêu thích sự tiện nghi và an ổn mà số của cải rất lớn đem lại. Mác 10:22 nhấn mạnh đến khía cạnh cảm xúc trong tình huống này khi cho biết “nghe vậy, anh sa sầm nét mặt, rồi buồn bã bỏ đi.” Chàng thanh niên này đã trăn trở trước sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, cho thấy trong anh có sự cởi mở với chân lý, nhưng anh ta không thể đeo đuổi đến cùng. Luyến tiếc, không thể tách rời của cải và địa vị đã chiến thắng thái độ sẵn sàng làm theo những lời dạy của Chúa Giê-xu.

Áp dụng điều này vào công việc của chúng ta ngày nay đòi hỏi sự nhạy bén và thành thật về những thiên hướng, tiêu chuẩn, giá trị của chúng ta; vì công việc cũng có thể ngăn cản chúng ta đi theo Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta có địa vị như chàng trai trẻ này, thì công việc có thể trở nên quan trọng hơn việc phục vụ người khác, làm việc lành hay thậm chí là dành thời gian cho gia đình, xã hội và đời sống thuộc linh, thậm chí cũng có thể ngăn trở chúng ta đáp lại lời kêu gọi của Chúa. Của cải và đặc quyền có thể khiến chúng ta trở nên kiêu ngạo hay vô cảm với những người xung quanh. Tất nhiên, nan đề này không chỉ xảy đến cho những người có địa vị và giàu có. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-xu với chàng trai trẻ này chứng tỏ sẽ rất khó để tự thúc đẩy bản thân thay đổi khi đang ở trên đỉnh cao của sự thành đạt. Trước khi chúng ta những người không có địa vị hay tiền bạc gì đáng kể cho rằng mình chắc sẽ không rơi vào trường hợp này, hãy tự hỏi bản thân, dựa theo tiêu chuẩn của đời, phải chăng chúng ta đã trở nên tự mãn bởi sự giàu có cùng với chút địa vị (tương đối) của mình.

Trước khi chúng ta khép lại câu chuyện này, có một khía cạnh quan trọng khác cần được nhắc đến. Đó là việc “Chúa Giê-xu trìu mến nhìn anh” (Mác 10:21). Mục đích của Chúa Giê-xu không phải để làm chàng trai trẻ này cảm thấy xấu hổ cũng không phải để dọa nạt, mà là yêu thương anh. Ngài kêu gọi anh từ bỏ của cải mình có là vì lợi ích của bản thân, đó là lý do Ngài nói: “Ngươi sẽ có kho báu ở trên trời; rồi hãy đến theo Ta.” Chính chúng ta sẽ là người bị thiệt thòi khi chúng ta để của cải hay công việc khiến chúng ta xa cách người khác và cắt đứt mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Giải pháp ở đây không phải là nỗ lực để trở nên tốt, nhưng là tiếp nhận Chúa; nghĩa là đi theo Đấng Christ. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ học biết có thể hoàn toàn phó thác những nhu cầu của cuộc sống cho Đức Chúa Trời, và chúng ta không cần bám víu của cải và địa vị mới có được sự đảm bảo đó.[1]

Địa Vị (Mác 10:13-16, 22)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khía cạnh đặc trưng của sách Mác trong cách tường thuật là sắp xếp các phân đoạn nói về việc các con trẻ được đem đến với Chúa Giê-xu ngay cạnh lời tuyên bố vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về những ai giống như các con trẻ ấy (Mác 10:13-16). Nương dựa vào Chúa, không tìm kiếm sự an ổn hay dựa dẫm vào của cải thường được xem là ý tưởng chung gắn kết các phân đoạn này. Nhưng thật ra, sự liên kết ở đây là vấn đề địa vị. Trong xã hội ở vùng Địa Trung Hải thời xưa, trẻ em hoàn toàn không có địa vị hoặc nếu có thì cũng bị xem là thấp kém.[1] Chúng không đạt đến bất cứ tiêu chuẩn nào mà con người thường dùng để đánh giá. Quan trọng hơn hết, chúng chẳng có tài sản gì. Ngược lại, chàng trai trẻ lại có quá nhiều thứ là biểu tượng cho địa vị (Mác 10:22) và anh ta sở hữu rất nhiều của cải. Trong phần tường thuật Lu-ca 18:18, anh ta được gọi là một vị quan. Nô lệ cho địa vị và của cải có lẽ đã khiến chàng trai trẻ giàu có bỏ lỡ cơ hội được vào vương quốc Đức Chúa Trời.

Trong công sở ngày nay, địa vị và của cải có thể đi đôi với nhau. Với những ai nhờ công việc, có thêm của cải lẫn địa vị, thì đây là một lời cảnh báo kép. Ngay cả khi chúng ta có thể quản lý tốt cách sử dụng của cải, thì việc tránh bị sụp bẫy nô lệ cho địa vị khó hơn nhiều. Gần đây, một nhóm tỉ phú đã nhận được sự quan tâm rất lớn của công chúng khi họ hứa sẽ cho đi ít nhất là phân nửa tài sản của mình.[2] Lòng rộng rãi của họ thật đáng kinh ngạc, và tất nhiên chúng tôi không có ý chỉ trích bất cứ ai trong số đó. Tuy nhiên, chúng tôi tự hỏi, nếu họ đã có thể cho đi số tài sản nhiều đến thế, thì tại sao họ không cho đi nhiều hơn một nửa tài sản của mình? Nửa tỷ Mỹ kim vẫn là quá dư dả để có thể hưởng thụ một đời sống thoải mái. Phải chăng việc muốn giữ lại địa vị là một tỷ phú (hay ít nhất là “nửa” tỷ phú) đã ngăn trở họ cho đi toàn bộ tài sản vì những mục đích mà họ biết rõ là quan trọng? Đối với những người làm công bình thường thì điều này có gì khác không? Phải chăng việc duy trì địa vị đã ngăn cản chúng ta dành nhiều thời gian, tài năng và của cải để đầu tư vào những điều thật sự quan trọng?

Câu hỏi này vẫn đặt ra cho những ai có địa vị nhưng không có của cải. Học giả, chính trị gia, mục sư, nghệ sĩ và rất nhiều người khác có thể có địa vị cao trọng nhờ công việc của mình nhưng không hẳn là họ sẽ kiếm được nhiều tiền, ví dụ: địa vị có thể đến từ việc được làm ở một trường đại học nào đó hay được một nhóm người coi trọng, tán tụng. Liệu địa vị có ngăn trở chúng ta dám trả giá để bảo vệ quan điểm không được số đông ủng hộ hay ra đi để làm một công việc có kết quả hơn?

Chúng ta có chấp nhận để địa vị trong công việc của mình bị ảnh hưởng vì các mục đích như phục vụ người khác, chống lại sự bất công, gìn giữ phẩm chất đạo đức, hay tra xét chính mình theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời? Chúng ta chấp nhận để địa vị của mình bị ảnh hưởng đến mức nào? Chỉ một chút thôi? Chúa Giêxu đã có tất cả những địa vị cao trọng và còn hơn thế nữa. Có lẽ đó là lý do Ngài cầu nguyện mỗi ngày với Đức Chúa Cha, để gạt địa vị sang một bên và thường xuyên tiếp xúc với những người tai tiếng.

Ân Điển Của Đức Chúa Trời (Mác 10:23-31)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Những lời tiếp theo của Chúa Giê-xu (Mác 10:23-25) giải thích chi tiết hơn về tầm quan trọng của cuộc gặp trước đó, khi Chúa Giê-xu nhấn mạnh sự khó khăn mà người giàu phải đối diện khi bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Phản ứng của chàng trai trẻ cho thấy người giàu bị ràng buộc bởi tài sản cũng như địa vị. Một điều quan trọng đó là chính các môn đồ cũng “ngạc nhiên” trước những lời tuyên bố của Chúa Giê-xu về sự giàu có. Có lẽ điều đáng lưu ý ở đây là khi Chúa Giê-xu lặp lại lời Ngài đã phán trong Mác 10:24 gọi các môn đồ là “các con”[1] cho thấy họ không còn ở dưới gánh nặng của địa vị; trước đó khi các môn đồ đi theo Chúa Giê-xu thì họ đã được thoát khỏi ách của sự giàu có.

Tại đây khi Chúa Giê-xu dùng hình ảnh ẩn dụ về con lạc đà và lỗ kim (Mác 10:25) có lẽ Ngài không có ý ám chỉ về cái cửa nhỏ nào đó ở thành Giê-ru-sa-lem (chỉ là truyền thuyết)[2] nhưng có thể là cách chơi chữ giữa hai từ tương tự nhau trong tiếng Hy Lạp: kamelos có nghĩa là lạc đà và kamilos có nghĩa là loại dây thừng lớn, nặng. Việc cố ý dùng hình ảnh vô cùng phi lý chỉ đơn thuần để nhấn mạnh đến tính chất bất khả thi của việc người giàu được cứu mà không cần đến sự giúp đỡ thiên thượng. Điều này cũng được áp dụng cho cả người nghèo, thế thì “ai có thể được cứu?” (Mác 10:26). Lời hứa về sự giúp đỡ thiên thượng được nhắc đến trong Mác 10:27, “loài người không thể làm được việc nầy, nhưng với Đức Chúa Trời thì khác; vì Đức Chúa Trời làm được mọi sự.” Lời khẳng định này giúp những độc giả như chúng ta khỏi bị cuốn theo lối suy nghĩ có ác cảm về người giàu là gian dối và chỉ biết thủ lợi cho chính mình.

Điều này đã dẫn đến việc Phi-e-rơ biện minh cho thái độ của các môn đồ, cũng như việc họ đã bỏ lại tất cả để theo Chúa Giê-xu. Lời đáp của Chúa Giê-xu khẳng định trên thiên đàng đã dành sẵn những phần thưởng cho những ai bằng lòng hy sinh. Một lần nữa, những điều mà họ đã từ bỏ (“nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng”) có thể chỉ về địa vị chứ không chỉ là sự từ bỏ cuộc sống dư dật về vật chất. Cho đến đây, phần ký thuật này có thể phản ánh lòng yêu mến những thứ ở đời hay địa vị mà những thứ đó đem lại. Nhưng Mác 10:31 đã kết lại phần tường thuật với lời nhấn mạnh rất sinh động về địa vị, “có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối, và người cuối sẽ trở nên đầu.” Lời kết này rõ ràng nhấn mạnh đây là vấn đề về địa vị. Sau đó Chúa Giê-xu đã công bố điều này cách cụ thể bằng ngôn ngữ trong môi trường công sở: “Ai muốn làm lớn trong các con thì phải làm đầy tớ còn ai muốn đứng đầu trong các con thì phải làm nô lệ cho mọi người” (Mác 10:43-44). Suy cho cùng, nô lệ đơn thuần là người làm việc mà không hề có địa vị, họ thậm chí không có quyền được sở hữu kết quả công việc họ đã làm (những điều này thuộc về người chủ). Địa vị đúng đắn của một người đi theo Chúa Giê-xu là địa vị của con trẻ hoặc nô lệ, chính xác hơn là không có địa vị. Dù chúng ta có nắm giữ những vị trí cao trọng hay có thẩm quyền đi nữa, chúng ta nên xem chủ sở hữu của địa vị và quyền lực đó là Đức Chúa Trời chứ không phải chính mình. Chúng ta chỉ đơn thuần là những nô lệ của Chúa, đại diện cho Ngài nhưng không hề có địa vị vốn chỉ thuộc về Ngài mà thôi.

SỰ KIỆN XẢY RA TẠI ĐỀN THỜ (MÁC 11:15-18)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sự kiện Chúa Giê-xu đuổi những người buôn bán và đổi tiền ra khỏi đền thờ chứa đựng hàm ý về buôn bán, thương mại. Đã có những tranh luận về ý nghĩa thật sự của hành động này, dựa theo sự tường thuật của các sách Tin Lành cũng như từ các nghiên cứu về Chúa Giê-xu dựa trên lịch sử và truyền thống.[1] Thái độ của Chúa Giê-xu dường như là “hung hăng, gây hấn” khi Ngài đuổi tất cả những người tham gia việc mua bán trong sân đền thờ, dù đó là buôn bán những con vật tinh sạch và chim chóc dùng cho việc dâng của lễ hay đổi bạc để dùng dâng hiến cho đền thờ. Có ý kiến cho rằng đây là sự phản đối việc những người buôn bán áp đặt giá bán quá cao, là một hình thức bóc lột người nghèo khi họ đến đền thờ dâng hiến.[2] Có cách giải thích khác thì cho rằng đây là hành động bác bỏ việc đóng thuế đền thờ mỗi năm nửa siếc-lơ.[3] Cũng có cách giải thích khác nữa xem đây là một hành động tiên báo cho điều sắp xảy ra: việc mua bán trong đền thờ sẽ bị chấm dứt như là hình bóng về sự sụp đổ sắp đến của đền thờ.[4]

Với giả định chúng ta đồng nhất đền thờ (trong thời Chúa Giê-xu) với Hội Thánh ngày nay, thì sự kiện này gần như nằm ngoài phạm vi áp dụng của chúng ta, là các công việc trong môi trường không liên hệ với Hội Thánh. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể lưu ý một điều đó là sự kiện này soi sáng cho chúng ta đôi chút trong các tình huống về những người muốn lợi dụng Hội Thánh để bảo vệ quyền lợi cá nhân tại nơi làm việc. Việc gia nhập hay lợi dụng Hội Thánh để bảo vệ, duy trì những quyền lợi trong kinh doanh hay ưu thế tại nơi làm việc sẽ gây tổn hại về phương diện kinh tế cho cộng đồng (Hội Thánh) và phá hoại trong phương diện tâm linh của chính cá nhân đó. Ở đây chúng tôi không có ý cho rằng tín hữu và Hội Thánh không nên giúp nhau để làm việc hay hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng nếu Hội Thánh trở thành công cụ kinh doanh, thì đặc tính minh bạch của Hội Thánh sẽ bị hủy hoại và lời chứng của Hội Thánh sẽ bị phai mờ.

ĐÓNG THUẾ VÀ SÊ-SA (MÁC 12:13-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Đề tài đóng thuế đã xuất hiện cách gián tiếp trong phần tường thuật về sự kêu gọi Lê-vi (Mác 2:13-17, xem phần trên). Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về phương diện ý nghĩa, nhưng trong phân đoạn này đề tài đóng thuế được đề cập trực tiếp hơn. Điểm cần lưu ý là về bản chất sự kiện được mô tả ở đây là một kế hoạch để gài bẫy Chúa Giê-xu. Nếu Chúa Giê-xu ủng hộ việc đóng thuế cho chính quyền Rô-ma, những người đi theo Ngài sẽ bất mãn. Ngược lại, nếu Chúa Giê-xu phản đối việc đóng thuế, Ngài sẽ bị tố cáo là phản quốc. Vì sự kiện này xoay quanh một bối cảnh cụ thể, nên chúng ta cần cẩn thận trong việc áp dụng phân đoạn này cho những bối cảnh khác.

Câu trả lời của Chúa Giê-xu cho âm mưu gài bẫy Ngài xoay quanh hai khái niệm về biểu tượng và quyền sở hữu. Khi người ta đưa cho Chúa Giê-xu một đồng đơ-ni-ê là tiền lương một ngày, Chúa Giê-xu đã hỏi “hình ảnh” (còn có nghĩa là “biểu tượng”) của ai được in trên đồng tiền. Có thể ẩn ý của câu hỏi này nhắc đến Sáng Thế Ký 1:26-27 cho biết con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời để tạo nên một sự tương phản có chủ ý. Đồng tiền mang hình ảnh của hoàng đế, nhưng con người mang hình ảnh của Đức Chúa Trời. Hãy trả cho hoàng đế những gì của hoàng đế (tiền), nhưng hãy trả cho Đức Chúa Trời những gì của Đức Chúa Trời (đó là đời sống của chúng ta). Con người mang hình ảnh của Đức Chúa Trời là trọng tâm không được nhắc đến, nhưng chắc chắn điều đó ẩn chứa trong cấu trúc lập luận song hành.

Khi sử dụng lập luận này, Chúa Giê-xu đặt vấn đề nộp thuế bên dưới đòi hỏi của Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta, nhưng không phải vì đó mà Ngài phản đối việc đóng thuế, mặc dù hệ thống thuế của chính quyền Rô-ma có thể đã bị lạm dụng. Nhưng Chúa Giê-xu cũng không hề phủ nhận tiền bạc thuộc về Đức Chúa Trời. Nếu như tiền bạc thuộc về Sê-sa, mà chính Sê-sa ở dưới thẩm quyền của Chúa (Rô 13:1-17; 1 Phi 2:13-14) thì quyền sở hữu của Đức Chúa Trời trên tiền bạc càng lớn hơn nữa. Phân đoạn Kinh Thánh này không phải là lời biện hộ cho quan điểm sai lầm tách biệt giữa kinh doanh thuần túy là lợi nhuận với tôn giáo hoàn toàn là niềm tin. Đức Chúa Trời phủ nhận sự phân rẽ giữa thiêng liêng và thế tục. Chúng ta không thể bày tỏ mình là một người đi theo Đấng Christ nhưng lại hành xử như thể Chúa không quan tâm gì đến việc làm của chúng ta. Trong công việc, Chúa Giê-xu không cho chúng ta quyền để làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, nhưng cho chúng ta sự bình an trong những việc mà chúng ta không thể kiểm soát. Chúng ta có thể quyết định làm việc cách trung thực (Mác 10:18), vì vậy đừng lừa gạt, gian dối trong công việc. Ngược lại, chúng ta không có quyền quyết định về việc có đóng thuế hay không (Mác 12:17), vì vậy hãy cứ đóng thuế.[1]

THẬP TỰ GIÁ VÀ SỰ PHỤC SINH (MÁC 14:32-16:8)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chủ đề địa vị và ân điển lại một lần nữa được nhấn mạnh khi Chúa Giê-xu bị xét xử và đóng đinh trên thập tự giá. “Vì Con Người đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ, và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10:45). Sự phục vụ của Chúa Giê-xu thậm chí đòi hỏi Ngài phải gạt bỏ tất cả mọi địa vị Ngài có:

Con Người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo. Họ sẽ kết án tử hình Người, rồi giao cho dân ngoại; người ta sẽ chế nhạo Người, khạc nhổ trên Người, đánh đòn và giết chết Người; nhưng sau ba ngày, Người sẽ sống lại. (Mác 10:33–34)

Dân chúng đã đúng khi tung tô Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a và là một vị Vua (Mác 11:8-11). Nhưng Ngài đã từ bỏ địa vị đó mà cam chịu những lời vu oan của tòa án người Do Thái (Mác 14:53-65), cuộc xử án vô lý của chính quyền Rô-ma (Mác 15:1-15), và chịu chết dưới tay những người mà Ngài đến để cứu vớt (Mác 15:21-41). Các môn đồ của Chúa Giê-xu thì phản bội (Mác 14:43-49), chối bỏ (Mác 14:66-72), và bỏ mặc Ngài (Mác 14:50-51), trừ ra một số người phụ nữ đã ủng hộ Chúa Giê-xu trong suốt thời gian Ngài thi hành chức vụ trên đất. Chúa Giê-xu đã nhận lấy địa vị thấp hèn nhất, bị Đức Chúa Trời và cả con người ruồng bỏ để đem lại sự sống đời đời cho chúng ta. Kết cuộc đắng cay nhất, Ngài cảm thấy bị chính Đức Chúa Trời bỏ mặc (Mác 15:34). Trong số các sách Tin Lành, chỉ có sách Mác tường thuật lại việc Ngài kêu lên những lời trong Thi Thiên 22:1, “Đức Chúa Trời của Con, Đức Chúa Trời của Con, sao Ngài lìa bỏ Con?” (Mác 15:34).

Công tác cuối cùng của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là chịu đựng sự ruồng rẫy của thế gian. Có lẽ bị hiểu lầm, bị miệt thị và bị bỏ rơi đối với Ngài cũng nặng nề chẳng khác gì phải chịu chết. Chúa Giê-xu ý thức rằng chỉ trong một ít ngày nữa Ngài sẽ vượt qua sự chết, thế nhưng việc Chúa Giê-xu bị hiểu lầm, khinh miệt và chối bỏ vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Rất nhiều người ngày nay cảm thấy bị bạn bè, gia đình, xã hội và thậm chí là chính Chúa bỏ rơi. Cảm giác bị bỏ rơi trong công việc thật sự rất kinh khủng.

Chúng ta có thể bị những đồng nghiệp xa lánh, bị vắt kiệt bởi công việc và hiểm nguy, lo lắng về doanh số, hiệu quả của công việc, sợ hãi vì nguy cơ bị mất việc, thiếu thốn với đồng lương và tiền trợ cấp ít ỏi. Những lời của Sharon Atkins, nhân viên lễ tân trong tác phẩm Working của Studs Terkel, có thể là tiếng nói chung của nhiều người ngày nay. “Sáng nào tôi cũng khóc. Tôi chẳng muốn thức dậy nữa. Tôi sợ cả ngày thứ sáu vì bị ám ảnh rồi ngày thứ hai lại đến. Lại thêm năm ngày nữa đang chờ đợi ở phía trước. Dường như vòng luẩn quẩn này chẳng bao giờ có hồi
kết. Tại sao tôi lại làm việc này?”[1]

Nhưng ân điển của Đức Chúa Trời chiến thắng ngay cả những “đòn chí mạng” mà công việc hay cuộc sống đem đến. Ân điển của Đức Chúa Trời chạm đến con người ngay trong giờ khắc Chúa Giê-xu thuận phục, khi viên đội trưởng thừa nhận rằng: “Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời!” (Mác 15:39). Ân điển chiến thắng cả sự chết khi Chúa Giê-xu sống lại. Những người phụ nữ được Đức Chúa Trời cho biết “Ngài sống lại rồi” (Mác 16:6). Trong phần trình bày về Mác 1:1-13, chúng ta có nói đến kết thúc đột ngột của sách Mác. Đây không phải là một câu chuyện đẹp dành cho những hoạt cảnh tôn giáo, mà là sự can thiệp quặn thắt tâm can của Đức Chúa Trời vào tận hang cùng ngõ hẻm trong công việc và cuộc sống của chúng ta. Ngôi mộ trống của người tử tù là bằng chứng mạnh mẽ hơn hết của việc “có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối, và người cuối sẽ trở nên đầu” (Mác 10:31). Tuy nhiên, ân điển lạ lùng này là cách duy nhất để công việc chúng ta có thể kết quả “gấp trăm lần hơn ngay trong đời này” và đời sống của chúng ta sẽ dẫn đến “sự sống đời đời trong đời sau” (Mác 10:30). Vì vậy, không gì ngạc nhiên khi “các bà đều chạy trốn vì quá kinh ngạc và run sợ. Họ chẳng dám nói gì với ai vì quá khiếp đảm” (Mác 16:8).

KẾT LUẬN: KẾT NỐI NHỮNG SỰ DẠY DỖ TRONG SÁCH MÁC

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Tin Lành Mác không được trình bày như một quyển cẩm nang hướng dẫn về công việc của con người, thế nhưng công việc lại luôn hiển hiện trong từng trang sách. Chúng ta đã rút ra những sự dạy dỗ quan trọng qua mạch truyện với những bức tranh về đời sống và công việc, và đem chúng áp dụng cho những vấn đề trong công sở của thế kỷ 21. Trong sách Mác có rất nhiều công việc và bối cảnh làm việc khác nhau nhưng chủ đề xuyên suốt là tất cả chúng ta đều được kêu gọi để thực hiện công tác chăm sóc, phục hồi và quản trị tạo vật của Đức Chúa Trời, ngay cả khi chúng ta chờ đợi ý định của Đức Chúa Trời cho thế giới này được thành tựu cách trọn vẹn khi Đấng Christ trở lại.

Trong bức tranh toàn cảnh này, điều ngạc nhiên đó là rất nhiều phần ký thuật của Mác xoay quanh chủ đề xác định về chính mình: “Tôi là ai?”. Mác cho thấy bước vào vương quốc Đức Chúa Trời đòi hỏi sự biến đổi trong nhận thức về chính mình và trong những mối liên hệ với cộng đồng. Trong thế giới cổ xưa, địa vị và nhân thân gắn kết chặt chẽ với sự giàu có và công việc hơn là trong thế giới hiện đại. Thế nhưng cốt lõi vấn đề thì không hề thay đổi. Địa vị vẫn ảnh hưởng trên những lựa chọn, quyết định và mục tiêu của những người đi làm như chúng ta. Dù ở thời đại nào, vai trò, danh hiệu, tư cách và mối liên hệ vẫn là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta. Chúng ta đều rất dễ bị cám dỗ khẳng định vị trí trong xã hội bằng phương tiện vật chất, của cải hay tầm ảnh hưởng; và ngược lại tất cả những điều này đều tác động chi phối trên các quyết định trong công việc của chúng ta. Tất cả những yếu tố này hợp lại tạo nên nhận thức về nhân thân, mà qua đó chính chúng ta tự trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” Do đó lời thách thức sẵn sàng từ bỏ mọi địa vị nơi trần gian của Chúa Giê-xu là vô cùng quan trọng. Rất ít người trong chúng ta được kêu gọi trong cùng cách thức phải rời bỏ hoàn toàn công việc mình đang làm như mười hai môn đồ ngày xưa. Tuy nhiên, thách thức đặt những nhu cầu của vương quốc Đức Chúa Trời ưu tiên hơn, quan trọng hơn địa vị trần gian là dành cho tất cả mọi người. Từ bỏ chính mình là yếu tố cốt lõi trong việc đi theo Chúa Giê-xu. Thái độ đó bao gồm việc từ chối để địa vị của chúng ta trong thế giới sa ngã này xác định “Tôi là ai?”

Từ bỏ chính mình cách triệt để như trên là một việc bất khả thi nếu không có ân điển của Đức Chúa Trời. Ân điển của Chúa là phép lạ biến đổi đời sống và công việc của chúng ta, giúp chúng ta có thể sống và phục vụ vương quốc của Đức Chúa Trời trong khi vẫn sống, làm việc giữa thế giới này. Tuy nhiên ân điển của Đức Chúa Trời không biến đổi chúng ta cách tức thời. Câu chuyện về các môn đồ là câu chuyện của thất bại và được phục hồi, câu chuyện về sự thay đổi từng chút theo thời gian chứ không phải thay đổi ngay lập tức. Cũng như họ, công tác phục vụ của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời vẫn bị ảnh hưởng bởi tội lỗi và thất bại. Giống như các môn đồ ngày xưa, chúng ta nhận biết ăn năn là điều cần thiết trong suốt hành trình của mình. Có lẽ chúng ta cũng sẽ giống họ trong việc để lại một di sản đời đời cho thế giới này, đó là việc mở mang bờ cõi của vương quốc Đức Chúa Trời qua công việc của chúng ta. Sự sống của vương quốc đó được thêm phần phong phú khi chúng ta sống với vị thế là công dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Dẫu việc từ bỏ những thứ ngăn trở chúng ta đi theo Đấng Christ cách trọn vẹn là điều không hề dễ dàng, nhưng chúng ta sẽ thấy phục vụ Chúa qua công việc còn xứng đáng gấp bội phần (Mác 10:29-32) hơn việc phục vụ bản thân hay theo đuổi những sự dại dột của loài người.

NHỮNG CÂU KINH THÁNH VÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG SÁCH MÁC

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

CÂU

CHỦ ĐỀ

Mác 1:16-20

Những môn đồ đầu tiên được kêu gọi khi họ đang làm việc. Mối liên hệ giữa họ và công việc đã được tái định hướng bởi mối liên hệ mới với Chúa Giê-xu.

Mác 1:35

Chúa Giê-xu định ra những thì giờ ban ngày (giờ làm việc) dành riêng để cầu nguyện và tâm giao với Đức Chúa Cha.

Mác 2:3,5

Một người không có khả năng làm việc đã được đem đến cho Chúa Giê-xu. Câu chuyện này không chỉ nói đến sự chữa lành, nhưng còn nói về đức tin và sự giúp đỡ của tập thể.

Mác 2:14-17

Lê-vi được kêu gọi làm môn đồ; ông đã đáp lại bằng việc sử dụng ngôi nhà và của cải mình có để bày tỏ lòng tôn kính Chúa Giê-xu, và cũng để tạo cơ hội cho người khác được gặp gỡ Ngài.

Mác 3:16-19

Mười hai môn đồ được chọn. Sự hiện diện của những danh hiệu trong danh sách liệt kê các môn đồ cho thấy tầm quan trọng của tính khí trong một nhóm người. Danh hiệu của Giu-đa chính là lời cảnh tỉnh rằng rất nhiều người tuyên bố đi theo Chúa Giê-xu nhưng thực chất lại chẳng sống cho vương quốc của Ngài. Cả hai ý trên đều rất thiết thực khi xem xét những mối liên hệ của chúng ta với các đồng nghiệp là những Cơ Đốc Nhân.

Mác 4:35-41; 6:45-52; 8:13-21

Ba phân đoạn với hình ảnh chiếc tàu nhấn mạnh về sự thiếu hiểu biết của các môn đồ. Đây là một phần trong ý đồ của Mác nhằm cho thấy những con người này đang trong tiến trình trở thành môn đồ, từ thất bại dần trở nên mạnh mẽ.

Mác 10:21-22

Chàng trai trẻ giàu có không thể dứt khoát từ bỏ của cải và địa vị. Địa vị là vấn đề quan trọng không khác gì sự giàu có ở trong câu chuyện này.

Mác 11:15-17

Chúa Giê-xu đã ngăn chặn hoạt động kinh doanh trong đền thờ, có lẽ vì những thói tục mà Ngài cho là bất công và lạm dụng.

Mác 12:15-17

Chúa Giê-xu đã trả lời cho câu hỏi hóc búa về việc nộp thuế bằng cách nhấn mạnh đến thẩm quyền tối thượng của Đức Chúa Trời nhưng vẫn không hề phủ nhận giá trị của việc nộp thuế.

GIỚI THIỆU SÁCH LU-CA

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Tin Lành Lu-ca công bố Chúa Giê-xu là vị vua đến thế gian. Ngài được Đức Chúa Trời ban quyền cai trị để chỉnh sửa lại mọi sai trật đã xảy ra sau khi tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va phản nghịch Đức Chúa Trời và sa ngã. Hiện tại, thế giới đa phần bị cai trị bởi thế lực chống nghịch với thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Dầu vậy, thế giới này vẫn là vương quốc của Đức Chúa Trời, và những điều bình thường xảy ra hằng ngày, trong đó có công việc, cũng thuộc về vương quốc của Ngài. Đức Chúa Trời quan tâm sâu sắc đến cách quản trị, tính hiệu quả, vấn đề công bằng và văn hóa trong thế giới của Ngài.

Chúa Giê-xu vừa là vua vừa là gương mẫu cho tất cả những người nắm giữ quyền lực. Mặc dù Cơ Đốc Nhân quen với việc xưng Chúa Giê-xu là “vua”, nhưng đối với nhiều người, có vẻ như danh hiệu này chủ yếu thể hiện sự sùng bái hơn là nói đến quyền cai trị trên một vương quốc thật sự. Chúng ta nói Chúa Giê-xu là vua, nhưng thường hiểu theo nghĩa Ngài đứng đầu hàng giáo phẩm hoặc xem Ngài như người sáng lập tôn giáo. Nhưng Lu-ca cho biết Chúa Giê-xu là Đấng thiết lập lại vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất. Khi Chúa Giê-xu hiện diện trong thân xác con người, ngay cả Sa-tan và những thuộc hạ của nó cũng nhận biết quyền cai trị của Ngài (xem Lu-ca 8:32); quyền năng của Chúa Giê-xu là điều không thể phủ nhận. Sau khi Chúa Giê-xu về trời, chúng ta là các công dân của vương quốc Đức Chúa Trời dựa theo khuôn mẫu của Ngài để thực thi quyền lực.

Vai trò lãnh đạo của Chúa Giê-xu ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, không ngạc nhiên khi sách Tin Lành Lu-ca có nhiều áp dụng liên quan đến công việc. Lu-ca rất quan tâm đến những chủ đề liên quan đến công việc. Chúng ta sẽ cùng thảo luận các chủ đề này như sự giàu có và quyền lực, kinh tế, công tác quản trị, sự xung đột, công tác lãnh đạo, năng suất công việc, sự chu cấp và chuyện đầu tư. Chúng ta sẽ cố gắng nghiên cứu theo trình tự của bản văn sách Lu-ca, mặc dù thỉnh thoảng cũng lấy vài phân đoạn ra khỏi trình tự để có thể xem xét chúng chung với những đoạn khác có cùng chủ đề. Chúng ta sẽ không thảo luận những phân đoạn không liên quan nhiều đến công việc, người làm việc và nơi làm việc.

Ngày Làm Việc Đầy Kinh Ngạc của Xa-cha-ri (Lu 1:8-25)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Tin Lành Lu-ca bắt đầu tại nơi công sở và tiếp tục câu chuyện lịch sử dài về sự xuất hiện của Đức Giê-hô-va tại nơi làm việc (ví dụ: Sáng 2:19-20; Xuất 3:1-5). Thiên sứ Gáp-ri-ên đã viếng thăm Xa-cha-ri vào ngày làm việc quan trọng nhất đời ông - ngày ông được chọn để hành lễ trong nơi chí thánh của đền thờ Giê-ru-sa-lem (Lu 1:8). Chúng ta không quen với suy nghĩ đền thờ là nơi làm việc, nhưng tại nơi đó, các thầy tế lễ và người Lê-vi đã tham dự vào việc giết mổ các con thú dâng làm của lễ, nấu nướng, trông nom, dọn dẹp, tính toán và nhiều hoạt động khác. Đền thờ không chỉ đơn thuần là một trung tâm tôn giáo, mà còn là trung tâm kinh tế và xã hội của người Do Thái. Xa-cha-ri đã chịu tác động rất mạnh mẽ bởi cuộc gặp gỡ với Đức Giê-hô-va đến nỗi ông không thể nói cho đến khi ông làm chứng về sự chân thật của Lời Chúa.

Người Chăn Nhân Lành Đến Giữa Những Người Chăn (Lu 2:8-20)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Cuộc gặp gỡ thứ hai tại nơi công sở diễn ra cách đền thờ vài dặm. Một nhóm người chăn đang thức đêm giữ bầy thì được một đoàn thiên sứ viếng thăm, loan báo sự ra đời của Chúa Giê-xu (Lu 2:9). Người chăn chiên thường bị coi là thành phần bất hảo, bị xã hội xem thường nhưng Đức Chúa Trời đoái xem họ với ân sủng. Cũng giống như thầy tế lễ Xa-cha-ri, những người chăn chiên đã bị Chúa làm gián đoạn công việc thường ngày bằng một phương cách hết sức bất ngờ. Luca mô tả một thực tế đó là việc gặp gỡ Chúa không chỉ dành riêng cho ngày chúa nhật, ngày bồi linh hay những chuyến công tác mục vụ. Thay vào đó, mỗi thời khắc đều chứa đựng cơ hội Chúa bày tỏ chính mình. Sự áp lực và sự đơn điệu của công việc hằng ngày có thể làm tâm linh của chúng ta chai lì, mất cảm giác, giống như những người sống cùng thời với Lót đã để cho thói quen “ăn uống, mua bán, trồng trọt và xây cất” làm mờ mắt, khiến họ không thấy được sự đoán phạt sắp xảy ra cho thành phố mà họ đang sống (Lu 17:28-30).[1] Nhưng Đức Chúa Trời có thể đem sự tốt lành và vinh hiển của Ngài vào giữa nhịp sống thường ngày của chúng ta.

Bản Mô Tả Công Việc Của Chúa Giê-Xu: Làm Vua (Lu 1:26-56, 4:14-22)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents
TẠO VIỆC LÀM Ở NƠI KHÔNG CÓ

Albert Black đã để tâm quan sát việc Đức Chúa Trời “thình lình can thiệp vào” công việc của ông. Ông bắt đầu kinh doanh tại khu phố nơi ông lớn lên bởi vì có quá nhiều người không có việc làm. Ông tin rằng mọi người cần việc làm. Công ty của Albert tên là On Target Supplies and Logistics, phân phối mọi thứ cho mọi người đúng lúc họ cần.

BÀI PHỎNG VẤN

HATTIE: Xin chào, tôi là HATTIE Bryant. Chương trình hôm nay là một ví dụ về chiến lược nhân lực đầy sáng tạo được triển khai bởi các chủ doanh nghiệp nhỏ trong vùng. Các doanh nghiệp nhỏ này đều phải tự triển khai chiến lược nhân sự vì không đủ lớn để thuê một nhân viên chuyên lo về mảng nhân lực. Những ông chủ doanh nghiệp hiểu rằng không thể nhét nhân viên vào những chỗ làm việc chật chội rồi để mặc họ làm sao thì làm. Cuộc đời con người không thể bị tách rời thành hai ngăn: ngăn công việc và ngăn cá nhân, còn ông chủ thì chẳng để ý gì đến đời sống cá nhân của nhân viên. Trong hàng trăm trường hợp mà chúng tôi đã nghiên cứu, chúng tôi đã được tiếp xúc với những ông chủ là những người nhận thấy vai trò của mình không chỉ là một CEO (giám đốc điều hành)
nhưng còn là huấn luyện viên, là người cố vấn, là giáo viên, là cha là mẹ, và là người hướng dẫn cho những nhân viên của họ. Bạn muốn phát triển công việc kinh doanh của mình? Hãy học từ một thiên tài. Một người thật sự biết cách giúp những người đồng hành với mình trong công việc có môi trường tốt nhất để thể hiện khả năng
trong họ.

HATTIE (thuyết minh): Albert Black là một nhà kinh doanh, ông tự mình gây dựng gia sản. Sinh ra trong gia đình bảy người con, gia đình Albert sống trong khu phố được chính phủ trợ cấp. Ông đã bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên khi mới được tám tuổi. Và ngày nay ông đã biến ước mơ của mình thành hiện thực.

ALBERT BLACK: Việc kinh doanh của tôi đã bắt đầu ngay tại Frasier Courts. Tôi nhớ mình đã từng đi thuê một máy cắt cỏ và gõ cửa từng nhà hỏi mời cắt cỏ với giá 50 xu. Những gì tôi làm hiện tại thì cha tôi đã nói với tôi khi tôi mới 8 tuổi. Cha tôi là một người lịch thiệp, hay giúp đỡ người khác. Ông làm gác cổng và khuân vác hành lý tại một
khách sạn. Chính nhờ làm gác cổng nên ông quen biết một số lãnh đạo doanh nghiệp của Dallas. Sau này, khi không còn làm công việc đó nữa, ông nói tôi hãy trở thành nhà kinh doanh và lãnh đạo doanh nghiệp.

HATTIE: (thuyết minh) Albert đã sáng lập On Target Supplies and Logistics vào năm 1982, và giờ đây ông thuê 114 người, doanh thu của công ty là 10,2 triệu đô-la. Công ty của ông cung cấp giấy phô-tô, giấy máy in và hiện tại công ty cũng cung cấp dịch vụ quản lý kho hàng. Danh sách khách hàng của công ty là những doanh nghiệp lớn
ở vùng Dallas như: EDS, Texas Instruments, Southwestern Bell, Texas Utilities, American Airlines và Verizon.

HATTIE: Ông đã có được khách hàng đầu tiên như thế nào?

ALBERT: Chúng tôi đã đi lang thang khắp nơi, thật sự là lang thang đấy! Chúng tôi lang thang trên đường phố khắp Dallas, những con hẻm nhỏ, bất cứ nơi đâu có khách hàng. Lý do tôi bước vào công việc kinh doanh cũng chính là lý do tôi tiếp tục kinh doanh trong hiện tại. Chúng tôi muốn tạo việc làm và thuê nhân công. Chúng tôi xem đó
là việc Chúa làm và chúng tôi muốn được dự phần. Chúng tôi cũng muốn cải thiện cơ sở hạ tầng trong khu vực nội thành của các thành phố mà chúng tôi đang kinh doanh. Chúng tôi trả lương, thưởng hậu hĩnh cho nhân viên.

ALBERT: Với công việc cung cấp dịch vụ kho hàng và phân phối hàng hóa, trung bình thu nhập của một nhân viên ở On Target là 29.800 đô-la. Chúng tôi đã tạo việc làm ở các khu phố có nhiều người phải sống bằng trợ cấp từ tiền thuế và giúp họ trở thành những người có thu nhập và góp phần đóng thuế. Đây vốn là một tòa nhà bị bỏ hoang
trong khu ổ chuột, trước đây nó y như khu nhà bên kia đường. Chúng tôi cũng thuê một trung tâm cũ nát và biến nó thành một trung tâm thương mại.

HATTIE: Ô, Cách làm việc thật hiệu quả!

HATTIE (thuyết minh): Albert đã thành lập công ty On Target không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng vì không có đủ vốn nên cả hai vợ chồng ông đều phải kiếm việc làm thêm để hỗ trợ cho việc kinh doanh.

ALBERT: Tôi đã phải tìm một việc làm thêm. Tôi làm việc vào buổi tối. Nhưng tôi đặt ra mục tiêu cho công việc này. Mục tiêu làm thêm của tôi không chỉ để kiếm thêm thu nhập, nhưng là để học thêm các kỹ năng, năng lực quản lý, là những điều mà tôi có thể áp dụng cho công ty của tôi và giúp nó hoạt động hiệu quả hơn. Texas Utilities đã cho
phép tôi làm việc ở bộ phận máy tính của họ. Tôi đã quản lý hệ thống thông tin. Tôi quản lý công tác phát triển kỹ thuật. Tôi chăm sóc khách hàng ở mảng kỹ thuật.

HATTIE: Đó là việc ông làm vào buổi tối phải không?

ALBERT: Vâng, buổi tối, từ 5:00 chiều đến 1:00 sáng.

HATTIE: Vậy ông đến đây lúc...

ALBERT: Và tôi vẫn phải tiếp tục làm việc lúc 7:00 giờ sáng.

HATTIE: Ông đã ở đây từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, rồi sau đó đã tiếp tục làm thêm để kiếm tiền - kiếm vốn. Ông đã làm như vậy trong bao nhiêu tháng hay bao nhiêu năm?

ALBERT: 10 năm.

Cách Đức Chúa Trời công bố kế hoạch cứu chuộc thế giới trong bối cảnh tại hai nơi làm việc thật kỳ lạ; nhưng cách Ngài giới thiệu Chúa Giê-xu với một bản mô tả công việc lại càng lạ lùng hơn khi thiên sứ Gáp-ri-ên hiện đến báo cho Mari biết nàng sẽ sinh một con trai. “Con trai ấy sẽ được tôn trọng, được gọi là Con của Đấng Chí Cao. Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn” (Lu 1:32-33).

Có thể chúng ta không quen với suy nghĩ công việc của Chúa Giê-xu là “vua dân Y-sơ-ra-ên”, nhưng theo sách Tin Lành Lu-ca thì đó chính là công việc của Ngài. Lu-ca cũng cho chúng ta biết chi tiết về công tác làm vua của Chúa Giê-xu: thi hành những việc quyền năng, đánh đuổi kẻ kiêu ngạo, truất ngôi những kẻ thống trị, cất nhắc những người khiêm nhường, cho người đói được đầy thức ngon, đuổi kẻ giàu về tay không, giúp đỡ Y-sơ-ra-ên là đầy tớ Ngài, và nhớ lại sự thương xót của Ngài với Áp-ra-ham và dòng dõi người đến muôn đời (Lu 1:51-55). Những câu Kinh Thánh nổi tiếng này thường được gọi là Magnificat - Bài Ca Ngợi của Ma-ri, khắc họa Chúa Giê-xu như một vị vua thực thi quyền lực kinh tế, chính trị và cả quân sự. Không giống những vị vua của thế giới tội lỗi, Chúa Giê-xu dùng quyền lực của vị vua để đem phúc lợi cho những thần dân cô thế, bị thiệt thòi nhất của mình. Chúa Giê-xu không tìm hậu thuẫn từ những người có thế lực hay có quan hệ rộng để giúp chống đỡ cho vương triều của Ngài. Chúa Giê-xu không đàn áp dân chúng hay bắt họ đóng thuế nhằm phục vụ cho những thói quen xa xỉ. Ngài thiết lập vương quốc được sự cai trị bởi sự chính trực, ở đó mọi người được hưởng hoa lợi từ đất đai, người thuộc về Chúa được nhận lãnh sự bình an và những ai ăn năn hối cải được thương xót. Ngài là một vị vua mà Y-sơ-ra-ên chưa bao giờ có.

Về sau, Chúa Giê-xu xác nhận bản mô tả công việc này khi áp dụng Ê-sai 61:1-2 cho chính mình: “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên Ta, vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho Ta để giảng tin lành cho người nghèo. Ngài sai Ta đến để rịt lành những tấm lòng tan vỡ; để công bố tự do cho kẻ bị bắt giữ, và cho những người bị cầm tù được ra khỏi ngục; để công bố năm thi ân của Đức Giê-hô-va” (Lu 4:18-19). Đây là nhiệm vụ về chính trị và hành chính. Vì thế, ít ra trong sách Lu-ca, công
việc của Chúa Giê-xu liên hệ gần với việc chính trị hơn là tôn giáo hay là mục vụ.[1] Chúa Giê-xu rất tôn trọng các thầy tế lễ và vai trò đặc biệt của họ theo sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không xem đó là vị thế hay công tác chính của mình (Lu 5:14; 17:14). Những nhiệm vụ mà Chúa Giê-xu thực hiện mang ích lợi đến cho những người có nhu cầu. Không giống như những người cầm quyền của thế giới sa ngã này, Ngài cai trị vì lợi ích của người nghèo, của người tù tội, người mù lòa, người bị áp bức, và người rơi vào nợ nần (đất đai, tài sản họ đã thế chấp sẽ được trả lại trong năm ân sủng của Chúa; xem Lê 25:8-13). Mối quan tâm của Chúa Giê-xu không chỉ dành cho những người tuyệt vọng, trong những phần sau chúng ta sẽ thấy Ngài còn quan tâm đến mọi người trong mọi điều kiện và hoàn cảnh. Sự quan tâm của Chúa Giê-xu dành cho người nghèo, kẻ khốn khổ và bất lực cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa Ngài với những người cầm quyền, là những kẻ mà Chúa Giêxu đến để thay thế.

GIĂNG BÁP-TÍT DẠY ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (LU 3:8-14)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sự dạy dỗ đầu tiên trong sách Lu-ca đề cập trực tiếp về công việc là của Giăng Báp-tít. Giăng khuyên những thính giả của mình “hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (Lu 3:8) để không phải đối diện với sự đoán phạt. Khi họ hỏi cụ thể “Chúng tôi nên làm gì?” (Lu 3:10,12,14), thì câu trả lời của Giăng lại liên quan đến vấn đề kinh tế chứ không phải tôn giáo. Trước tiên, ông nói ai có nhiều tài sản (hai cái áo hay đồ ăn dư dật) hãy cho những người không có (Lu 3:10). Rồi ông đưa ra lời chỉ dẫn liên quan trực tiếp đến công việc của những người thu thuế và người lính. Những người thu thuế chỉ nên thu theo mức thuế đã định, không tự thêm số tiền thuế và bỏ vào túi phần chênh lệch. Người lính thì không nên dùng quyền để bòn rút tiền của dân hay buộc tội người khác cách oan sai. Họ nên bằng lòng với đồng lương của mình (Lu 3:13-14).

Khi Giăng nói với những người thu thuế “Đừng thu quá mức qui định” (Lu 3:13), thì đó là lời khuyên rất quyết liệt đối với những người làm nghề đầy tai tiếng có bản chất bóc lột và bất công cách có hệ thống. Tiền thuế trong xứ Pa-lét-tin được thu cách tập trung qua một hệ thống đấu thầu quyền thu thuế mà tổng đốc và các viên chức cấp cao đã lợi dụng để trục lợi cho bản thân.[1] Để có được quyền thu thuế, người trúng thầu phải nộp cho viên chức chính quyền một khoản tiền cao hơn mức thuế thực tế mà chính quyền Rô-ma quy định. Sau đó đến lượt người thu thuế trục lợi cho họ bằng cách áp đặt trên dân chúng mức thuế cao hơn mức họ đã trả cho các quan chức để “mua” quyền thu thuế. Vì người dân không có cách nào để biết chính xác mức thuế thực tế của chính quyền Rô-ma, do đó họ phải đóng thuế theo hạn mức mà người thu thuế ấn định. Người làm nghề thu thuế rất khó để chống lại cám dỗ làm giàu cho bản thân, và họ hầu như không thể nào thắng thầu, có được quyền thu thuế nếu không chấp nhận trả trước một khoản tiền lớn cho quan chức chính quyền.

Điều cần lưu ý là Giăng không khuyên những người thu thuế từ bỏ công việc thu thuế. Với những người Lu-ca gọi là “binh lính”, Giăng cũng không khuyên họ từ bỏ công việc của mình. Có lẽ những người này không phải là binh lính tuân thủ kỹ luật trong quân đội Rô-ma, nhưng là quân lính của vua Hê-rốt. Hê-rốt là vua chư hầu của đế quốc Rô-ma cai trị xứ Ga-li-lê lúc bấy giờ. Quân lính của Hê-rốt có thể đã sử dụng quyền lực của mình để dọa nạt, tống tiền và bảo vệ lợi ích cá nhân.[2]

Chỉ dẫn của Giăng cho những người làm công việc này là hãy mang sự công bằng vào một hệ thống vốn đầy dẫy sự bất công. Chúng ta không thể xem thường những khó khăn họ sẽ đối diện khi thực hiện lời khuyên của Giăng. Vô cùng nguy hiểm và đầy khó khăn khi là công dân nước Trời sống dưới sự cai trị của vua chúa thế giới tội lỗi này.

CHÚA GIÊ-XU BỊ CÁM DỖ TỪ BỎ CÔNG TÁC HẦU VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI (LU 4:1-13)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Ngay trước khi Chúa Giê-xu bắt đầu công việc của một vị vua thì Sa-tan cám dỗ Ngài từ bỏ lòng trung thành với Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu đi vào đồng vắng, ở đó Ngài kiêng ăn trong 40 ngày (Lu 4:2). Sau đó, Chúa Giê-xu đối diện với những cám dỗ tương tự như dân Y-sơ-ra-ên đã đối diện trong đồng vắng Si-nai.[1] Trước tiên, Ngài bị cám dỗ cậy sức riêng để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thay vì nương cậy vào sự chu cấp của Đức Chúa Trời (Lu 4:1-3; Phục 8:3,17-20). “Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời hãy khiến đá này thành bánh” (Lu 4:3). Kế đó, Chúa Giê-xu bị cám dỗ thay đổi lòng trung thành của mình với Đức Chúa Trời mà hướng về một đối tượng khác là Sa-tan. Sa-tan cám dỗ Ngài dùng phương cách dường như dễ dàng, nhanh chóng hơn để đạt được quyền lực và sự vinh hiển (Lu 4:5-8; Phục 6:13; 71-26). “Nếu ngươi thờ lạy ta, tất cả thế gian này sẽ là của ngươi.” Thứ ba, Chúa Giê-xu bị cám dỗ nghi ngờ liệu Đức Chúa Trời có thật sự ở với Ngài không, rồi tìm cách khiến Đức Chúa Trời phải hành động (Lu 4:9-12; Phục 6:16-25). “Nếu ngươi là con Đức Chúa Trời hãy từ đây gieo mình xuống đi” (từ đền thờ). Không giống như dân Y-sơ-ra-ên, Chúa Giê-xu chống lại những cám dỗ này bằng cách tin cậy vào Lời của Đức Chúa Trời. Hai con người đầu tiên, A-đam và Ê-va đã phạm tội khi bị cám dỗ, Y-sơ-ra-ên dân tộc được Đức Chúa Trời tuyển chọn cũng không tốt hơn. Chỉ có Chúa Giê-xu là hình mẫu nhân loại hoàn hảo theo đúng ý định ban đầu của Đức Chúa Trời khi Ngài dựng nên loài người.

Những cám dỗ này không phải chỉ xảy đến cho Chúa Giê-xu, dân Y-sơ-ra-ên cũng đã đối diện với những cám dỗ tương tự trong Phục truyền Luật lệ Ký 6-8. Chúa Giê-xu cũng đã phải đối diện với nhiều cám dỗ chẳng khác gì chúng ta. “Vì chúng ta không có một thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, nhưng có một thầy tế lễ bị cám dỗ đủ mọi cách như chúng ta, song chẳng phạm tội” (Hê 4:15). Giống như Y-sơ-ra-ên và Chúa Giê-xu, chúng ta cũng sẽ bị cám dỗ, trong công việc và trong cuộc sống.

Làm việc chỉ để đáp ứng nhu cầu bản thân là cám dỗ rất lớn. Chúng ta làm việc là để đáp ứng nhu cầu của bản thân (2 Tê 3:10), nhưng không chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân mà thôi. Công việc cũng nhằm mục đích phục vụ người khác nữa. Không giống như Chúa Giê-xu, chúng ta không bị cám dỗ sử dụng phép lạ để phục vụ nhu cầu bản thân. Nhưng chúng ta có thể bị cám dỗ làm việc chỉ vì tiền lương, bị cám dỗ bỏ công việc ngay khi gặp khó khăn, bị cám dỗ tránh né, không chia sẻ trách nhiệm công việc với người khác, hay để mặc người khác nhận lãnh những hậu quả phát sinh từ việc làm bê bối của chúng ta. Trong công việc cám dỗ chọn lối tắt, nhanh chóng, dễ dàng hơn cũng rất lớn.

Nghi ngờ sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời trong công việc của mình có thể là cám dỗ lớn nhất trong các cám dỗ trên. Chúa Giê-xu đã bị cám dỗ để thử Đức Chúa Trời bằng việc ép buộc Ngài phải hành động. Chúng ta làm điều tương tự khi chúng ta có thái độ lười biếng hay dại dột mà trông đợi Chúa lo liệu cho chúng ta. Thỉnh thoảng, điều này xảy ra khi ai đó cho rằng Chúa đã kêu gọi mình vào một vị trí hay nghề nghiệp nào đó, nhưng cứ thụ động, không làm gì cả mà đợi Chúa khiến điều đó xảy ra. Nhưng có lẽ chúng ta dễ bị cám dỗ khước từ sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời trong công việc của mình. Chúng ta có thể nghĩ công việc của mình chẳng có giá trị gì với Chúa hay chúng ta có thể nghĩ Chúa chỉ quan tâm đến những sinh hoạt trong nhà thờ của chúng ta mà thôi. Những suy nghĩ này có thể khiến chúng ta không thể xin Chúa hiện diện và giúp đỡ chúng ta trong những công việc bình thường mỗi ngày. Chúa Giê-xu trông đợi Đức Chúa Trời dự phần vào công việc mỗi ngày, nhưng Chúa Giê-xu không đòi hỏi Đức Chúa Trời phải thay Ngài làm việc.

Toàn bộ câu chuyện bắt đầu bằng việc Thánh Linh dẫn Chúa Giê-xu vào đồng vắng để kiêng ăn 40 ngày. Thời đó, cũng như ngày nay, kiêng ăn và tham dự các chuyến bồi linh là cách đến gần Chúa trước khi bắt đầu một thay đổi quan trọng trong cuộc sống. Chúa Giê-xu sắp bắt đầu công tác làm vua, và Ngài muốn nhận lấy năng quyền, sự khôn ngoan và sự hiện diện của Đức Chúa Trời trước khi bắt đầu. Đó là cách Ngài đã làm. Khi Sa-tan cám dỗ Chúa Giê-xu, Ngài đã dành 40 ngày tâm giao với Đức Chúa Trời. Ngài đã chuẩn bị đầy đủ để chống lại Sa-tan. Tuy nhiên, việc kiêng ăn cũng khiến những cám dỗ đến với Chúa Giê-xu mạnh mẽ hơn. “Ngài bị đói” (Lu 4:2). Cám dỗ thường đến với chúng ta nhanh hơn chúng ta tưởng, thậm chí ngay từ lúc chúng ta mới bắt đầu đi làm. Chúng ta có thể bị cám dỗ tham dự vào kế hoạch làm giàu nhanh chóng thay vì bắt đầu từ vị trí thấp nhất trong một công việc hay nghề nghiệp thật sự hữu ích. Chúng ta sẽ phải đối diện với những yếu đuối của bản thân, bị cám dỗ để bù đắp cho những yếu đuối đó bằng cách gian lận, bắt nạt hay dối gạt ai đó. Có lẽ chúng ta cho rằng với những kỹ năng hiện có, chúng ta không thể tìm được công việc như ý, vì thế chúng ta bị cám dỗ thể hiện không đúng về bản thân hoặc gian dối khai nhận những khả năng chuyên môn mình không có hoặc chưa đạt đến. Chúng ta có thể chọn một vị trí có lợi nhưng không thỏa lòng với ảo tưởng “chỉ làm vài năm thôi, đến khi ổn định thì” sẽ kiếm việc gì đó phù hợp hơn với sự kêu gọi của mình.

Chuẩn bị là chìa khóa để chiến thắng cám dỗ. Cám dỗ thường đến mà không hề báo trước. Người chủ, cấp trên của bạn có thể bắt bạn làm báo cáo khống. Bạn có thể sẽ được tiết lộ thông tin mật (về việc kinh doanh của công ty) trước khi thông tin đó công bố rộng rãi cho công chúng. Một cánh cửa quên khóa sẽ đem đến một cơ hội không trông đợi để lấy những thứ không thuộc về mình mà không ai biết. Áp lực để hùa theo đồng nghiệp đồn thổi, bàn tán về một đồng nghiệp khác có thể xảy đến bất ngờ trong bữa trưa. Cách chuẩn bị tốt nhất là hãy tưởng tượng tình huống có thể xảy ra, và cầu nguyện rồi lập kế hoạch để có cách phản ứng thích hợp, thậm chí bạn có thể viết xuống các tình huống có thể gặp cùng với cách phản ứng mà bạn cam kết với Chúa. Một cách khác nữa để giữ chính mình trước cám dỗ là có một nhóm những người biết rõ về bạn, mà bạn có thể gọi để thông báo vắn tắt và thảo luận về vấn đề bạn đang đối diện. Nếu cho họ biết trước, họ có thể giúp khi bạn gặp cám dỗ. Chúa Giê-xu cũng có cộng đồng của Ngài, đó là Ba Ngôi Đức Chúa Trời (nếu chúng ta có thể hiểu và chấp nhận cách mô tả này). Khi bị cám dỗ Chúa Giê-xu đã được sự hỗ trợ từ cộng đồng của mình, đó là mối tâm giao mật thiết với Đức Chúa Cha và quyền năng của Đức Thánh Linh.

Dù có những điểm tương đồng, những cám dỗ chúng ta đối diện không hoàn toàn giống với những cảm dỗ Chúa Giê-xu đã gặp. Ai cũng có những cám dỗ riêng, lớn và nhỏ, tùy thuộc vào hoàn cảnh và bản chất công việc của chúng ta. Không ai trong chúng ta là Con Đức Chúa Trời, nhưng cách của chúng ta đối diện với cám dỗ sẽ dẫn đến những hệ quả làm thay đổi cuộc sống chúng ta. Thử tưởng tượng hậu quả sẽ ra sao nếu Chúa Giê-xu từ bỏ sự kêu gọi làm Vua Trời và dùng cuộc đời để tìm kiếm sự xa hoa cho chính mình hay làm theo mệnh lệnh của ông chủ tội ác, hay thụ động không làm gì cả mà chờ Đức Chúa Cha làm thay cho Ngài.

CHÚA GIÊ-XU KÊU GỌI NHỮNG NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC (LU 5:1-11; 27-32)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Có hai lần Chúa Giê-xu đến nơi làm việc và kêu gọi những người đang làm việc đi theo Ngài. Lần thứ nhất là khi Ngài làm gián đoạn công việc của những người đánh cá và sử dụng con thuyền của họ làm bục giảng. Sau đó, Chúa Giê-xu cho họ lời khuyên cách đánh cá rất hiệu quả rồi kêu gọi họ trở thành những môn đồ đầu tiên của Ngài (Lu 5:1-11). Lần thứ hai là khi Chúa Giê-xu kêu gọi Lê-vi, đang khi ông thu thuế (Lu 5:27-32). Những người này được Chúa Giê-xu kêu gọi theo Ngài bằng cách từ bỏ nghề nghiệp của mình. Chúng ta hay nghĩ về họ giống như những người làm việc trọn thời gian cho hội thánh, nhưng chính xác hơn họ là những “đại sứ” của Chúa trọn thời gian (2 Cô 5:20). Mặc dù những cá nhân này được kêu gọi thực hiện một công việc cụ thể trong vương quốc của Chúa Giê-xu, nhưng Lu-ca không nói rằng có sự kêu gọi cao quý (ví dụ: giảng dạy), và sự kêu gọi ít cao quý (ví dụ: đánh cá). Một số môn đồ như Phi-e-rơ, Giăng và Lê-vi, là những người từ bỏ công việc hiện tại để đi theo Chúa Giê-xu (Lu 5:11). Chúng ta sẽ sớm gặp những người như Ma-ri và Ma-thê (Lu 10:38-41), một người thu thuế khác tên là Xa-chê (Lu 19:1-10) và một sĩ quan quân đội Rô-ma (Lu 1-10). Họ là những người theo Chúa bằng cách sống cuộc đời của người được Chúa thay đổi ngay trong nghề nghiệp hiện tại của mình. Trong một trường hợp khác (Lu 8:26-39), Chúa Giê-xu lại yêu cầu người xin được theo Chúa trở về với gia đình, quê hương chứ không đi đây đó với Ngài.

Những người đi đó đây với Chúa Giê-xu không còn làm những công việc có thu nhập nữa và họ sống dựa vào sự dâng hiến (Lu 9:1-6; 10:1-24). Nhưng điều này không có nghĩa biểu hiện cao quý nhất của một người môn đồ là rời bỏ công việc mình đang làm. Đây là sự kêu gọi dành riêng cho những cá nhân cụ thể này và nhắc nhở mọi điều chúng ta có đều là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ngài chu cấp cho chúng ta bằng nhiều cách, thông thường là qua công việc chúng ta làm. Có nhiều khuôn mẫu, cách thức theo Chúa khác nhau trong bối cảnh của từng nghề nghiệp.[1]

Không chỉ xuất hiện tại nơi làm việc, Chúa Giê-xu cũng đặt nhiều ẩn dụ của Ngài trong bối cảnh của nơi làm việc như ẩn dụ về miếng vải/bầu da mới (Lu 5:36-39), người thợ xây khôn ngoan và người thợ xây dại dột (Lu 6:46-49), người gieo giống (Lu 8:4-15), người đầy tớ tỉnh thức (Lu 12:35-41), người đầy tớ xấu xa (Lu 12:42-47), hạt cải (Lu 13:18-19), men (Lu 13:20-21), chiên lạc mất (Lu 15:1-7), đồng tiền lạc mất (Lu 15:8-10), con trai hoang đàng (Lu 15:11-32) và những người trồng nho gian ác (Lu 20:9-19). Nơi làm việc là bối cảnh Chúa Giê-xu sử dụng để kể các câu chuyện ẩn dụ bắt đầu với cụm từ “Nước Đức Chúa Trời giống như…” Những phân đoạn Kinh Thánh này nhìn chung không dạy nhiều về nơi làm việc, mặc dù đôi khi cũng có một vài chỉ dẫn cho công việc hay cách làm việc. Chúa Giê-xu sử dụng những khía cạnh quen thuộc của nơi làm việc để đưa ra những điểm dạy dỗ về nước Trời, là điều vượt trên bối cảnh cụ thể của các ẩn dụ. Điều này cho thấy với Chúa Giê-xu công việc bình thường có giá trị và ý nghĩa quan trọng.

SỰ CHỮA LÀNH TRONG SÁCH LU-CA

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong thời của Chúa Giê-xu cũng như ngày nay, công tác y tế và việc chữa bệnh là cần thiết. Sách Lu-ca ghi lại mười ba câu chuyện kể việc Chúa Giê-xu chữa bệnh cho dân chúng: 4:31-37; 4:38-44; 5:12-16; 5:17-26; 7:1-10; 7:11-17; 7:21; 8:26-39; 8:40-56; 9:37-45; 13:10-17; 17:11-19; và 18:35-43. Khi Chúa Giê-xu chữa bệnh, Ngài ban sự lành mạnh cho những người đang bị đau đớn vì bệnh tật, đúng theo lời Ngài đã công bố về sứ mạng làm vua của mình. Ngoài ra, sự chữa lành còn bày tỏ một cách thực tế về nước Trời là nơi không có bệnh tật (Khải 21:4). Chúa Giê-xu không chỉ truyền lệnh cho con người làm việc vì lợi ích của người khác, mà Ngài còn thêm năng lực để con người thực hiện việc đó. Quyền năng của Đức Chúa Trời không chỉ giới hạn cho Chúa Giê-xu, trong hai phân đoạn Lu-ca 9:1-6 và 10:9, Chúa Giê-xu còn ban quyền năng chữa bệnh cho các môn đồ của Ngài. Tuy nhiên, tất cả mọi sự chữa lành đều dựa trên quyền năng của Đức Chúa Trời. Nhà thần học Jürgen Moltmann đã tóm tắt điều này một cách tuyệt vời. “Sự chữa lành của Chúa Giê-xu không phải là phép lạ siêu nhiên trong thế giới tự nhiên. Chúng chỉ là điều hết sức tự nhiên trong một thế giới trái tự nhiên, đã bị ma quỉ thống trị và bị thương tổn.”[1] Chữa lành là dấu hiệu minh chứng Đức Chúa Trời đang phục hồi thế giới trở lại đúng theo ý định ban đầu của Ngài.

Những sự chữa lành được ký thuật trong các sách Tin Lành đa số là phép lạ. Những cố gắng bình thường của Cơ Đốc Nhân trong việc hồi phục sức khỏe con người cũng có thể được xem là sự mở rộng của chức vụ mang lại sự sống của Chúa Giê-xu. Nếu không lưu ý đến tầm quan trọng của việc chữa lành trong công tác cứu chuộc của vương quốc Đức Chúa Trời sẽ là một thiếu sót. Công việc này được thực hiện hằng ngày bởi các bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, nhân viên chi trả bảo hiểm, những người phục vụ, giữ xe trong bệnh viện và nhiều người khác góp phần trong công tác khám chữa bệnh. Bản thân Lu-ca là một bác sĩ (Côl 4:14) nên chúng ta có thể tưởng tượng được sự quan tâm của ông đối với công tác chữa bệnh. Nhưng nếu xem việc chữa bệnh là sự kêu gọi cao cả hơn những nghề nghiệp khác là sai lầm.

NGÀY SA-BÁT VÀ CÔNG VIỆC (LU 6:1-11; 13:10-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Ngày Sa-bát là một chủ đề được Chúa Giê-xu giảng dạy trong sách Tin Lành Lu-ca. Hiểu đúng ý nghĩa về ngày Sa-bát là một phần thiết yếu của sự hiểu biết về công việc dựa trên nền tảng Kinh Thánh. Làm việc không phải là đối lập với nghỉ ngơi, nhưng cả hai là các yếu tố tạo nên chu kỳ cuộc sống để có thể vừa làm việc tốt vừa được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Trong điều kiện lý tưởng, sự nhịp nhàng của chu kỳ cuộc sống này phải đáp ứng nhu cầu chi dùng mà vẫn bảo đảm sức khỏe cho chúng ta. Nhưng trong thế giới sa ngã này, đôi khi điều đó không xảy ra.

CHÚA CỦA NGÀY SA-BÁT (LU 6:1-11)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phân đoạn Lu-ca 6:1-5 ghi lại câu chuyện xảy ra trong ngày Sa-bát, Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài đói nên họ đã bứt bông lúa mì trên đồng, vò bông lúa trong tay và ăn những hạt gạo. Một số người Pha-ri-si phê phán cho rằng vò bông lúa tức là đập lúa, nghĩa là làm việc thu hoạch mùa màng trong ngày Sa-bát. Chúa Giê-xu đáp lại rằng vua Đa-vít và những người cùng đi với ông cũng phạm luật trong trường hợp tương tự. Khi họ bị đói, họ đã vào nhà Đức Chúa Trời và ăn bánh thánh, là bánh chỉ dành cho những thầy tế lễ. Chúng ta có thể thấy sự kết nối giữa hai câu chuyện này là tình trạng đói. Khi bạn bị đói thì việc bạn lao động để nuôi sống bản thân là điều được chấp nhận, ngay cả khi làm việc vào ngày Sabát. Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa ra kết luận có phần khác một chút. “Con Người là Chúa của ngày Sa-bát” (Lu 6:5). Điều này ngụ ý rằng việc giữ ngày Sa-bát được đặt nền tảng trên sự hiểu biết Chúa, không phải là bày vẽ chi tiết, đặt thêm các nguyên tắc và trường hợp ngoại lệ.

TRẢ TỰ DO TRONG NGÀY SA-BÁT (LU 13:10-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong Lu-ca 6:9 và 14:5 ghi lại hai lần Chúa Giê-xu chữa lành trong ngày Sabát. Dù sự giảng dạy của Chúa Giê-xu về ngày Sa-bát xuất phát từ nhu cầu của dân chúng, nhưng chúng ta khó có thể xây dựng thần học về ngày Sa-bát chỉ dựa trên các sự kiện này. Nhu cầu của con người phải được đặt ưu tiên hơn việc giữ ngày Sa-bát cho dù đó là một trong Mười Điều Răn. Khi nhu cầu của con người được đáp ứng trong ngày Sa-bát thì điều răn giữ ngày Sa-bát được làm trọn, chứ không bị hủy bỏ. Việc chữa lành cho người phụ nữ tàn tật trong ngày Sa-bát là ví dụ tiêu biểu cho điều này. Viên quản lý nhà hội lớn tiếng căm phẫn: “Có sáu ngày để làm việc, vậy hãy đến vào những ngày ấy để được chữa lành, đừng đến vào ngày Sabát” (Lu 13:14). Câu trả lời của Chúa Giê-xu bắt đầu bằng luật pháp. Nếu người ta còn cho súc vật của họ uống nước vào ngày Sa-bát thì “bà nầy là con gái của Ápra-ham, bị Sa-tan trói buộc đã mười tám năm, lại không nên mở trói cho bà trong ngày Sa-bát sao?” (Lu 13:16).[1]

LÀM ƠN CHO NGƯỜI GHÉT MÌNH (LU 6:27-36)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Nơi làm việc nào cũng có xung đột, Chúa Giê-xu đề cập đến vấn đề này trong Lu-ca 6:27-36. “Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa sả mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình” (Lu 6:27-28). Lu-ca cho biết rõ bối cảnh của sự dạy dỗ này là kinh doanh khi ông đề cập cụ thể đến việc cho vay tiền. “Hãy cho [kẻ thù của bạn] mượn mà đừng mong trả lại” (Lu 6:35). Dường như đây không phải là một lời khuyên thực tế trong việc cho vay, cần được hiểu theo ý nghĩa trừu tượng. Cơ Đốc Nhân không được dùng quyền lực để đàn áp nhưng ngược lại phải tích cực hành động vì ích lợi của những người đang có xung đột với mình. Điều này có thể áp dụng trong vấn đề xung đột tại công sở ở hai mức độ.

Áp dụng điều này ở mức độ cá nhân có nghĩa là chúng ta phải làm việc vì ích lợi của những người đang có xung đột với mình. Điều này không phải là tránh né xung đột hay từ bỏ cạnh tranh, ví dụ, nếu bạn và đồng nghiệp đang thi đua để được thăng chức, bạn phải giúp đỡ đồng nghiệp làm việc tốt trong khả năng của họ, đồng thời bạn vẫn phải cố gắng hoàn tất công việc của mình tốt hơn. Ở mức độ tập thể, áp dụng điều này có nghĩa là không triệt hạ đối thủ, nhà cung cấp hay khách hàng bằng những hành vi không công bằng như kiện tụng thiếu chứng cớ, kinh doanh độc quyền, tung tin đồn thất thiệt, thao túng giá cổ phiếu và những điều tương tự. Mỗi ngành nghề đều có điểm đặc trưng riêng nên không thể đưa ra một cách áp dụng cho tất cả mọi tình huống dựa trên phân đoạn Kinh Thánh tại đây. Vì thế, vai trò cần thiết của những người tin Chúa khi tham gia vào một ngành nghề đó là xác định quy tắc ứng xử thích hợp khi xảy ra xung đột và hình thức cạnh tranh chính đáng dựa trên sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu.

QUỞ TRÁCH - ĂN NĂN - THA THỨ (LU 17:3-4)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong phân đoạn Lu-ca 17:3-4, Chúa Giê-xu đề cập đến vấn đề xung đột cá nhân. “Nếu anh em con phạm tội, hãy quở trách! Nếu họ ăn năn, hãy tha thứ!” (Lu 17:3). Chúng ta không nên xem lời dạy này chỉ dành cho gia đình, vì Chúa Giê-xu áp dụng chữ “anh em” cho tất cả những người theo Ngài (Mác 3:35). Giải quyết xung đột bằng cách gặp mặt, nói chuyện trực tiếp và hướng đến phục hồi mối liên hệ là cách ứng xử tốt đẹp. Nhưng câu Kinh Thánh kế tiếp lại phá đổ những giới hạn của hiểu biết thông thường. “Dù trong một ngày, anh em con phạm lỗi với con bảy lần, và bảy lần trở lại cùng con mà nói: ‘Tôi ăn năn’ thì con cũng phải tha thứ.” (Lu 17:4). Trên thực tế, Chúa Giê-xu không chỉ yêu cầu phải tha thứ, mà còn đòi hỏi không được xét đoán. “Đừng xét đoán ai thì các con sẽ không bị xét đoán. Đừng lên án ai thì các con sẽ không bị lên án. Hãy tha thứ thì các con sẽ được tha thứ.” (Lu 6:37). “Sao con thấy cái dằm trong mắt anh em mà lại không thấy cây đà trong mắt mình?” (Lu 6:41).

Làm việc không nhận xét, đánh giá có phải là cách làm việc đúng, khôn ngoan? Làm sao có thể quản lý tốt công việc và hiệu suất làm việc mà lại không nhận xét, đánh giá? Có lẽ điều Chúa Giê-xu nói đến không phải là không có đánh giá phù hợp; nhưng là từ bỏ chủ nghĩa xét đoán, chỉ trích và kết tội, cùng với thái độ đạo đức giả cho rằng những vấn đề xảy ra hoàn toàn là lỗi của người khác. Có lẽ Chúa Giê-xu không có ý “hãy làm ngơ trước những sai phạm đạo đức cứ tái diễn hay việc làm thiếu trách nhiệm hoặc không đủ năng lực” nhưng “hãy tự xét những việc làm của mình đã góp phần tạo nên vấn đề này như thế nào.” Tương tự có lẽ Ngài không có ý “Đừng đánh giá năng lực hay công việc của người khác” nhưng là “Hãy xem thử chính mình có thể làm gì để giúp người khác thành công”. Có lẽ điểm chính Chúa Giê-xu muốn dạy không phải là chuyện khoan dung mà là lòng thương xót. “Các con muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy” (Lu 6:31).

SỰ CHU CẤP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (LU 9:10-17; 12:4-7; 12: 22-31)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Xuyên suốt sách Tin Lành Lu-ca, Chúa Giê-xu dạy sống trong nước Trời nghĩa là nhìn xem Chúa là khởi nguồn cung cấp mọi điều chúng ta cần. Việc làm, nỗ lực của con người là cần thiết nhưng không phải là tất cả. Việc làm của con người lúc nào cũng chỉ là sự dự phần trong ân điển và sự chu cấp của Đức Chúa Trời.

CHÚA GIÊ-XU NUÔI NĂM NGÀN NGƯỜI (LU 9:10-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Lu-ca 9:10-7 ghi lại việc Đức Chúa Trời, qua thân vị Chúa Giê-xu, nhận lấy trách nhiệm cung cấp thực phẩm cho đám đông 5000 người. Ngài làm việc này vì họ đói. Tại đây không nói rõ cách Chúa Giê-xu thi hành phép lạ; nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu dùng một ít thức ăn thông thường là năm cái bánh và hai con cá để nuôi nhiều người. Một vài môn đồ của Chúa Giê-xu (những người đánh cá) từng làm trong lãnh vực cung cấp thực phẩm, những người khác (ví dụ: Lê-vi là người thu thuế) thì từng làm công chức. Khi Chúa Giê-xu giao cho các môn đồ công tác sắp xếp đám đông, rồi phân phát bánh và cá, Ngài giao cho các môn đồ những công việc họ quen thuộc. Chúa Giê-xu sử dụng chứ không thay thế các phương tiện cung cấp lương thực bình thường của con người và kết quả là một sự thành công diệu kỳ. Công việc của con người có khả năng đem đến điều tốt lành hoặc điều tai hại; nhưng khi chúng ta làm theo những gì Chúa Giê-xu chỉ dẫn, thì công việc của chúng ta là tốt lành. Chúng ta thường thấy trong sách Tin Lành Lu-ca, Đức Chúa Trời mang đến những kết quả kỳ diệu từ những công việc bình thường - trong trường hợp này là việc cung cấp thức ăn, một nhu cầu cần thiết trong đời sống.

CHÚA GIÊ-XU DẠY VỀ SỰ CHU CẤP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (LU 12:4-7; 12:22-31)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents
XUA TAN LO LẮNG BẰNG CÁCH GIÚP NGƯỜI KHÁC THÀNH CÔNG

Joe Kreutz là người sáng lập, CEO và Chủ tịch của Ngân hàng Thương mại ở Quận Ventura, California. Joe đã xây dựng nhiều mối liên hệ trong nghề nghiệp. Khi những nhà đầu tư yêu cầu ông mở một ngân hàng mới, ông đã nhanh chóng liên hệ với những người đã làm việc với ông trong nhiều năm qua. Thay vì lo cho bản thân, ông tập trung vào việc giúp đỡ người khác thành công.

BÀI PHỎNG VẤN

JOE KREUTZ: Ngân hàng Thương mại Quận Ventura của chúng tôi là ngân hàng truyền thống. Chúng tôi là ngân hàng tập trung cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cộng đồng. Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng tiêu biểu như các ngân hàng lớn trong khu vực. Nhưng chúng tôi thường phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và giúp họ đạt được mục tiêu của mình.

HATTIE: (thuyết minh) Joe Kreutz là người sáng lập, là CEO và Chủ tịch của Ngân hàng Thương mại Quận tại Ventura, California.

JOE: Tôi đã làm trong ngành ngân hàng khoảng 30 năm. Tôi là giám đốc của quỹ tiết kiệm và tín dụng trong thập niên 70 và 80. Sau đó tôi đã thành lập công ty tài chính, tín dụng hoạt động trong lĩnh vực địa ốc. Tôi đầu tư rất nhiều vốn vào ngân hàng này và cùng với đội ngũ quản lý, tôi đã có thể xây dựng loại hình ngân hàng mà chúng tôi muốn và phát triển theo đường hướng mà chúng tôi nhận định sẽ thành công.

Tôi và đội ngũ quản lý đã làm việc với nhau tại một ngân hàng khác. Chúng tôi nhận thấy có nhu cầu cần một ngân hàng cộng đồng ở Ventura. Lúc đó không có ngân hàng cộng đồng nào vì tất cả đã bị sáp nhập hay bị các ngân hàng lớn thu tóm vào những năm cuối thập niên 90. Chúng tôi đã quyết định cùng với nhau thành lập Ngân hàng
Thương mại Quận Ventura với khoảng 170 nhà đầu tư từ cộng đồng. Ngân hàng đã hoạt động rất tốt kể từ khi chúng tôi khai trương vào tháng Hai năm 2002.

Chúng tôi đã lên kế hoạch kinh doanh và nghĩ rằng sẽ mất hai năm rưỡi đến ba năm thì ngân hàng mới có lợi nhuận, nhưng chỉ sau chín tháng chúng tôi đã bắt đầu có lãi. Theo tiêu chuẩn của ngành ngân hàng, có lãi chỉ sau chín tháng hoạt động là rất sớm. Thường một ngân hàng phải hoạt động khoảng 30 tháng mới bắt đầu có lãi. Tìm nhà đầu tư là việc không mấy khó khăn. Trên thực tế, số vốn huy động từ các nhà đầu tư để thành lập ngân hàng còn vượt mức dự định của chúng tôi.

Sự khác biệt giữa ngân hàng lớn, ngân hàng khu vực và ngân hàng cộng đồng đó là chúng tôi có thể cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ cho đa số các hộ kinh doanh và các công ty, doanh nghiệp nhỏ. Những khách hàng chúng tôi làm việc mỗi ngày là các doanh nghiệp đã từng gặp rắc rối khi giao dịch với những ngân hàng lớn hơn, hoặc là họ đã bị từ chối hoặc là có quá nhiều vấn đề nan giải, phiền phức. Một trong những điều tốt cho cộng đồng và cũng là điều tốt cho ngân hàng của chúng tôi đó là những người làm việc ở đây đều xuất thân ở vùng này. Hầu hết đội ngũ quản lý của chúng tôi đã lớn lên ở đây. Nhân viên cũng từ cộng đồng này. Chúng tôi hiểu cộng đồng và chúng tôi hiểu các công ty, doanh nghiệp địa phương. Vì thế chúng tôi có thể chấp nhận thêm những rủi ro mà những ngân hàng lớn khác không sẵn sàng, thậm chí có khi các ngân hàng lớn nhận định các doanh nghiệp địa phương là đầy rủi ro, còn chúng tôi thì không nghĩ vậy.

Chúng tôi biết những con người này, chúng tôi biết công ty, doanh nghiệp của họ và chúng tôi sẵn sàng làm việc với họ để cung cấp vốn mà họ cần để phát triển công việc kinh doanh.

HATTIE: (thuyết minh) Joe và Phó giám đốc Điều hành David Bruabker đang đi thăm khách hàng. Chúng tôi đang có mặt tại công ty Data Prose. Ban lãnh đạo rất phấn khởi vì công ty được nới rộng và có thể mua sắm thêm trang thiết bị mới nhờ khoản vay từ Ngân hàng Thương mại Quận Ventura.

JOE: Chúng tôi không thu lợi nhuận “khủng”. Chúng tôi cung cấp dịch vụ chất lượng cho cộng đồng. Chúng tôi thuê nhân viên từ cộng đồng và chúng tôi rất gắn bó với cộng đồng và chúng tôi cũng trao tặng lại cho cộng đồng rất nhiều tiền.

Là một ngân hàng nhỏ, tổng thu của chúng tôi chỉ được khoảng 3 triệu đô-la một năm và với khoản thu đó chúng tôi chi trả cho tất cả chi phí hoạt động và hy vọng có lời trả cổ tức cho những nhà đầu tư. Vì vậy tôi cho rằng ngân hàng của chúng tôi thuộc loại doanh nghiệp nhỏ giống như một cửa hàng thức ăn hay tiệm bán giày chứ không
phải là một doanh nghiệp lớn. Chúng tôi cũng phải tự cân đối nguồn lực giới hạn giống như những khách hàng của chúng tôi. Người ta nghĩ tài sản ngân hàng là 85 triệu đô-la. Điều đó không có nghĩa rằng chúng tôi có 85 triệu đô-la, nhưng có nghĩa rất nhiều người gửi tiền vào ngân hàng của chúng tôi. Chúng tôi vay số tiền đó rồi chúng tôi đi cho vay lại với hy vọng có thể kiếm được chút lợi nhuận.

Nếu chúng tôi có thể thu được 1% lợi nhuận từ khoản tiền gửi tức là công việc của chúng tôi đang thuận lợi. Chúng tôi thấy tiêu chuẩn đó chấp nhận được vì hầu hết các ngân hàng thu được 1% hoặc dưới 1% lợi nhuận từ tổng số vốn vay.

Chúng tôi biết khách hàng của mình, biết gia đình họ, chúng tôi hiểu công việc kinh doanh của họ. Họ là người mà bạn muốn được cùng làm việc. Đó là lý do chúng tôi gắn kết với cộng đồng, chúng tôi gắn kết với con người và khi đó cộng đồng cũng muốn gắn bó với chúng tôi.

Chúng tôi có 22 nhân viên, 50% trong số đó đã cùng làm việc với nhau trên 10 năm và 20% đã làm việc với nhau gần được 30 năm. Chúng tôi đã làm việc với nhau từ rất lâu và chuyện thay nhân viên của chúng
tôi là rất hiếm.

Thái độ là điều quan trọng. Ở bất cứ công ty, xí nghiệp nào, thái độ được hình thành từ trên xuống. Tôi cũng vậy. Tôi cũng thối chí khi mọi việc không theo đúng dự định, hay khi chúng tôi không đạt được những mục tiêu đã đề ra. Nhưng ngay lập tức tôi nhìn lại chính mình và nói “Mình cần phải thay đổi tình hình. Mình cần phải học từ những gì đang diễn ra rồi cố gắng tìm ra giải pháp.” Tôi nói với những nhân viên của mình rằng tôi đang học mỗi ngày…

Trong Lu-ca 12:22-31, Chúa Giê-xu dạy về sự chu cấp của Đức Chúa Trời. “Vậy nên, Ta bảo các con, đừng vì sự sống mà lo đồ ăn, cũng đừng vì thân thể mà lo đồ mặc… Hơn nữa, có ai trong các con nhờ lo lắng mà làm cho đời mình dài thêm một khoảnh khắc không? Vậy, nếu các con không thể làm được một việc nhỏ như thế, tại sao các con lại lo lắng về những việc khác?” (Lu 12:22, 26). Điều Chúa Giê-xu dạy có nghĩa “vì lo lắng không thể giúp chúng ta sống lâu hơn, nên lo lắng không ích lợi.” Chúa Giê-xu không dạy đừng làm việc, nhưng Ngài dạy đừng lo lắng việc làm của mình có đủ trang trải cho những nhu cầu cuộc sống hay không. Đây là lời khuyên tuyệt vời cho thời đại của sự thừa thãi. Nhiều người trong chúng ta bị chi phối bởi sự lo lắng đến nỗi cứ phải làm những công việc mình không thích, hay làm việc quá độ giờ này qua giờ khác mà chẳng có thời gian tận hưởng niềm vui cuộc sống và bỏ bê nhu cầu của những người xung quanh. Đối với chúng ta, mục tiêu không phải là kiếm “thêm” tiền nhưng là kiếm “đủ” tiền. “Đủ” được định nghĩa là khi chúng ta cảm thấy an tâm. Thế nhưng hiếm khi chúng ta có cảm giác an tâm, dù cho chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa. Thật ra, càng thành công, càng kiếm được nhiều tiền, thì chúng ta càng ít thấy an tâm vì bây giờ chúng ta có thêm thứ để mất. Dường như sẽ là tốt hơn khi chúng ta “được” phước như người nghèo, nghĩa là chỉ phải lo lắng về những điều thiết yếu của cuộc sống, “Phước cho các con là những người hiện đang đói, vì sẽ được no đủ” (Lu 6:21).

Chúa Giê-xu đã phá bỏ vòng lẩn quẩn này khi Ngài phán “nhưng hãy tìm kiếm vương quốc Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ ban cho các con những điều ấy nữa.” (Lu 12:31). Vì sao? Bởi vì nếu bạn xác định mục tiêu tối hậu của tôi là cho nước Trời, hướng về nước Trời, thì bạn được đảm bảo chắc chắn rằng mục tiêu tối hậu của bạn sẽ được hoàn tất. Khi sống với sự đảm bảo này, bạn sẽ nhận ra tiền bạc mình kiếm được thật sự là đủ, vì Đức Chúa Trời đang chu cấp cho nhu cầu của tôi. Kiếm được một triệu đô-la rồi phải lo lắng sợ đánh mất thì cũng giống như đang mắc nợ một triệu đô-la; nhưng nếu chỉ kiếm được một ngàn đô-la và biết rằng mình được yên ổn thì giống như được cho một ngàn đô-la vậy.

Nhưng nếu bạn không có được một ngàn đô-la thì sao? Hiện tại có khoảng một phần ba dân số thế giới có mức sống hằng năm ít hơn một ngàn đô-la.[1] Dù đủ sống trong hôm nay, nhưng họ phải đối diện với nguy cơ thiếu đói hay nhiều điều tồi tệ hơn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, dĩ nhiên trong số này có cả những Cơ Đốc Nhân. Thật khó để dung hòa thực tế của sự nghèo khổ và đói kém với lời hứa chu cấp của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu biết điều này, Ngài biết có một số người rất nghèo nên Ngài đã phán: “Hãy bán gia tài ngươi mà phân phát cho kẻ nghèo” (Lu 12:33). Đó là lý do chúng ta phải ban cho, giúp đỡ người nghèo. Nếu những người tin Chúa sử dụng công việc và của cải mình có để giảm bớt và ngăn chặn sự nghèo khó, thì khi đó chúng ta sẽ trở thành phương tiện Đức Chúa Trời dùng để chu cấp cho những người nghèo. Nhưng không phải lúc nào các Cơ Đốc Nhân cũng làm như vậy, nên chúng ta cũng không thể nói thay cho những người vì nghèo khổ mà hồ nghi về sự chu cấp của Chúa dành cho họ. Thay vào đó, chúng ta hãy tự hỏi
chính mình có đang nghi ngờ về sự chu cấp của Chúa không? Nguyên nhân lo lắng của chúng ta có phải vì chúng ta đang thiếu thốn những điều thật sự cần thiết cho đời sống? Những thứ khiến chúng ta lo lắng có phải thật sự là những điều chúng ta cần? Những nhu cầu bản thân khiến chúng ta phải lo lắng có quá xa xỉ khi so sánh với những thứ mà những người khó khăn đang cần, mà chúng ta lại chẳng làm gì để giúp đỡ họ?

ẨN DỤ VỀ NGƯỜI QUẢN GIA BẤT TRUNG (LU 16:1-13)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bí quyết để đáp ứng mọi nhu cầu bản thân không phải là kiếm tiền hay tiết kiệm, nhưng là phục vụ và chi tiêu hợp lý. Nếu Đức Chúa Trời tin tưởng chúng ta sẽ sử dụng tiền bạc của mình để đáp ứng nhu cầu của người khác thì chính Ngài ban mọi điều chúng ta cần cho nhu cầu bản thân. Đây là điểm chính trong ẩn dụ về người quản gia bất trung. Trong câu chuyện này, người quản gia đã phung phí tài sản của chủ, dẫn đến hậu quả là ông (được thông báo) sẽ bị sa thải. Người quản gia đã dùng những ngày làm việc còn lại của mình để lừa gạt thêm ông chủ của mình, nhưng có một tình tiết khác lạ trong cách làm của người quản gia. Ông ta không cố ăn cắp của chủ. Có lẽ người quản gia biết mình không thể đem theo bất cứ thứ gì khi rời khỏi nhà ông chủ nên người quản gia đã giảm số nợ cho những người thiếu nợ ông chủ mình, với hy vọng rằng họ sẽ đền đáp và chu cấp khi ông bị thất nghiệp.

Giống như người quản gia bất trung, chúng ta không thể đem theo bất cứ thứ gì khi chúng ta rời khỏi cõi đời này. Thậm chí ngay trong đời này, những thứ chúng ta dành dụm cũng có thể bị lạm phát, thị trường sụp đổ, trộm cướp, tịch biên, kiện tụng, chiến tranh và thiên tai hủy phá. Vì thế, việc dành dụm tiền bạc không đem đến sự bảo đảm thật. Thay vào đó, chúng ta nên dùng tiền bạc của mình để giúp đỡ người khác, và ngược lại chúng ta nhờ người khác giúp đỡ khi cần. “Hãy dùng tiền của bất nghĩa mà kết bạn, để khi tiền của ấy hết đi, họ sẽ tiếp các con vào nhà đời đời” (Lu 16:9). Người đầy tớ bất trung đã tạo dựng mối liên hệ thân thiện bằng cách giúp đỡ những con nợ của ông chủ. Lừa gạt lẫn nhau rõ ràng không phải là cách xây dựng mối liên hệ tốt nhất, nhưng vẫn tốt hơn không xây dựng mối liên hệ nào. Xây dựng mối liên hệ là phương cách để gây dựng sự ổn định bền vững hiệu quả hơn việc tích trữ của cải. Từ “đời đời” có ý nghĩa các mối quan hệ tốt đẹp sẽ ích lợi khi chúng ta gặp khó khăn trong đời này, và các mối quan hệ ấy vẫn còn kéo dài đến sự sống đời đời.

Dễ thấy rõ nguyên tắc này trong bối cảnh khủng hoảng như chiến tranh, khủng bố hay khi cơ cấu kinh tế của xã hội bị hủy phá. Trong trại tị nạn, nhà tù hay trong một nền kinh tế lạm phát, tài sản trước đây bạn có không đem lại ích lợi gì dẫu chỉ để sở hữu một mẩu bánh mì. Nhưng nếu bạn đã dùng tài sản để giúp đỡ cho những người khác, thì bạn có thể được những người đó giúp lại lúc bạn gặp khó khăn. Lưu ý những người được người quản gia bất trung này giúp không giàu có. Họ là những người mắc nợ. Người quản gia không dựa vào sự giàu có của những người này nhưng dựa vào mối liên hệ nương tựa lẫn nhau mà ông đã tạo dựng với họ.

Tuy nhiên, Chúa Giê-xu không nói hãy dựa vào thứ tình cảm hay thay đổi của những người mà bạn đã giúp đỡ trong quá khứ. Câu chuyện nhanh chóng chuyển từ những người mắc nợ sang người chủ trong câu chuyện (Lu 16:8) và Chúa Giêxu tán đồng lời kết luận của người chủ: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ cũng trung tín trong việc lớn, ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ cũng bất nghĩa trong việc lớn.” (Lu 16:10). Chi tiết này ám chỉ Đức Chúa Trời là Đấng đảm bảo rằng sử dụng tiền cho việc xây dựng mối liên hệ sẽ đem lại sự ổn định vững bền. Chúa Giê-xu không nói giữa lòng rộng rãi với người nghèo và những mối liên hệ tốt đẹp với người khác điều nào quan trọng hơn, có lẽ cả hai. Khi bạn xây dựng mối liên hệ tốt đẹp với những người khác, thì bạn có được mối liên hệ tốt đẹp với Đức Chúa Trời, và ngược lại. “Vậy nếu các con không trung tín về của cải bất nghĩa, ai sẽ đem của cải thật giao cho các con?” (Lu 16:11). Mối quan hệ tốt đẹp với người khác dựa trên nền tảng chúng ta đều là con cái của Đức Chúa Trời mới chính là sự giàu có thật; còn mối liên hệ đúng đắn với Chúa được bày tỏ qua sự rộng rãi đối với người nghèo. Những mối liên hệ tốt đẹp sẽ sản sinh ra kết quả tốt đẹp và thêm cho chúng ta năng lực để tạo dựng thêm các mối liên hệ tốt đẹp mới và càng sống bày tỏ lòng rộng rãi với những người khác nhiều hơn. Nếu Chúa có thể tin tưởng rằng bạn sẽ rộng rãi với một ít tiền và sử dụng nó để xây dựng mối liên hệ, thì Ngài sẽ giao phó cho bạn nhiều hơn.

Điều này cho thấy nếu bạn mất sự bình an vì không thể dành dụm đủ như ý muốn, thì giải pháp là đừng cố gắng dành dụm thêm. Nhưng hãy sử dụng số tiền ít ỏi bạn có cách rộng rãi, giúp đỡ người khác. Đối xử với người khác bằng lòng rộng rãi và sự giúp đỡ sẽ mang đến cho bạn nhiều đảm bảo hơn là dành dụm tiền bạc. Dĩ nhiên, điều này cần được thực hiện một cách khôn khéo, bằng những cách thật sự đem đến ích lợi cho người khác chứ không chỉ đơn thuần để trấn an lương tâm của bạn hay để lấy lòng những người mà bạn mong sẽ “trả ơn” và giúp đỡ bạn trong tương lai. Trong bất cứ trường hợp nào, sự bảo đảm tối hậu của bạn là lòng rộng rãi và sự tiếp trợ từ Đức Chúa Trời.

NHỮNG SỰ NHẮC NHỞ TỪ CÂU CHUYỆN ĐỨA CON TRAI HOANG ĐÀNG (LU 15:11-32)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Đây là lời khuyên tài chính có lẽ khiến nhiều người kinh ngạc: Đừng tích trữ, nhưng hãy dùng những gì bạn có để khiến mình được gần với người khác. Trong câu chuyện người con trai hoang đàng (Lu 15:11-32), người em đã phung phí toàn bộ gia tài của mình, trong khi người anh lại lo tiết kiệm đến mức không dám tiếp đãi những người bạn thân (Lu 16:29). Sự hoang phí của người em đưa đến sự phá sản. Nhưng sự hoang phí của cải của người em đã đưa anh trở lại với cha mình trong sự phụ thuộc hoàn toàn. Niềm vui khôn xiết của người cha khi đứa con hư hỏng trở về đã gội rửa tất cả những sự đau buồn trước đó khi anh ta phung phí một nửa gia tài của cha. Ngược lại, việc người anh khư khư giữ lấy phần tài sản của mình đã kéo anh ta rời xa mối liên hệ gần gũi với cha.

Trong cả hai câu chuyện người quản gia bất trung và người con trai hoang đàng, Chúa Giê-xu không nói sự giàu có là xấu. Nhưng Ngài dạy cách sử dụng của cải đúng đắn là cho mục đích của Đức Chúa Trời, nếu không thì dùng nó cho những thứ khiến chúng ta phụ thuộc vào Chúa nhiều hơn.

SỰ GIÀU CÓ TRONG SÁCH LU-CA

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúa Giê-xu không hề chống đối sự giàu có, nhưng Ngài dạy về sự giàu có với sự nghi ngại. Kinh tế thị trường dựa trên sự phát sinh, trao đổi và tích lũy tài sản cá nhân. Thực tế này gắn chặt trong nhiều nền văn hóa xã hội đến nỗi đối với nhiều người, việc mưu cầu và tích lũy tài sản cá nhân, đã trở thành mục đích tối hậu hay ý nghĩa của đời sống. Trong các phần chú giải trước đã trình bày Chúa Giê-xu không xem việc tích lũy tài sản là mục tiêu đúng đắn. Từ gương mẫu đời sống của Chúa Giê-xu, công việc của con người phải thể hiện sự quan tâm sâu sắc dành cho người khác cũng như không được sử dụng thẩm quyền trong công việc chỉ vì lợi ích cá nhân. Tương tự như vậy sự giàu có phải được sử dụng với sự quan tâm sâu sắc dành cho người lân cận. Dù sách Tin Lành Lu-ca không đề cập nhiều về sự giàu có như sách Công vụ Các Sứ đồ, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức quan trọng với những giả định của nhiều người về sự giàu có.

SỰ LO NGẠI DÀNH CHO NGƯỜI GIÀU (LU 6:25; 12:13-21; 18:18-30)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúa Giê-xu chỉ ra vấn đề đầu tiên của sự giàu có là những người giàu vì lòng đam mê của cải dễ có khuynh hướng loại bỏ Chúa ra khỏi đời sống. “Vì của cải các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó” (Lu 12:34). Chúa Giê-xu muốn con người hiểu rằng giá trị cuộc sống không được định nghĩa dựa trên của cải, nhưng bằng tình yêu và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Lu-ca mong muốn khi chúng ta được gặp gỡ Chúa Giê-xu thì chúng ta, và công việc chúng ta làm, cũng được biến đổi.

Nhưng sự giàu có dường như khiến chúng ta ngoan cố chống cự bất kỳ sự thay đổi nào trong đời sống. Sự giàu có cho chúng ta có đủ phương tiện để duy trì nguyên trạng, để tự lập, để làm mọi thứ theo cách riêng của mình. Sự sống đời đời hay sự sống thật là sống trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời (và với người khác).

Sự giàu có khiến chúng ta khước từ Đức Chúa Trời và dẫn đến sự chết đời đời. Chúa Giê-xu phán: “Nếu người nào được cả thế gian mà chính mình bị mất hoặc thiệt thân thì có ích gì?” (Lu 9:25). Của cải có thể dẫn dụ khiến người giàu sống xa cách Chúa, là số phận mà người nghèo (có thể) tránh khỏi. “Phước cho các con là những người nghèo khó, vì vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về các con” (Lu 6:20). Đây không phải là lời hứa về phần thưởng trong tương lai, nhưng là lời tuyên bố cho hiện tại. Người nghèo không bị của cải cản trở lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Nhưng “Khốn cho các ngươi là những người hiện đang no, vì sẽ đói! ” (Lu 6:25). “Đói” dường như là cách nói giảm nhưng có hàm ý rất rõ ràng chỉ về việc “đánh mất sự sống đời đời vì không còn quan tâm đến Chúa”. Tuy vậy, có lẽ vẫn còn hy vọng ngay cả cho những người giàu có xấu xa.

Câu Chuyện Ẩn Dụ Về Người Giàu Dại Dột (Lu 12:13-21)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sự dạy dỗ về chủ đề của cải được tiếp nối cách kịch tính với câu chuyện ẩn dụ về người giàu dại dột (Lu 12:13-21). “Ruộng của người giàu kia rất được mùa”, nhiều đến nỗi không thể chứa hết trong kho. “Ta sẽ làm gì?” ông ta lo lắng và quyết định phá bỏ kho hiện có để xây kho lớn hơn. Người giàu này thuộc về số người tin rằng càng có nhiều của cải thì càng bớt lo về tiền bạc. Nhưng trước khi ông phát hiện mình đã phải lo lắng vì thứ không thật sự có giá trị, thì người giàu này đối diện với số phận còn bi thảm hơn là cái chết. Khi người giàu sắp chết, câu hỏi của Chúa: “Những thứ mà người đã dự trữ sẽ thuộc về ai?” (Lu 12:20) có ý mỉa mai và đụng đến hai điểm cốt lõi. Thứ nhất là câu trả lời cho của cải: sẽ không thuộc về người giàu. Số của cải người giàu này trông cậy để đáp ứng nhu cầu của ông trong nhiều năm nữa sẽ lập tức được chuyển cho người khác. Điều thứ hai còn thâm sâu hơn là câu trả lời cho linh hồn: sẽ bị đòi lại. Người giàu có ngu dại sẽ nhận được những gì ông đã chuẩn bị cho bản thân: một cuộc sống không có Chúa sau khi qua đời, một cái chết thật sự. Sự giàu có đã ngăn trở ông xây dựng mối liên hệ với Chúa, được thể hiện bằng việc ông chẳng hề mảy may suy nghĩ sẽ dùng vụ mùa bội thu của mình để giúp đỡ những người có nhu cầu. “Ai thu trữ của cải cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy” (Lu 12:21).

Tại đây, tình bạn với Đức Chúa Trời được diễn tả bằng ngôn ngữ kinh tế. Những người được làm bạn với Đức Chúa Trời và có của cải phải là những người giúp đỡ cho những người cũng là bạn hữu của Chúa và đang nghèo khổ. Vấn đề của người giàu dại dột là ông ta tích trữ mọi thứ cho mình, mà không tạo công ăn, việc làm hay cơ hội sinh sống cho người khác. Chúng ta có thể tưởng tượng một người giàu có yêu mến Chúa thật sự mà không tích trữ của cải cho mình sẽ ban cho cách rộng rãi, giúp người nghèo khổ, hay tốt hơn là đầu tư tiền bạc để sản xuất những sản phẩm và cung cấp những dịch vụ thật tốt, thuê mướn nhân viên, tạo việc làm và đối xử với những người làm việc cho mình bằng sự công bằng và lương thiện. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều người như vậy trong Kinh Thánh (ví dụ: Giô-sép người A-ri-ma-thê, Lu 23:50) và trong thế giới quanh ta. Những người như thế sẽ được phước cả trong đời này lẫn đời sau. Nhưng chúng ta không thể
loại bỏ điểm mấu chốt của ẩn dụ này: nếu con người có thể tích trữ của cải bởi sự tham lam thì cũng có thể tăng trưởng về mặt kinh tế và các phương diện khác trong đời sống nhờ ân sủng của Chúa. Sau hết tất cả, chính Chúa sẽ phán xét việc làm của mỗi người.

Vị Quan Giàu Có (Lu 18:18-30)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-xu với vị quan giàu có (Lu 18:18-30) cho thấy cơ hội được giải cứu khỏi vòng kìm kẹp của vật chất. Vị quan này đã không để sự giàu có của mình hoàn toàn thay thế tấm lòng khao khát Chúa. Ông bắt đầu với câu hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Trong câu trả lời, Chúa Giê-xu tóm tắt Mười Điều Răn. Vị quan giàu có trả lời rằng “Tôi đã giữ các điều ấy từ thời niên thiếu” (Lu 18:21). Chúa Giê-xu đã chấp nhận câu trả lời của vị quan nhưng Ngài nhìn thấy ảnh hưởng sai lạc của sự giàu có trên ông. Chúa Giê-xu cho vị quan một cách để chấm dứt ảnh hưởng nguy hại của sự giàu có. “Hãy bán tất cả những gì ngươi có và phân phát cho người nghèo thì ngươi sẽ có kho báu ở trên trời, rồi hãy đến theo Ta” (Lu 18:22). Bất cứ ai thật sự có lòng khao khát tìm kiếm Chúa đều sẽ vui mừng sung sướng trước lời mời gọi bước vào mối liên hệ cá nhân mật thiết với Con Đức Chúa Trời. Nhưng thật quá muộn màng cho vị quan giàu có này, lòng yêu mến của cải của ông lớn hơn tình yêu ông dành cho Đức Chúa Trời. “Ông ta trở nên buồn rầu, vì ông rất giàu có” (Lu 18:23). Chúa Giê-xu nhận ra điều đó và phán rằng “Người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời thật khó biết bao! Vì lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời!” (Lu 18:24-25).

Ngược lại, người nghèo thường bày tỏ sự rộng rãi lạ lùng. Bà góa nghèo sẵn sàng cho đi tất cả những gì bà có vì yêu Chúa (Lu 21:1-4). Đây không phải là tóm tắt sự đoán phạt của Chúa dành cho những người giàu nhưng là một nhận xét dựa trên quan sát về sức cuốn hút và sự kìm kẹp của của cải. Trong câu chuyện này, những người xung quanh Chúa Giê-xu và vị quan giàu có cũng đều nhận ra vấn đề và thất vọng với thắc mắc có ai đủ sức chống lại sự hấp dẫn của của cải, dù chính họ (các môn đồ) đã bỏ tất cả để theo Chúa Giê-xu (Lu 18:28). Nhưng Chúa Giêxu không hề bi quan, vì “điều loài người không làm được thì Đức Chúa Trời làm được” (Lu 18:27). Chính Đức Chúa Trời là nguồn sức lực để giúp con người khao khát yêu mến Đức Chúa Trời hơn của cải.

Có lẽ ảnh hưởng nguy hại của của cải là ngăn trở chúng ta mong ước một tương lai tốt hơn. Nếu bạn giàu có, mọi thứ đều tốt đẹp, khi đó sự thay đổi trở thành mối đe dọa chứ không phải cơ hội. Trong trường hợp của vị quan giàu có, của cải đã khiến ông mờ mắt, không nhận biết cuộc đời có Chúa tuyệt vời không chi sánh bằng. Chúa Giê-xu ban cho vị quan giàu có này ý nghĩa mới về giá trị bản thân và sự an ổn. Nếu ông ta có thể mường tượng ý nghĩa, giá trị mới Chúa ban vượt trổi hơn sự mất mát của cải, thì có lẽ vị quan đã chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giê-xu. Đỉnh điểm của câu chuyện là lúc các môn đồ của Chúa Giê-xu đề cập đến những gì họ đã từ bỏ để theo Ngài thì Chúa Giê-xu hứa rằng họ sẽ được giàu có dư dật trong nước Trời. Chúa Giê-xu phán, ngay cả trong đời này, họ sẽ được “nhận lãnh nhiều hơn” cả về những mối liên hệ lẫn vật chất, và trong đời sau sẽ được sự sống đời đời (Lu 18:29-30). Đây là cơ hội mà mà vị quan giàu có để mất. Ông ta chỉ thấy những thứ mình phải từ bỏ, chứ không thấy những điều mình sẽ nhận được.[1]

QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO (LU 6:17-26; 16:19-31)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents
ĐẦU TƯ VÀO CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN

Arnold Joseff và cộng sự của ông, George Hill, là những người sáng lập ra Công ty Công nghệ Hóa học Tổng Hợp có trụ sở ở Detroit, Michigan. Arnold nói về chiến lược sử dụng lợi nhuận của họ để khôi phục, xây dựng lại một khu dân cư nghèo.

BÀI PHỎNG VẤN

HATTIE: Ở đây ồn ào quá. Tôi thấy giám đốc chăm sóc khách hàng, Julius Gray, đã đến văn phòng.

JULIUS: Đừng bao giờ nói không! Đừng bao giờ! Đừng bao giờ bỏ cuộc!

HATTIE: Có phải mẹ ông đã dạy như vậy?

JULIUS: Sự kiên trì sẽ được đền đáp. Mẹ tôi đã dạy tôi; cha tôi đã học từ nhiều nơi. Bạn không cần phải trải nghiệm thực tế cuộc sống thì mới có thể học từ kinh nghiệm của người khác. Đó là mấu chốt. Hãy nắm bắt kinh nghiệm của người khác và áp dụng khi thích hợp.

HATTIE: Giống như Julius, Arnold đang chạy đôn chạy đáo. Không có văn phòng, nên ông có thể làm việc ở mọi lúc, mọi nơi.

ARNOLD: Mặc dù bạn là một nhà kinh doanh, công việc bạn làm phải sinh lợi nhuận, nhưng điều đó không thể chối bỏ nguyên tắc là bạn phải có những giá trị đạo đức. Bạn vẫn có thể vừa là người đạo đức chính trực, vừa khao khát đổi mới và là người đem lại nguồn sinh khí mới cho một khu vực nào đó. Điều chúng tôi đã làm một cách kiên định đó là tiếp quản, theo nghĩa đen, những bất động sản bị bỏ hoang và khôi phục lại để sử dụng.

Chúng tôi không bán, nhưng tiếp tục sử dụng những bất động sản đã được khôi phục đó. Chúng trở thành một phương pháp làm kinh tế, giúp lập công ty, xí nghiệp, tạo nên việc làm, phát triển kỹ thuật và tạo nên sự tăng rưởng cho cộng đồng. Đó là bản sắc của công ty chúng tôi và những điều chúng tôi muốn làm và chia sẻ với người khác. Bởi vì, nếu chúng tôi có thể làm điều đó trong giới hạn nhỏ của mình, thì người khác có thể làm ở mức độ lớn hơn.

Khi Chúa Giê-xu đề cập đến vấn đề của cải gây ra, Ngài không chỉ quan tâm đến người giàu nhưng Chúa Giê-xu cũng quan tâm đến người nghèo khổ. Ngài phán: “Hãy bán của cải mình mà làm việc thiện. Hãy sắm cho mình những túi tiền không hư cũ và kho báu không hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không đến gần được, mối mọt không làm hư hại được” (Lu 12:33).

Xuyên suốt sách Tin Lành Lu-ca, đặc biệt trong Bài ca của Ma-ri (Lu 1:46-56), trong Bài giảng của Chúa Giê-xu (Lu 6:17-26), chủ đề Đức Chúa Trời rất quan tâm đối với người nghèo khó và cô thế trong xã hội thường xuyên được đề cập. Chúa Giê-xu đưa đề tài này thành trọng tâm trong trong câu chuyện ẩn dụ về La-xa-rơ và người nhà giàu (Lu 16:19-31). Người giàu có mặc quần áo sang trọng và sống xa xỉ, không làm gì để giúp đỡ La-xa-rơ, là người đang chết dần vì bệnh tật và đói khát. La-xa-rơ chết và người giàu cũng chết. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng đến điểm cuối của
sự sống thì của cải cũng không hề có quyền lực gì. Các thiên sứ đem La-xarơ lên thiên đàng, có lẽ
chỉ vì ông là người nghèo, không có lý do nào khác (Lu 16:22), nếu không thì có lẽ vì trong lòng La-xarơ, của cải chưa bao giờ thay thế cho Đức Chúa Trời. Người giàu xuống âm phủ, dường như vì ông giàu có, cũng không còn lý do nào khác (Lu 16:23), nếu không thì có lẽ vì trong lòng người giàu, của cải đã chiếm chỗ dành cho Đức Chúa Trời và người khác. Câu chuyện có ngụ ý trách nhiệm của người giàu là phải chăm sóc, giúp đỡ La-xa-rơ khi có thể (Lu 16:25). Có lẽ khi làm như thế, người giàu có thể tái lập cho mình mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời và tránh khỏi kết cục bi thảm. Hơn nữa, giống như nhiều người giàu có, ông ta lo lắng cho gia đình mình, muốn cảnh báo họ về sự đoán phạt sắp đến. Tuy nhiên, người giàu đã thiếu quan tâm đến gia đình lớn hơn của Đức Chúa Trời như đã bày tỏ trong luật pháp và lời tiên tri, và ngay cả người trở về từ cõi chết cũng không thể thay đổi điều gì.

ĐẦU TƯ VÀO CÔNG VIỆC CỦA CHÚA GIÊ-XU (LU 8:3; 10:7)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents
HÃY BAN CHO THÌ BẠN SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI

Buddy Roybal là người sáng lập Công ty Sơn và Trang Trí Coronado có trụ sở ở Santa Fe, New Mexico. Nhân viên ở đây được cho thời gian nghỉ phép có lương để làm công tác tình nguyện trong cộng đồng.

Bài Phỏng Vấn

HATTIE: (thuyết minh) Chào mừng Buddy Roybal, người sáng lập và sở hữu Công ty Sơn và Trang Trí Coronado tại Santa Fe, New Mexico.

BUDDY ROYBAL: Công ty Coronado có danh tiếng rất tốt. Doanh thu của công ty là gần 10 triệu đô-la mà hầu như không cần quảng cáo. Có danh tiếng là có tất cả.

HATTIE: (thuyết minh) Irene, vợ của Buddy, làm việc với 24 nhân viên trọn thời gian và 30 nhà thầu phụ. Công ty Sơn và Trang trí Coronado là trung tâm cung cấp dịch vụ trọn gói về trang trí với các nhãn hiệu sơn, thảm, gỗ, rèm cửa. Riêng về mặt hàng gạch men lát sàn công ty cung cấp bộ sưu tập có số mẫu sản phẩm để khách hàng lựa chọn nhiều nhất trong tiểu bang New Mexico. Trước khi khởi nghiệp vào năm 1984, Buddy đã làm quản lý cho công ty Sherwin-Williams.

BUDDY: Khi mới bắt đầu sự nghiệp, tôi nhận một dự án của thành phố. Tôi vẫn nhớ lúc đó tôi không vay được tiền từ ngân hàng nên phải mượn tiền của một người bạn để thực hiện dự án. Tôi không ngại làm việc cực nhọc nhưng chuyện vay tiền là vấn đề thật gay go. Thời gian đầu, lương của chúng tôi ít lắm và khi nào có công việc chúng tôi mới nhận lương. Nhưng chúng tôi luôn thanh toán ngay lập tức những hóa đơn và gây dựng chỉ số uy tín tài chính. Bây giờ sau 22 năm, chúng tôi có thể vay ngân hàng để mua bất cứ thứ gì ở bất cứ nơi đâu.

Hãy làm việc chăm chỉ, chịu khó, cần mẫn! Bạn phải sẵn sàng dành thời gian cho công việc. Bạn không được ngại việc lau chùi nhà vệ sinh hay quét dọn sàn hay lau cửa sổ. Đó là một phần công việc của một chủ doanh nghiệp nhỏ. Bạn phải làm mọi thứ. Khi tôi mới bắt đầu, tôi không biết công việc này khó như thế nào, có nhiều thách thức. Bạn học và thay đổi. Điều tôi thích ở một chủ doanh nghiệp nhỏ là chúng tôi thay đổi mỗi ngày. Chúng tôi không được có suy nghĩ bảo thủ. Điều trước tiên tôi nói với một nhân viên mới khi họ bắt đầu công việc là nếu anh đã từng làm việc này ở một nơi nào đó tốt hơn chúng tôi thì hãy cho chúng tôi biết. Chúng tôi rất vui để thay đổi. Chúng tôi rất vui để được học và phát triển. Một trong những lời cầu nguyện của tôi mỗi ngày cho sự thay đổi đó là bạn sẽ tiếp tục trưởng thành trong việc thay đổi. Một khi chúng ta ngừng lớn lên, khi chúng ta có suy nghĩ bảo thủ, thì cánh cửa đã khép lại với chúng ta. Phương châm của chúng tôi là xây dựng mối liên hệ với khách hàng chứ không phải bán hàng. Khi bạn có liên hệ tốt với khách hàng, thì khách hàng luôn trở lại với bạn. Khi bạn bán hàng thì bạn sẽ bị lo lắng về lợi nhuận. Chúng tôi cố gắng đem đến những dịch vụ tốt cho khách hàng, không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà còn khiến họ hài lòng.

Vấn đề ưu tư nhất của tôi là có quá nhiều khách hàng đến nỗi kho chứa hàng bị quá tải. Khi khách hàng đến thì họ tìm sự giúp đỡ. Việc huấn luyện cho nhân việc mới thì khá gian khổ. Chúng tôi muốn khách hàng nhận được lời khuyên, sự tư vấn tốt nhất. Tôi đã có những nhân viên làm việc với tôi từ những ngày đầu khởi nghiệp. Nhân viên kế toán đầu tiên, Claudia, bây giờ là giám đốc tài chính của chúng tôi. Phil Garcia hiện là quản lý mảng sản phẩm sơn của chúng tôi, cũng đã làm việc từ khi công ty bắt đầu. Hầu như những nhân viên ở đây đều làm từ 8-10 năm, 16 năm, 18 năm. Hầu hết những người này được làm việc ở nhà nếu họ muốn.

Mile là trưởng phòng kinh doanh và quản lý bán hàng của chúng tôi, làm việc hoàn toàn từ xa (ở nhà). Ông đến cửa hàng, gặp khách hàng nhưng mọi việc khác đều được thực hiện từ xa. Chúng tôi rất tin tưởng nhau. Với chúng tôi, bạn có thể nói một người có đang làm việc hay không chỉ cần dựa trên doanh số. Sự thành công của họ là thành công của chúng tôi và ngược lại.

HATTIE: (thuyết minh) Nhân viên ở đây được cấp ngày nghỉ phép và hỗ trợ kinh phí để làm công tác cộng đồng. Khi Jeff không làm việc tại bộ phận sơn, thì anh đang huấn luyện cho đội thể thao thiếu nhi được Công ty Sơn và Trang trí Coronado tài trợ. Jeff có một đống cúp thể thao mà ông Buddy trưng bày đầy tự hào.

BUDDY: Tôi thích được ở đây và chưa bao giờ thấy mệt mỏi vì công việc này. Tôi thậm chí có thể làm thêm nhiều giờ. Chúng tôi nhận được nhiều ơn phước và ngày nào chúng tôi cũng biết ơn Chúa về điều đó. Dường như chúng tôi càng cho nhân viên, khách hàng và cộng đồng của chúng tôi nhiều chừng nào thì chúng tôi càng nhận lại nhiều chừng nấy. Sự đáp trả đúng là quá lớn. Có một điều mà tôi muốn chia sẻ cho bất cứ nhà kinh doanh nào đó là: hãy cho đi, hãy cho đi, hãy cho đi và bạn sẽ nhận lại.

Ẩn dụ về người quản gia bất trung (Lu 16:1-3) dạy chúng ta tầm quan trọng của việc sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan. Lu-ca đưa ra ví dụ về những người đầu tư tiền bạc vào công tác của Chúa Giê-xu: Ma-ri Ma-đơ-len, Gian-nơ và Suxan-nơ được nêu tên cùng với mười hai sứ đồ vì họ đã hỗ trợ tài chính cho công việc của Chúa Giê-xu. Trong thế giới cổ đại, phụ nữ ít có cơ hội sở hữu tài sản nên việc đề cập những người phụ nữ trong danh sách này thật đặc biệt và khiến phải kinh ngạc; và còn có “nhiều người nữ khác nữa đã dùng của cải mình để giúp cho Chúa và các môn đồ Ngài” (Lu 8:3). Về sau, khi Chúa Giê-xu sai các sứ đồ đi ra rao giảng, Ngài bảo họ dựa vào lòng rộng rãi của những người họ đã phục vụ, “vì người làm công đáng được tiền lương mình” (Lu 10:7).

Điều ngạc nhiên là hai lời nhận xét này, dường như không hề được chuẩn bị trước, là tất cả những gì Lu-ca đề cập về sự dâng hiến cho Chúa Giê-xu, công tác của Ngài và các môn đồ. Ngày nay việc dâng hiến cho Chúa, dâng hiến cho công tác của Chúa và dâng hiến để giúp đỡ người tin Chúa thường được hiểu chung là dâng hiến cho Hội Thánh. So sánh với sự quan tâm của Chúa Giê-xu dành cho người nghèo thường xuyên được Lu-ca đề cập, thì Lu-ca không nói nhiều về sự dâng hiến cho Hội Thánh. Ví dụ, không chỗ nào Lu-ca diễn giải phần mười trong Cựu Ước thuộc về Hội Thánh. Điều này không có nghĩa là Chúa Giê-xu đặt sự giúp đỡ người nghèo đối lập với sự dâng hiến cho Hội Thánh. Thay vào đó, điểm cần lưu ý là dâng hiến tiền bạc không phải là cách duy nhất bày tỏ sự rộng rãi. Một người có thể dự phần trong công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời bằng việc sử dụng cách sáng tạo những kỹ năng, lòng đam mê, các mối liên hệ và sự cầu nguyện của mình.

SỰ HÀO PHÓNG: BÍ QUYẾT PHÁ BỎ SỰ KÌM KẸP CỦA CỦA CẢI (LU 10:38-42; 14:12-14; 24:13-15)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Các phân đoạn Kinh Thánh này cho biết phương cách của Đức Chúa Trời để phá bỏ sự kìm kẹp của của cải là lòng rộng rãi. Nếu bởi năng quyền của Chúa bạn có thể ban cho rộng rãi, thì của cải mất dần sự kìm kẹp trên đời sống bạn. Chúng ta đã thấy tấm lòng cực kỳ rộng rãi của bà góa nghèo khổ. Để một người giàu ban cho rộng rãi còn khó hơn nhiều, nhưng Chúa Giê-xu đã dạy cách để cả người giàu lẫn người nghèo đều có thể sống rộng rãi. Bí quyết để trở thành người ban cho rộng rãi đó là hãy giúp đỡ những người quá nghèo không có khả năng trả ơn cho bạn. Ngài cũng phán với người mời Ngài rằng:

“Khi ngươi đãi ăn trưa hoặc ăn tối, đừng mời bạn hữu, anh em, bà con hay xóm giềng giàu có, e họ cũng mời lại mà trả ơn cho ngươi. Nhưng khi ngươi đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù thì ngươi sẽ được phước, vì họ không thể trả ơn cho ngươi; đến ngày người công chính sống lại, ngươi sẽ được đền ơn.” (Lu 14:12-14)

Rộng rãi để được trả ơn thì không phải là hào phóng mà là mua chuộc sự quý mến. Thật sự rộng rãi là sự ban cho mà người được nhận không có khả năng trả ơn, được xem như phần thưởng trong cõi đời đời. Dĩ nhiên, cách hiểu ban cho rộng rãi để được phần thưởng trong cõi đời đời vẫn có thể xem là một cách đền ơn “trì hoãn” chứ chưa phải là sự rộng rãi thật sự; bởi vì vẫn còn mong sẽ được (Chúa) đền đáp khi sống lại trong đời sau. Theo góc nhìn này thì mong ước có được phần thưởng trong cõi đời đời vẫn giống như một cách mua chuộc sự quý mến, chỉ là khôn khéo hơn, nhưng vẫn là một hình thức trao đổi. Trong lời dạy của Chúa Giêxu không thể hoàn toàn loại bỏ cách giải thích sự hào phóng, ban cho rộng rãi là sự trao đổi, tích trữ phước lành cho cõi đời đời. Nhưng đó không phải là cách giải thích duy nhất, còn có cách diễn giải thỏa đáng và sâu sắc hơn. Sự rộng rãi thật, là sự hào phóng không mong đợi được đáp trả trong đời này hay đời sau, phá vỡ sự kìm kẹp của của cải bằng sự đầu phục Đức Chúa Trời. Chỉ khi bạn cho đi của cải mà hoàn toàn không trông đợi sẽ được nhận lại ích lợi gì từ những của cải đó, trong đời này và đời sau, thì khi đó bạn phá hủy vĩnh viễn sự kìm kẹp của của cải trên bạn. Đây là một thực tại về phương diện tâm lý, vật chất và tâm linh của con người. Sự ban cho cách rộng rãi khiến bạn một lần nữa tôn Đức Chúa Trời là chủ của mình, và dẫn đến phần thưởng thật của sự sống lại: được sống đời đời với Đức Chúa Trời.

Ma-Ri và Ma-Thê (Lu 10:38-42)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Câu chuyện Ma-ri và Ma-thê (Lu 10:38-42) cũng đặt sự rộng rãi trong bối cảnh lòng yêu mến Chúa. Ma-thê bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi Ma-ri ngồi và lắng nghe Chúa Giê-xu dạy dỗ. Ma-thê muốn Chúa Giê-xu khiển trách em mình vì đã không phụ giúp công việc, nhưng Chúa Giê-xu lại khen ngợi Mari. Thật đáng tiếc, câu chuyện này thường bị giải thích sai hay giải thích không rõ ràng. Ma-thê trở thành hình tượng đại diện cho tất cả những gì được cho là sai trật, phân tâm, chia trí, bận rộn với cuộc sống. Giáo hội thời Trung cổ thì quan niệm rằng đời sống làm việc tích cực như Ma-thê không phải là việc cấm làm nhưng vẫn thấp kém hơn, không thể so sánh với đời sống hoàn hảo của việc chuyên tâm suy niệm về Chúa hay là sống biệt lập trong tu viện. Nhưng câu chuyện này phải được xem xét theo bối cảnh tổng thể của sách Tin Lành Lu-ca là sự hiện đến của nước Trời. Trong thế giới Cận Đông cổ, việc tiếp khách là một cách thức quan trọng thể hiện sự rộng rãi. Tại đây, Lu-ca đã sử dụng việc tiếp khách như một trong những dấu hiệu chính cho thấy vương quốc Đức Chúa Trời đang đến trong thế giới.[1]

Ma-ri và Ma-thê là hai chị em chứ không phải kẻ thù của nhau. Việc tranh cãi giữa hai chị em về bổn phận làm việc nhà không thể là yếu tố để khái quát hóa thành sự tranh chiến giữa hai lối sống xung khắc. Chúa Giê-xu không đánh giá thấp tinh thần phục vụ nhiệt thành của Ma-thê, nhưng sự lo lắng của Ma-thê cho thấy tinh thần phục vụ của cô cần được gắn kết tấm lòng yêu mến Chúa giống như Ma-ri. Hai chị em cùng là hiện thân cho lẽ thật rằng sự nhiệt thành phục vụ và tấm lòng yêu mến Chúa đan xen, kết hợp với nhau, không thể tách rời. Ma-thê thực hành sự rộng rãi mà Chúa Giê-xu đã đề cập trong Lu-ca 14:12-14, vì Chúa Giê-xu không thể “trả ơn” lại Ma-thê theo cách cô đã phục vụ Ngài. Bằng cách ngồi dưới chân và lắng nghe Chúa Giê-xu, Ma-ri minh chứng mọi sự phục vụ của chúng ta phải dựa trên mối liên hệ cá nhân sống động với Chúa. Bước theo Đấng Christ nghĩa là trở nên giống Ma-thê và Ma-ri: phục vụ và yêu mến Đức Chúa Trời.

THẨM QUYỀN VÀ SỰ LÃNH ĐẠO TRONG SÁCH LU-CA

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúa Giê-xu là vua, Ngài là người lãnh đạo của nước Trời. Sách Tin Lành Luca ghi lại Chúa Giê-xu sử dụng quyền lực của mình bằng nhiều cách. Nhưng Cơ Đốc Nhân thì ngược lại, không sẵn lòng đứng vào vị trí làm người lãnh đạo hay có thẩm quyền, vì xem hai điều có bản chất là xấu. Chúa Giê-xu không dạy điều đó. Cơ Đốc Nhân được kêu gọi để lãnh đạo, để sử dụng quyền lực. Nhưng khác với thế giới sa ngã này, Cơ Đốc Nhân phải sử dụng quyền lực vì mục đích của Đức Chúa Trời chứ không phải vì lợi ích bản thân.

KHIÊM NHƯỜNG PHỤC VỤ (LU 9:46-50, 14:7-11, 22:24-30)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong ba phân đoạn, Lu-ca 9:46-50, 14:7-11 và 22:24-30, Chúa Giê-xu tuyên bố sự lãnh đạo đòi hỏi tinh thần khiêm nhường phục vụ người khác. Trong Lu-ca 9:46-50, khi các môn đồ của Chúa Giê-xu tranh cãi ai sẽ là người được tôn trọng nhất, Chúa Giê-xu trả lời đó là người vì Ngài mà tiếp đón một đứa trẻ. “Người nào nhỏ nhất trong các con chính là người cao trọng nhất.” Lưu ý khuôn mẫu không phải là đứa trẻ, mà là người tiếp đón một đứa trẻ. Người lãnh đạo vĩ đại phục vụ cho những đối tượng mà những người khác xem là không đáng để quan tâm. Phân đoạn thứ hai (Lu 14:7-11) là nhận xét của Chúa Giê-xu về vấn đề vị thế xã hội trong buổi tiệc. Cách hành xử này không chỉ không ích lợi mà còn phí thời gian, “bởi vì ai tự nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên.” Khi áp dụng vào công tác lãnh đạo, điều này có nghĩa là nếu bạn tìm cách để được mọi người khen ngợi, giành mọi thành tích, kết quả về cho mình, thì người khác sẽ không muốn đi theo sự lãnh đạo của bạn nữa. Họ cũng sẽ không chú tâm vào công việc mà ngược lại tập trung bêu xấu để chứng tỏ bạn không tốt như cách bạn cố gắng thể hiện. Nhưng ngược lại, nếu bạn tôn trọng và thừa nhận những thành quả, công tác của người khác thì họ lại muốn đi theo bạn và chính điều đó xác nhận sự lãnh đạo của bạn trên những người khác.

Phân đoạn Lu-ca 22:24-30 trở lại với câu hỏi ai là người cao trọng nhất trong vòng các môn đồ. Lần này, Chúa Giê-xu đã lấy chính mình làm khuôn mẫu cho tinh thần lãnh đạo qua việc phục vụ. “Nhưng ta ở giữa các con như người phục vụ vậy.” Trong cả ba câu chuyện, khái niệm phục vụ và khiêm nhường được kết nối chặt chẽ. Lãnh đạo hiệu quả đòi hỏi sự phục vụ, hay chính xác hơn lãnh đạo hiệu quả là phục vụ. Sự phục vụ đòi hỏi bạn hành động với suy nghĩ người khác quan trọng hơn chính mình.

SỰ KIÊN TRÌ: ẨN DỤ VỀ BÀ GÓA KIÊN TRÌ (LU 18:1-8)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Lu-ca 18:1-8 kể lại câu chuyện ẩn dụ về bà góa nghèo, cô thế cứ tiếp tục nài nỉ vị quan có thẩm quyền nhưng bất công phải thực thi sự công bằng cho bà. Ẩn dụ này xác nhận lại sự giảng dạy của Giăng Báp-tít trước đó: khi bạn ở vị trí lãnh đạo và nắm quyền lực thì bạn buộc phải hành động một cách công bằng, đặc biệt vì lợi ích của người nghèo khổ và cô thế. Nhưng trong ẩn dụ này, Chúa Giê-xu tập trung vào một điểm khác, đó là chúng ta phải “cầu nguyện luôn, chớ hề nản lòng” (Lu 18:1). Ngài đồng nhất đám đông nghe Ngài giảng và chúng ta với bà góa, và Đấng chúng ta dâng lời cầu nguyện, tức là Đức Chúa Trời với vị quan án thối nát. Đây là sự ví sánh kỳ lạ. Hiển nhiên Chúa Giê-xu không có ý Đức Chúa Trời là Đấng bất công, trục lợi, do đó ý chính của ẩn dụ này là sự so sánh nếu thái độ kiên trì kêu nài với vị quan bất công và chỉ có quyền lực giới hạn mà còn đem lại kết quả như thế, thì sự kiên trì cầu xin với Đức Chúa Trời là Đấng có quyền năng vô hạn sẽ đem đến những kết quả tốt hơn rất nhiều.

Mục đích của ẩn dụ là để khích lệ Cơ Đốc Nhân bền đỗ trong sự tin cậy Chúa khi đối diện với mọi hoàn cảnh. Trong ẩn dụ này cũng có hai áp dụng cho người lãnh đạo. Trước tiên, việc thiết lập liên kết giữa vị quan bất công với Đức Chúa Trời công chính ám chỉ rằng ý muốn của Đức Chúa Trời vẫn được thực hiện ngay cả trong thế giới hư hoại. Công việc của quan án là thực thi công lý, và bởi vì Đức Chúa Trời, ông ta sẽ phải thực thi sự công bằng cho bà góa. Kinh Thánh dạy rằng người cầm quyền phục vụ dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời, dù họ có thừa nhận điều đó hay không (Giăng 19:11; Rô 13:1; 1 Phi 2:13). Vì thế, ngay trong một chế độ bất công thì chúng ta luôn có hy vọng rằng công lý vẫn có thể được thực thi. Một người lãnh đạo Cơ Đốc phải luôn luôn làm việc với tâm thế hướng đến niềm hy vọng đó. Chúng ta không thể sửa lại mọi sai trật trong thế giới này, nhưng chúng ta không bao giờ được từ bỏ hy vọng, và không bao giờ ngừng hành động vì điều tốt đẹp, vĩ đại hơn[1] giữa những hoàn cảnh không toàn hảo nơi chúng ta làm việc. Đơn cử, những nhà lập pháp ít khi có cơ hội để bỏ phiếu cho một dự luật tốt nhằm loại bỏ một dự luật không tốt. Nhưng họ điều tốt nhất mà họ có thể làm là bỏ phiếu cho những dự luật có nhiều điểm tốt hơn điểm không tốt. Họ phải tiếp tục tìm cơ hội để những dự thảo luật tương tự có thể được bỏ phiếu thành những bộ luật chính thức và được thực thi.

Điểm thứ hai là chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể mang sự công bằng đến cho thế giới hư hoại này. Đó là lý do chúng ta phải cầu nguyện và không được đầu hàng trong công tác của mình. Chúa có thể mang đến sự công bằng kỳ diệu cho thế giới bất công, giống như Ngài đã đến sự chữa lành kỳ diệu cho thế giới khốn khổ, bệnh tật. Bức tường Berlin đã bị phá bỏ, chế độ phân biệt chủng tộc đã sụp đổ, hòa hình được thiết lập. Trong câu chuyện ẩn dụ về bà góa kiên trì không đề cập đến sự can thiệp của Đức Chúa Trời, đơn giản vì sự kiên trì của bà góa đã khiến vị quan phải hành động cách công bằng. Nhưng Chúa Giê-xu cho biết Đức Chúa Trời là Đấng hành động cách không thấy được với lời phán: “Vậy, lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét xử công minh cho những người được chọn của Ngài, là kẻ ngày đêm kêu xin Ngài, mà lại trì hoãn cứu giúp họ sao?” (Lu 18:7).

RỦI RO TRONG VIỆC ĐẦU TƯ: ẨN DỤ VỀ MƯỜI NÉN BẠC (LU 19:11-27)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Ẩn dụ về mười nén bạc được đặt trong bối cảnh làm việc của thế giới tài chính. Một vị thái tử đi xa để được phong chức làm vua. Ông là người giàu có và sẽ sớm trở thành người đầy quyền thế. Đa phần dân chúng đều ghét vị thái tử và đã sai người báo tin họ phản đối việc ông lên ngôi vua (Lu 19:14). Trong lúc đi vắng, vị thái tử chọn ba người đầy tớ giao cho họ tiền để đầu tư. Hai người đầy tớ đã mạo hiểm đầu tư tiền của chủ và thu được lợi nhuận lớn. Người đầy tớ thứ ba sợ mạo hiểm, vì vậy anh ta đem giấu tiền ở một nơi an toàn và không thu được lợi nhuận gì. Khi người chủ trở về, ông đã trở thành vị vua cai trị cả vùng đất. Vị vua ban thưởng và thăng chức cho hai người đầy tớ đã đầu tư và đem lại lợi nhuận cho ông.

Vua cũng trừng phạt người đầy tớ đã đem giấu tiền ở nơi an toàn và không làm lợi được đồng nào. Sau đó, vua ra lệnh giết tất cả những ai đã chống lại ông. Chúa Giê-xu kể ẩn dụ này ngay trước khi Ngài đi lên Giê-ru-sa-lem, là nơi Ngài được dân chúng chúc tụng và tôn làm vua: “Chúc tụng Vua nhân danh Chúa mà đến!” (Lu 19:38); nhưng không lâu sau đó họ chối bỏ Ngài. Trong câu chuyện ẩn dụ, hình ảnh vị thái tử giống như Chúa Giê-xu được tôn làm vua, còn những người chống đối vị thái tử đăng quang làm vua thì giống như đám đông đã kêu la “Hãy đóng đinh nó trên cây thập tự!” (Lu 23:21). Qua cách ví sánh từ câu chuyện ẩn dụ, chúng ta nhận thấy dân chúng đã đánh giá vô cùng sai lầm về Đấng sẽ sớm trở thành vị vua của họ, ngoại trừ số ít người giống như hai người đầy tớ chăm chỉ làm việc khi chủ vắng mặt. Bối cảnh của ẩn dụ này cảnh tỉnh chúng ta về quyết định cá nhân với Chúa Giê-xu. Tôi có thật sự xưng nhận Chúa Giê-xu là vị vua được Đức Chúa Trời thiết lập? Tôi quyết định phục vụ hay chống đối Ngài? Và tôi có sẵn sàng chấp nhận hệ quả từ quyết định của mình?[1]

Ẩn dụ này cho thấy rõ công dân nước Trời có trách nhiệm làm việc vì mục tiêu và ý định của Đức Chúa Trời. Trong ẩn dụ này, vị thái tử nói cụ thể với các đầy tớ điều ông mong đợi nơi họ là dùng tiền ông giao để đầu tư sinh lợi. Sự kêu gọi hay mạng lệnh đặc biệt này cho thấy Đức Chúa Trời không kêu gọi người thuộc về Ngài chỉ để giảng dạy, chữa lành và truyền giảng và ngược lại không phải ai thuộc về nước Trời cũng được kêu gọi để đầu tư. Trong ẩn dụ này, chỉ có ba người đầy tớ được vị thái tử chọn để làm công việc đầu tư. Ẩn dụ này dạy chúng ta bài học quan trọng, dù chúng ta làm việc gì, khi chúng ta xưng nhận Chúa Giê-xu là vua thì chúng ta phải hướng đến mục đích của Ngài trong công việc của mình. Theo sự dạy dỗ từ ẩn dụ này nếu chúng ta tôn Chúa Giê-xu làm vua, thì chúng ta phải chấp nhận mạo hiểm trong cuộc sống. Người đầy tớ đầu tư tiền của chủ đối diện với nguy cơ bị những người xung quanh, là những người đã khước từ thẩm quyền của vị thái tử ngược đãi, tấn công. Họ cũng đối diện với nguy cơ đầu tư thất bại, số tiền chủ giao bị tiêu hao hay bị mất hoàn toàn. Ngay cả sự thành công cũng có thể đem đến những điều không tốt. Khi thành công và được cất nhắc, người đầy tớ có thể bị cám dỗ trở nên tham quyền cố vị. Trong lần đầu tư tiếp theo, họ đối diện với rủi ro lớn hơn khi được giao số tiền đầu tư lớn hơn; và nếu thất bại họ sẽ phải đối diện với hậu quả nghiêm trọng hơn.

Ở Tây Phương, CEO của các doanh nghiệp hay huấn luyện viên trưởng của các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp thường xuyên bị sa thải khi kết quả kinh doanh, hay kết quả thi đấu chỉ đạt mức trung bình. Nhưng các nhân viên ở vị trí thấp hơn thường chỉ bị sa thải khi có kết quả làm việc rất kém. Trong ẩn dụ này thành công hay thất bại đều không an toàn; thế giới công việc ngày nay cũng vậy. Điều này thường cám dỗ chúng ta tìm cách che giấu hoặc thỏa hiệp, trì hoãn trong lúc chờ đợi hoàn cảnh thay đổi tốt hơn. Nhưng trong ẩn dụ này, Chúa Giê-xu lên án việc né tránh, che đậy. Người đầy tớ cố gắng né tránh rủi ro bị coi là người đầy tớ không trung thành. Chúng ta không biết chuyện gì xảy ra nếu hai người đầy tớ đã đầu tư tiền của chủ bị thất bại và không thu hồi được số tiền chủ đã giao, nhưng ngụ ý trong ẩn dụ này là tất cả những sự đầu tư vì động cơ trung tín phục vụ Chúa dù có đạt được kết quả hay không đều khiến Ngài hài lòng.[2]

THUẾ (LU 19:1-10; 20:20-26)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Từ chương đầu cho đến đây sách Tin Lành Lu-ca trình bày Chúa Giê-xu là Đấng mang luật của Đức Chúa Trời đến thế giới. Đến chương 19, dân chúng tại Giê-ru-sa-lem cuối cùng cũng xưng nhận Ngài là vua. Khi Ngài cưỡi lừa vào trong thành, đám đông sắp hàng bên đường, họ ca hát chúc tụng Ngài. “Chúc tụng Vua nhân danh Chúa mà đến! Bình an ở trên trời, và vinh quang trên nơi chí cao!” (Lu 19:38). Như chúng ta biết, nước Đức Chúa Trời bao gồm mọi mặt của cuộc sống. Trước và sau khi Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem, Ngài đề cập đến chủ đề thuế và đầu tư.

XA-CHÊ, NGƯỜI THU THUẾ (LU 19:1-10)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trên đường đến Giê-ru-sa-lem, khi đi ngang qua Giê-ri-cô, Chúa Giê-xu gặp một người thu thuế tên là Xa-chê đang ngồi trên một nhánh cây để có thể nhìn thấy Ngài. Chúa Giê-xu phán: “Hỡi Xa-chê, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải ở lại nhà của ngươi” (Lu 19:5). Cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-xu thay đổi hoàn toàn cách làm việc của Xa-chê. Giống như bao nhân viên thu thuế ở đất nước bị đế quốc Rô-ma đô hộ, Xa-chê kiếm tiền bằng cách thu thuế cao hơn mức qui định. Trong bối cảnh ngày nay, chúng ta có thể gọi việc này là “quy chuẩn hành nghề”, nhưng nó dựa trên mánh khóe, gian dối, sự hăm dọa và tham nhũng. Khi Xa-chê bước vào nước Đức Chúa Trời, ông không thể tiếp tục làm việc theo cách này nữa.

“Xa-chê đứng trước mặt Chúa và thưa: “Lạy Chúa, nầy, tôi lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; nếu có làm thiệt hại ai bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư” (Lu 19:8). Xa-chê sẽ kiếm sống như thế nào? Ông có tiếp tục với công việc đang làm nữa không? Chúng ta không có câu trả lời vì đó không phải là điểm chính của câu chuyện. Là công dân của nước Trời, Xa-chê không thể tham dự trong những phương cách kinh doanh, làm việc trái ngược với nguyên tắc của Chúa.

TRẢ LẠI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỮNG ĐIỀU THUỘC VỀ NGÀI (LU 20:20-26)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sau khi Chúa Giê-xu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem và được chào đón như một vị vua, phân đoạn Kinh Thánh trong sách Lu-ca đề cập lời dạy của Chúa Giêxu về việc nộp thuế thường bị hiểu sai theo ý nghĩa tách rời thế giới công việc khỏi nước Trời. Các thầy dạy luật và những thầy tế lễ thượng phẩm cố gắng để “bắt bẻ Ngài trong lời nói để nộp Ngài cho nhà cầm quyền và tòa tổng đốc” (Lu 20:20). Họ hỏi Chúa Giê-xu việc đóng thuế cho Sê-sa có đúng không. Để trả lời Chúa Giê-xu bảo họ cho Ngài xem một đồng tiền, ngay lập tức họ đưa cho Ngài một đơ-ni-ê. Chúa Giê-xu hỏi trên đồng tiền là hình của ai; họ trả lời “của Sê-sa”. Chúa Giê-xu phán: “Thế thì, hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa; hãy trả cho Đức Chúa Trời những gì của Đức Chúa Trời” (Lu 20:25).

Câu trả lời này đôi khi được diễn giải như là sự tách biệt giữa đời sống thuộc thể với đời sống thuộc linh, giữa chính trị với tôn giáo và chuyện đời với chuyện đạo. Trong Hội Thánh, được hiểu là lĩnh vực thuộc linh thì chúng ta phải thật thà, rộng rãi, và chăm lo cho lợi ích của anh chị em chúng ta. Trong công việc, được hiểu là lĩnh vực thuộc thể, thuộc về Sê-sa thì chúng ta phải khôn khéo với sự thật, phải lo lắng về tiền bạc và ưu tiên cho bản thân. Nhưng cách giải thích này hiểu sai câu trả lời đầy châm biếm của Chúa Giê-xu. Khi Ngài nói “hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa”, Chúa Giê-xu không hề có ý tách biệt giữa thuộc thể và thuộc linh. Tiền đề cho rằng thế giới của Sê-sa và thế giới của Đức Chúa Trời không có điểm chung hoàn toàn trái ngược với những điều Chúa Giê-xu giảng dạy xuyên suốt sách Tin Lành Lu-ca. Điều gì thuộc về Chúa? Tất cả mọi thứ! Khi Chúa Giêxu đến trần gian trong vai trò là vị vua, Đức Chúa Trời công bố rằng tất cả thế giới là của Ngài. Bất cứ điều gì của Sê-sa đều thuộc về Đức Chúa Trời. Tất cả mọi thứ như: thuế, chính quyền, sản xuất, phân phối, và các công việc khác đều là những lĩnh vực mà vương quốc của Đức Chúa Trời tiến vào. Cơ Đốc Nhân được kêu gọi để gắn kết với thế giới, công việc, chứ không xa lánh, rời bỏ. Đã có người sử dụng khúc Kinh Thánh này để biện minh cho sự tách biệt giữa trần gian, công việc và thế giới Cơ Đốc, nhưng thực ra khúc Kinh Thánh này lại mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa (thuế) và trả cho Đức Chúa Trời những gì thuộc về Ngài (tất cả mọi thứ, trong đó có cả thuế).[1]

SỰ KHỔ HÌNH (LU 22:47-24:53)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Đỉnh điểm trong công tác của Chúa Giê-xu là việc Ngài sẵn sàng chịu chết trên thập tự giá. Chúa Giê-xu trút hơi thở cuối cùng trong sự tin cậy Đức Chúa Trời: “Lạy Cha, Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha!” (Lu 23:46). Bởi sự hy sinh chịu chết trên thập tự giá và sự sống lại kỳ diệu nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-xu được ban cho địa vị là vị vua đời đời, đúng như lời thiên sứ đã báo cho Ma-ri: “Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn” (Lu 1:32-33).

Ngài thật sự là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời, vâng phục trọn vẹn cho đến chết. Ngài đã chết cho những ai ở dưới ảnh hưởng của tội lỗi, những người kiệt quệ, khốn khổ, rồi cũng sẽ phải chết. Ngài đã chết vì mọi người đều cần được cứu chuộc nhưng không thể tự giải cứu mình. Theo sự bày tỏ này, chúng ta nhận thấy sự quan tâm của Chúa Giê-xu cho người nghèo và cô thế vừa là mục tiêu vừa là dấu hiệu bày tỏ tình yêu thương của Chúa Giê-xu cho những người theo Ngài, bởi vì thật ra tất cả chúng ta đều nghèo khổ và bất lực khi đối diện với tội lỗi của mình và sự đổ vỡ của thế giới này. Trong sự sống lại của Chúa Giê-xu, chúng ta nhận thấy chính mình được tình yêu thương dư dật của Đức Chúa Trời chiếm giữ và thay đổi mọi khía cạnh đời sống.

ĐƯỜNG VỀ EM-MA-ÚT (LU 24:13-35)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Câu chuyện trên đường về làng Em-ma-út là một bài học tiêu biểu về sự rộng rãi cho mọi người tin theo Chúa Giê-xu. Phần mở đầu của câu chuyện không đề cập nhiều về sự chết của Chúa Giê-xu. Phải chăng câu hỏi của hai môn đồ: “Có phải ông là khách lạ duy nhất ở thành Giê-ru-sa-lem không hay biết những việc đã xảy ra tại đó mấy hôm nay?” (Lu 24:18) chỉ khiến chúng ta cảm thấy khôi hài mà không nhận được ý nghĩa nào khác? Thậm chí chúng ta còn có thể tưởng tượng Cơ-lê-ô-pa nói thêm “Ông đã lẩn trong xó nào thế?” Chúa Giê-xu chấp nhận và để họ tiếp tục, nhưng dần dần tình huống thay đổi, Ngài nói, trả lời và khiến họ phải lắng nghe. Lần hồi, hai môn đồ được soi sáng và câu chuyện về sự sống lại kỳ diệu của đấng Mê-si-a mà mấy người đàn bà đã viếng mộ kể lại không còn là chuyện bịa đặt, không thể tin được như họ đã từng nghĩ.

Nếu đây là tất cả ý nghĩa dạy dỗ trong câu chuyện, có lẽ chúng ta sẽ không học thêm được gì ngoài sự nhắc nhở chúng ta thường “dại dột và có lòng chậm tin” (Lu 24:25) những điều Đức Chúa Trời đã bày tỏ. Nhưng trong câu chuyện này các môn đồ đã làm một điều đúng - một điều có vẻ không quan trọng lắm nên dễ bị bỏ qua, họ đã bày tỏ lòng hiếu khách với Chúa Giê-xu và mời Ngài “ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều và sắp tối rồi” (Lu 24:29). Chúa Giê-xu ban phước cho hành động rộng rãi này bằng việc bày tỏ cho họ sự hiện diện của Ngài. Trong lúc bẻ bánh, cuối cùng các môn đồ đã nhận ra Chúa Giê-xu (Lu 24:32). Khi chúng ta bày tỏ lòng hiếu khách, Đức Chúa Trời không chỉ dùng điều đó như là cách để phục vụ những người đang cần được nghỉ ngơi, mà còn là một phương tiện để chúng ta được kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài.

LỜI KẾT CHO SÁCH LU-CA

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Tin Lành Lu-ca là câu chuyện nước Trời trở thành hiện thực cách rõ ràng trên đất qua thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Đấng Christ là vị vua của thế giới nên chúng ta có nghĩa vụ trung thành với Ngài, đồng thời chúng ta cần phải noi gương Chúa Cứu Thế Giê-xu trong việc thực thi thẩm quyền của mình trong đời sống.

Đấng Christ là vua, Ngài ban cho chúng ta một mạng lệnh to lớn gồm có hai phần. “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình…Hãy làm điều đó thì ngươi sẽ sống.” (Lu 10:27-28). Trên một phương diện, mạng lệnh này không có gì mới mẻ vì chỉ là sự tóm tắt Luật pháp Môi-se. Điều mới đó là vương quốc dựa trên điều luật này đã được Đức Chúa Trời khai mở bằng sự nhập thể của Chúa Giê-xu. Ý định từ ban đầu của Đức Chúa Trời là nhân loại được sống trong vương quốc này. Nhưng từ lúc A-đam và Ê-va phạm tội, con người phải sống trong sự tối tăm và tội lỗi. Chúa Giê-xu đã đến để phục hồi thế giới trở lại là vương quốc của Đức Chúa Trời và khởi tạo một cộng đồng những con cái của Đức Chúa Trời sống dưới sự cai trị của Ngài, đang lúc vương quốc tối tăm vẫn tiếp tục thống trị. Điều kiện để một người trở thành công dân thuộc về vương quốc của Đấng Christ đó là mọi sự trong đời sống của người đó bao gồm cả việc làm đều phải thay đổi và hướng đến những mục đích và đường lối của vương quốc Đấng Christ.

Chúa Giê-xu chính là hình mẫu hoàn hảo của chúng ta; Ngài dạy chúng ta biết những mục đích và đường lối trong vương quốc Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta làm việc trong các công tác khác nhau như chữa lành, rao giảng, thực thi công lý, lãnh đạo, sản xuất và cung cấp, đầu tư, tham gia chính quyền, ban phát và cứu giúp. Ngài ban cho chúng ta Thần linh của Đức Chúa Trời và mọi điều khác chúng ta cần để hoàn thành công tác của mình. Chúa Giê-xu hứa chu cấp cho chúng ta và truyền lệnh chúng ta phải chu cấp cho những người khác. Mạng lệnh này có hàm ý rằng cách Đức Chúa Trời chu cấp cho chúng ta thường sẽ là thông qua việc làm của người khác. Ngài cảnh báo chúng ta về cạm bẫy tự cho mình chẳng cần ai vì có nhiều của cải. Chúa Giê-xu dạy cách tốt nhất để tránh cạm bẫy này là sử dụng của cải mình có để gây dựng mối liên hệ với con người và với Chúa. Khi những mối quan hệ của chúng ta có xung đột, Ngài dạy chúng ta cách giải quyết xung đột, hòa giải và đem lại sự công bằng. Trên hết, Chúa Giê-xu dạy chúng ta làm công dân nước Trời nghĩa là làm việc trong vai trò một người đầy tớ của Đức Chúa Trời và của mọi người. Sự hy sinh của Chúa Giê-xu trên thập tự giá chính là sự bày tỏ tuyệt đỉnh về cách lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Chúa Giê-xu sống lại và ngự trên ngôi vinh hiển của nước Đức Chúa Trời để thiết lập và xác quyết rằng yêu thương người lân cận cách tích cực, chủ động chính là đường dẫn
đến sự sống đời đời.

GIỚI THIỆU SÁCH GIĂNG

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chủ đề công việc tràn ngập sách Tin Lành Giăng và khởi đầu với phần trình bày về công tác của Đấng Mê-si-a, Ngài là tác nhân của Đức Chúa Trời trong công cuộc sáng tạo. Công tác sáng tạo của Đấng Christ đã có trước sự sa ngã, trước cả sự nhập thể trở thành Giê-xu người Na-xa-rét, và trước cả công tác cứu chuộc. Đức Chúa Trời giao cho Đấng Christ công tác của Đấng Cứu Chuộc vì Ngài là Đấng đồng sáng tạo thế giới. Công tác cứu chuộc của Đấng Christ không phải là chuyện lạ thường, nhưng là sự phục hồi thế giới trở về với ý định ban đầu và làm ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời cho tạo vật.

Việc làm của con người là một phần không thể thiếu trong tiến trình Đức Chúa Trời hoàn tất sự sáng tạo (Sáng 2:5). Nhưng việc làm của con người đã bị hư hoại, bởi vậy chuộc lại công việc là một phần trong sự cứu chuộc thế giới của Đấng Mê-si-a. Trong chức vụ của Ngài trên đất, chúng ta nhận thấy Đức Chúa Giê-xu hoàn tất công tác Đức Chúa Cha giao phó chính là một khía cạnh không thể thiếu trong tình thương giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. “Những lời Ta nói với các con không phải Ta tự nói, nhưng chính Cha là Đấng ở trong Ta đang làm những việc của Ngài” (Giăng 14:10). Đây là khuôn mẫu cho việc làm của con người khi đã được cứu chuộc, đó là nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta dành cho nhau khi chúng ta cùng nhau làm việc trong thế giới tốt lành của Đức Chúa Trời.

Ngoài việc trình bày khuôn mẫu của việc lành, Đức Chúa Giê-xu cũng dạy các chủ đề nơi làm việc như: sự kêu gọi, các mối liên hệ, sáng tạo và hiệu quả, đạo đức, chân thật và giả dối, lãnh đạo, phục vụ, hy sinh, chịu khổ và chân giá trị của sự lao động.

Một trong những mối quan tâm chính của Giăng là nhắc nhở mọi người nếu chỉ thờ ơ, không chú tâm vào Chúa Giê-xu thì chẳng có ích lợi gì. Ai cứ ở trong Ngài sẽ thấy những hình ảnh giản đơn Chúa Giê-xu sử dụng mở ra một cách nhìn thế giới hoàn toàn mới mẻ. Điều này áp dụng cho công việc cũng như trong mọi lĩnh vực. Chữ ergon trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “công việc” xuất hiện trên 25 lần trong sách Tin Lành này, còn chữ poieō nghĩa là “làm” thì thông dụng hơn, xuất
hiện trên 100 lần. Trong đa số trường hợp, các từ đó chỉ về công việc Đức Chúa Giê-xu làm cho Đức Chúa Cha; nhưng chúng cũng chứa đựng lời hứa dành cho công việc của con người. Điểm chính giúp chúng ta hiểu những phân đoạn này là phải nghiên cứu để tìm ý nghĩa mà sách Tin Lành Giăng hướng đến. Ý nghĩa thường tiềm ẩn nếu chỉ đọc lướt qua thì không thể nắm bắt được. Vì vậy, chúng ta sẽ đào xới chỉ trong một số phân đoạn Kinh Thánh mà từ công việc, người làm công và nơi làm việc có nghĩa cụ thể. Chúng ta sẽ lướt qua những phân đoạn không có những đóng góp thiết thực cho chủ đề việc làm.

CÔNG VIỆC CỦA NGÔI LỜI TRONG THẾ GIỚI (GIĂNG 1:1-18)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở với Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Từ ban đầu, Ngài ở với Đức Chúa Trời. Muôn vật đều do Ngài tạo dựng, không một loài thọ tạo nào được tạo dựng mà không bởi Ngài.” Phần mở đầu trang trọng của sách Tin Lành Giăng cho chúng ta thấy sự vô hạn trong công tác của Ngôi Lời. Ngài là sự bày tỏ đầy trọn của Đức Chúa Trời. Từ ban đầu, Đức Chúa Trời tạo dựng muôn vật qua Ngôi Lời. Ngài dang rộng cõi hoàn vũ như bức tranh bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Từ ban đầu Ngôi Lời đã làm việc, Ngài đang làm việc và tất cả những việc con người làm đều bắt nguồn từ công việc Ngôi Lời đã làm. Sử dụng cụm từ “bắt nguồn từ” không phải là cách nói quan trọng hoá vấn đề bởi vì mọi yếu tố trong công việc của con người đều đã được Ngài tạo nên. Công việc Đức Chúa Trời thi hành trong Sáng Thế Ký 1 và 2 được thực thi bởi Ngôi Lời. Tại đây cần nhấn mạnh một điểm dường như bị xem là không quan trọng: nhiều Cơ Đốc Nhân tiếp tục làm việc với niềm tin sai lạc rằng Đấng Mê-si-a chỉ bắt đầu hành động khi mọi thứ đã hư hoại đến mức không thể cứu vãn. Nghĩa là công tác của Đấng Mê-si-a chỉ giới hạn trong việc cứu chuộc phần thể chất vô hình là linh hồn con người để đem lên thiên đàng là cõi phi vật chất. Một khi chúng ta nhận ra Đấng Mê-si-a đã cùng làm việc tích cực với Đức Chúa Trời từ ban đầu, chúng ta có thể bác bỏ mọi thần học chối bỏ sự sáng tạo và cũng là các tư tưởng thần học xem thường công việc.

Vì thế, chúng ta cần sửa lại cách hiểu sai nhưng khá phổ biến này. Sách Tin Lành Giăng không đặt nền móng dựa trên các cặp khái niệm đối lập như: tâm linh đối lập với vật chất, hay thiêng liêng đối lập với xác thịt hoặc bất cứ cặp khái niệm đối lập nào khác theo thuyết nhị nguyên. Sự cứu rỗi không phải là giải phóng tâm linh con người khỏi những xiềng xích của thân xác vật chất. Thật đáng buồn vì các tư tưởng triết học nhị nguyên lại rất phổ biến giữa vòng các Cơ Đốc Nhân. Những người đề xướng triết lý này hay dùng từ ngữ trong sách Tin Lành Giăng để biện hộ cho quan điểm của mình. Đúng là Giăng thường ghi lại cách Chúa Giê-xu dùng các cặp đối lập như: ánh sáng/bóng tối (Giăng 1:5; 3:19; 8:12; 11:9-10; 12:35-36), tin/không tin (Giăng 3:12-18; 4:46-54; 5:46-47; 10:25-30; 12:37-43; 14:10-11; 20:24-39) và Thánh Linh/xác thịt (Giăng 3:6-7). Những cặp đối lập này nhấn mạnh sự xung đột giữa phương cách của Đức Chúa Trời và phương cách tội lỗi; nhưng chúng không định hình sự phân chia cõi tạo vật thành nhiều cặp đối lập. Chúa Giê-xu chắc chắn không sử dụng những cặp đối lập để kêu gọi những người theo Ngài từ bỏ thế giới “thế tục” mà bước vào thế giới “tâm linh”. Nhưng Chúa Giê-xu mượn những cặp đối lập này để kêu gọi những người theo Ngài đón nhận và sử dụng năng quyền của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong thế giới hiện tại. Chúa Giê-xu nói điều này cụ thể trong Giăng 3:17: “Vì Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian không phải để kết án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con mà được cứu.” Chúa Giê-xu đến để phục hồi thế giới trở lại như ý định ban đầu của Đức Chúa Trời; Ngài không lãnh đạo một cuộc xuất hành ra khỏi thế giới này.

Giăng 1:14 là chứng cứ về mối liên hệ gắn kết, trường tồn của Đức Chúa Trời đối với tạo vật, “Ngôi Lời đã trở nên xác thể, sống giữa chúng ta.” Sự nhập thể không mang ý nghĩa tâm linh chiến thắng thể xác, nhưng làm trọn mục đích ban đầu của Đức Chúa Trời khi Ngài dựng nên thể xác. Thể xác không phải là căn cứ hoạt động tạm thời, mà là nơi cư ngụ lâu dài của Ngôi Lời. Sau khi phục sinh, Chúa Giê-xu mời Thô-ma và những người khác rờ đụng vào thịt xương Ngài (Giăng 20:24-31) và sau đó Ngài mời họ ăn sáng với cá nướng (Giăng 21:1-15). Cuối sách Tin Lành Giăng, Chúa Giê-xu nói các môn đồ của Ngài hãy đợi “cho tới lúc Ta đến” (Giăng 21:22-23), không phải “cho đến lúc ta đem tất cả các con ra khỏi đây.” Nếu Đức Chúa Trời chống cự hoặc không màng gì tới thế giới vật chất thì Ngài sẽ không chọn trú ngụ lâu dài trong thế giới vật chất. Nếu thế giới được Đức Chúa Trời quan tâm nhiều như vậy, thì việc làm trong thế giới rất quan trọng với Ngài.

ĐƯỢC GỌI LÀM MÔN ĐỒ ĐƯỢC XEM LÀ BẠN HỮU (GIĂNG 1:35-51)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúng ta sẽ nghiên cứu thuật ngữ “môn đồ” sau, nhưng cốt lõi của việc Giăng mô tả các môn đồ được thể hiện trong từ “bạn”. Trong Giăng 15:15, Chúa Giê-xu đã phán với các môn đồ của Ngài “Ta gọi các con là bạn hữu”. Yếu tố liên hệ là điều then chốt; chính những người bạn của Chúa Giê-xu là những người đầu tiên và trước nhất ở trong sự hiện diện của Ngài (Giăng 1:35-39; 11:54; 15:4-11). Sách Giăng chương 1 khác với văn phong quen thuộc của sứ đồ Giăng, mạch văn giống như đang cố nhồi nhét để có càng nhiều nhân vật xuất hiện với Chúa Giê-xu càng tốt. Giăng Báp-tít chỉ Chúa Giê-xu cho Anh-rê và một môn đồ khác. Anh-rê đem anh mình là Si-môn đến gặp Ngài. Phi-líp, là người cùng thành với Anh-rê và Simôn, tìm gặp Na-tha-na-ên và mời đến gặp Chúa Giê-xu. Đây không chỉ đơn giản là cách Chúa Giê-xu sẽ thi hành sứ mạng của Ngài thông qua các mối liên hệ cá nhân; nhưng điểm chính là việc kết nối các mối liên hệ cá nhân thành một mạng lưới.

Các môn đồ không phải là những người chỉ biết phơi mình hưởng thụ tình bạn nồng ấm của Chúa Giê-xu. Họ cũng là những người làm việc. Chương 1 chưa mô tả rõ ràng các môn đồ làm việc, mặc dù họ có “làm” công tác truyền giảng là dẫn anh em, hàng xóm đến gặp Chúa Giê-xu. Nhưng chắc chắn các môn đồ sẽ làm việc. Sự nối kết giữa tình bạn và công việc chính là cánh cửa dẫn chúng ta vào thần học về công việc của sứ đồ Giăng. Công việc đem đến kết quả, đồng thời nó cũng xây dựng các mối liên hệ, và điều này giống như tiếng vọng lại từ Sáng Thế Ký 2:18-22.

CHUYÊN GIA TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI (GIĂNG 2:1-11)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúa Giê-xu thi hành “dấu lạ” đầu tiên biến nước thành rượu trong Giăng 2:11 đã đặt nền tảng giúp chúng ta hiểu những dấu lạ về sau. Đây không phải là một trò bịp bợm rẻ tiền nhằm thu hút sự chú ý. Ngài làm dấu lạ đó một cách miễn cưỡng, và giấu nhẹm ngay cả với người tổ chức bữa tiệc. Chúa Giê-xu chỉ làm dấu lạ này khi đối diện với nhu cầu cấp thiết của con người và vì tôn trọng lời đề nghị của mẹ Ngài. Hết rượu trong tiệc cưới có lẽ là nỗi nhục rất lớn cho cô dâu, chú rể và gia đình của họ. Nỗi nhục đó sẽ còn âm ỉ dai dẳng trong văn hóa làng xã ở thành Ca-na. Không phải là một vị thần quyền năng vô cảm theo quan niệm về Chúa Trời của một số người Hy Lạp, Chúa Giê-xu bày tỏ chính mình là Con yêu quý và hiểu chuyện của Cha Đời Đời; Ngài cũng yêu quý người mẹ về phần xác của mình.

Việc Chúa Giê-xu hóa nước thành rượu cho thấy Ngài không chỉ giống Đức Chúa Cha trong sự yêu thương, mà còn trong năng quyền trên tạo vật. Người đọc sách Giăng cách cẩn thận sẽ phải ngạc nhiên về Ngôi Lời. Ngài là Đấng đã tạo nên muôn vật nhưng lại trở nên xác thịt, và đem những phước hạnh vật chất đến cho người thuộc về Ngài. Chối bỏ Chúa Giê-xu có thể làm phép lạ đồng nghĩa chối bỏ Đấng Christ đã ở cùng Đức Chúa Trời từ lúc ban đầu. Mặc dù rõ ràng xảy ra ngoài dự kiến, nhưng thật ngạc nhiên, phép lạ này đã bày tỏ mục tiêu tối hậu của Chúa Giê-xu một cách không thể nhầm lẫn: Ngài đã đến để kéo mọi người vào dự tiệc cưới tuyệt vời của Đức Chúa Trời, nơi mà họ sẽ cùng nhau hân hoan dùng bữa với Ngài. Chúa Giê-xu đã sử dụng những thứ thuộc về thế giới hiện tại để thi hành những việc đầy quyền năng. Chúng không chỉ là những phước hạnh diệu kỳ cho thế giới trong hiện tại, nhưng còn chỉ về những phước hạnh vĩ đại hơn trong thế giới sẽ đến.

CHÚA GIÊ-XU: ĐẤNG “LÀM” MỌI VIỆC (GIĂNG 3:1-36)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Cuộc trò chuyện của Chúa Giê-xu với Ni-cô-đem và các môn đồ của Ngài chứa đựng những kho báu vô giá. Chúng ta sẽ bắt đầu với một câu mang nhiều hàm ý sâu sắc liên quan đến việc làm của con người. “Cha yêu thương Con và giao tất cả mọi sự trong tay Con” (Giăng 3:35). Bối cảnh tại đây nhấn mạnh việc Đức Chúa Con truyền đạt lời của Đức Chúa Cha, nhưng trong phần còn lại của sách Tin Lành Giăng, cụm từ “mọi sự” cần được hiểu theo nghĩa đen là tất cả mọi việc. Đức Chúa Trời ủy thác cho Đấng Mê-si-a tạo dựng mọi sự, duy trì mọi sự và khiến mọi sự hoàn tất theo ý định từ trước.

Phân đoạn này lặp lại những gì chúng ta đã học trong phần mở đầu: Đức Chúa Con dự phần với Đức Chúa Cha trong việc thiết lập và duy trì thế giới này. Cái mới ở đây chính là sự mặc khải bản chất việc Đức Chúa Cha chọn để Đức Chúa Con được dự phần: đó là hành động của tình yêu. Đức Chúa Cha bày tỏ tình yêu của Ngài dành cho Đức Chúa Con bằng việc đặt mọi sự trong tay Đức Chúa Con, bắt đầu với việc sáng tạo. Thế giới, kết quả của sự sáng tạo, là “công việc của tình yêu” trong ý nghĩa tuyệt đối. Nếu hành động thêm công việc cho ai đó được xem là việc làm xuất phát từ tình yêu thì công việc phải là điều gì đó tuyệt vời hơn cách suy nghĩ, cảm nhận bình thường của chúng ta. Chúng ta sẽ khai triển ý tưởng quan trọng này nhiều hơn qua việc xem xét cách Chúa Giê-xu hành động trong phần còn lại của sách Tin Lành Giăng.

Chương ba không chỉ lặp lại cách Ngôi Lời mặc lấy xác thịt loài người, nhưng còn minh họa tiến trình ngược lại, xác thịt con người được đầy dẫy Thần Linh của Đức Chúa Trời như thế nào. “Thật, Ta bảo thật ngươi: nếu một người không nhờ nước và Thánh Linh mà sinh ra thì không thể vào vương quốc Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Chúng ta được sinh ra “vào vương quốc của Ngài” khi chúng ta đón nhận Thánh Linh Đức Chúa Trời. Được sinh ra là một tiến trình của thân xác. Khi chúng ta trở nên thật sự “thuộc linh”, chúng ta không vứt bỏ thân xác và bước vào một trạng thái phi vật chất nào đó. Ngược lại, chúng ta sẽ được sinh ra một cách hoàn hảo hơn – được sinh ra “từ trên” (Giăng 3:3) – trong sự hiệp nhất giữa Thánh Linh và xác thịt, giống như Chúa Giê-xu.

Trong cuộc trò chuyện với Ni-cô-đem, Chúa Giê-xu nói rằng những ai được sinh ra từ trên sẽ “đến với ánh sáng để các việc mình làm trong Đức Chúa Trời được thấy rõ” (Giăng 3:21). Về sau Ngài sử dụng hình ảnh ẩn dụ bước đi trong ánh sáng để minh họa cho ý tưởng này (Giăng 8:12; 11:9-10; 12:35-36). Điều này mang ý nghĩa quan trọng về đạo đức khi áp dụng trong công việc. Nếu chúng ta làm mọi việc một cách công khai, thì chúng ta có một công cụ hỗ trợ hiệu quả để tiếp tục giữ tiêu chuẩn đạo đức của vương quốc Đức Chúa Trời. Nhưng nếu chúng ta trốn tránh hoặc che đậy công việc của mình, đó thường là tín hiệu báo động rõ ràng chúng ta đang đi theo một phương cách trái đạo đức. Đây không phải là một nguyên tắc cứng nhắc, vì chính Chúa Giê-xu cũng có khi hành động một cách âm thầm (Giăng 7:10), các môn đồ của Ngài cũng vậy, như Giô-sép người Ma-ri-mathê chẳng hạn (Giăng 19:38). Nhưng ít nhất chúng ta có thể hỏi: “Tôi đang giữ bí mật với ai?”

Hãy suy nghĩ về ví dụ sau, có một người đến Châu Phi với công tác đóng tàu ở hồ Victoria. Anh ấy nói rằng mình thường bị các viên chức địa phương đến “xin” tiền hối lộ. Đòi hỏi này luôn luôn là bí mật. Không có giấy tờ, không thể chi trả công khai, nó giống như tiền quà hoặc tiền trả dịch vụ ưu tiên xử lý nhanh hồ sơ. Chẳng có hóa đơn nào cả và giao dịch này chẳng thể khai trình trong sổ sách. Anh ta đã sử dụng Giăng 3:20-21 như một nguồn khích lệ để đem những yêu cầu hối lộ này ra ánh sáng. Anh sẽ nói với viên chức đòi tiền rằng: “Tôi không biết nhiều về việc phải trả những khoản phí nầy. Để tôi mời ngài đại sứ hoặc bộ phận quản lý đến để xem quy định này ở đâu ra.” Anh thấy đây là một chiến thuật khá hữu ích để giải quyết chuyện hối lộ.

Điểm quan trọng cần lưu ý là ẩn dụ bước đi trong ánh sáng không phải là nguyên tắc áp dụng cho mọi trường hợp. Trong môi trường việc làm, giữ bí mật hay bảo mật có vị trí của nó, như trong những vấn đề cá nhân, sự riêng tư trên mạng truyền thông hoặc những bí mật kinh doanh. Nhưng ngay cả khi chúng ta đối diện với những thông tin không nên công khai, thì cũng hiếm khi chúng ta cần phải hành động hoàn toàn trong bóng tối. Nếu chúng ta đang che giấu hành động
của mình với những người cùng phòng ban hoặc với những người có trách nhiệm pháp lý, hoặc nếu những việc làm của chúng ta bị tường thuật trên báo chí và khiến chúng ta xấu hổ, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc chúng ta đang làm là vi phạm đạo đức.

TÌM NƯỚC. CẤP NƯỚC (GIĂNG 4)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Giống như các câu chuyện trong sách Giăng, câu chuyện người phụ nữ bên giếng nước (Giăng 4:1-40) cũng bàn trực tiếp đến công việc của con người; nhưng chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ mới có thể nếm hết mùi vị của nó. Nhiều Cơ Đốc Nhân chú ý đến đặc điểm của người phụ nữ này không thể liên kết giữa công việc múc nước hằng ngày và những lời công bố về quyền năng ban phát sự sống của Chúa Giê-xu. Chủ đề này tràn ngập khắp sách Tin Lành Giăng: đám đông nhiều lần chứng tỏ họ không thể vượt trên những mối quan tâm hằng ngày để có thể hiểu về lĩnh vực thuộc linh trong đời sống. Họ không thể hiểu làm sao Chúa Giê-xu có thể ban thân thể của Ngài để làm bánh cho họ (Giăng 6:51-61). Họ nghĩ họ biết quê quán của Ngài là Na-xa-rét (Giăng 1:45), nhưng họ không thể thấy quê quán thật sự của Ngài là từ trời đến; và họ cũng chẳng biết Ngài đi đâu (Giăng 14:1-6).

Khi suy ngẫm về công việc, tất cả những điều này rõ ràng là có liên hệ. Dù chúng ta nghĩ gì về sự quan trọng và ích lợi của một nguồn cung cấp nước ổn định, dù cho mỗi khi uống nước chúng ta có xác nhận đó là việc rất tốt đi nữa, chắc chắn câu chuyện này cho chúng ta thấy rõ nước thuộc thể không thể ban cho chúng ta sự sống đời đời. Không chỉ vậy, rất khó cho người phương Tây hiện đại hiểu được sự vất vả cực nhọc trong việc gánh nước mỗi ngày của người phụ nữ này, rồi đổ lỗi cho cô là lười nhác nên có thái độ miễn cưỡng đi múc nước. Nhưng lời rủa sả trên công việc (Sáng 3:14-19) vẫn đeo bám con người, và việc người phụ nữ ấy muốn có một hệ thống cấp nước tốt hơn là điều có thể cảm thông. Tuy nhiên, chúng ta không nên kết luận rằng Chúa Giê-xu đến để giải phóng chúng ta khỏi công việc trong thế giới nhơ nhớp tội lỗi, để chúng ta được tắm gội trong mé nước bình tịnh của cõi tâm linh. Như thường lệ, trước hết chúng ta cần lưu ý bản chất toàn diện trong công tác của Đấng Christ như đã được ký thuật trong Giăng 1: Đấng Mê-si-a là Đấng Sáng Tạo, chính Ngài đã tạo nên nước trong giếng, và mọi điều Ngài đã tạo ra là tốt lành. Nếu Ngài sử dụng nước trong giếng để minh họa đặc tính năng động của công tác Đức Thánh Linh thi hành trong lòng những người sẽ thờ phượng Ngài, thì có thể xem cách minh họa này là sự tôn cao chứ không phải hạ thấp giá trị của nước. Việc chúng ta đặt Đấng Tạo Hóa trước tạo vật không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tạo vật, đặc biệt khi một chức năng của tạo vật là bày tỏ cho chúng ta biết về Đấng Tạo Hóa. Tương tự trong phần sau của câu chuyện, Chúa Giê-xu cũng dùng việc gặt hái làm phép ẩn dụ để giúp các môn đồ của Ngài hiểu về sứ mạng của họ trong thế giới này:

“Chẳng phải các con nói: ‘Còn bốn tháng nữa là đến mùa gặt sao?’ Nhưng Ta nói với các con: ‘Hãy ngước mắt lên và xem những cánh đồng đã vàng sẵn sàng cho mùa gặt. Người gặt nhận tiền công và thu chứa hoa lợi cho sự sống đời đời, để cả người gieo lẫn người gặt đều vui mừng” (Giăng 4:35-36).

Công việc đồng áng là phương cách Chúa dùng để ban phước, cung cấp cho con người thức ăn mỗi ngày; đây cũng là điều Chúa đã dạy chúng ta cầu xin (Mat 6:11). Không chỉ vậy, công việc đồng áng còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự phát triển của vương quốc Đức Chúa Trời; trong phân đoạn này, Chúa Giê-xu đã trực tiếp tôn cao giá trị của công việc.

Trong Giăng 4:34 “Lương thực của Ta là làm theo ý muốn của Đấng đã sai Ta, và hoàn tất công việc của Ngài”, chữ “công việc” được dịch từ chữ Hy Lạp ergon. Cần phải lưu ý rằng lần đầu tiên từ ergon xuất hiện trong bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp mà Chúa Giê-xu và các môn đồ, sứ đồ đã sử dụng (bản LXX), là Sáng Thế Ký 2:2 “Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời hoàn tất các công việc Ngài [tiếng Hy Lạp là erga] đã làm. Vì thế, vào ngày thứ bảy Ngài nghỉ. Ngài đã làm xong mọi công việc [tiếng Hy Lạp là erga]”. Dù chúng ta không biết chắc Chúa Giê-xu có đang ám chỉ câu Kinh Thánh này trong Sáng Thế Ký hay không, nhưng theo sự soi sáng của cả sách Tin Lành Giăng thì có thể hiểu khái niệm “công việc của Đức Chúa Trời” trong Giăng 4:34 là sự phục hồi toàn diện hoặc sự hoàn tất công tác Đức Chúa Trời đã làm từ ban đầu, từ lúc sáng tạo.

Ở đây có một chi tiết khá tinh tế. Trong Giăng 4:38, Chúa Giê-xu đã phán một câu khá khó hiểu “Ta đã sai các con gặt những gì mình không phải làm khó nhọc. Những người khác đã làm khó nhọc, còn các con thì vào chia sẻ công khó của họ.” Ngài đang nói với các môn đồ về cánh đồng đã chín vàng là người Sa-ma-ri đã sẵn sàng cho nước Trời, nếu họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội. Nhưng “những người khác đã làm khó nhọc” là ai? Một phần của câu trả lời chính là người phụ nữ bên giếng.

Chúng ta thường chỉ nhớ bà là người chậm hiểu thuộc linh hơn là người đã có lời chứng rất hiệu quả cho Chúa Giê-xu sau đó. “Nhiều người Sa-ma-ri ở thành đó tin Ngài, vì người phụ nữ đã làm chứng rằng: ‘Ngài đã nói ra hết mọi điều tôi đã làm’” (Giăng 4:39). Các môn đồ chỉ đơn giản gặt tại nơi mà người phụ nữ này đã gieo. Ngoài ra còn có một người khác cũng đã làm việc khó nhọc, đó chính là Đấng Christ. Ở đầu câu chuyện, lời văn tường thuật Chúa Giê-xu “mệt mỏi” vì đi đường. Từ Hy Lạp được dịch “mệt mỏi” là kekopiakōs, có nghĩa đen là “khó nhọc”. Do đó, câu Kinh Thánh trên khi dịch theo nghĩa đen sẽ là Chúa Giê-xu đang “khó nhọc” vì đi đường. Đây là lần xuất hiện duy nhất của từ này trong sách Tin Lành Giăng.

Nhưng trong Giăng 4:38 xuất hiện các từ khác có cùng gốc với từ kekopiakōs “…các con không phải làm khó nhọc [tiếng Hy Lạp là kekopiakate]… Những người khác đã làm khó nhọc [tiếng Hy Lạp là kekopiakasin]… các con thì vào chia sẻ công khó của họ [tiếng Hy Lạp là kopon]…” Thật vậy, Chúa Giê-xu đã khó nhọc vì chuyến đi đến Sa-ma-ri. Cánh đồng Sa-ma-ri đã chín vàng sẵn sàng cho mùa gặt một phần là vì Đấng Christ đã làm việc tại đó. Khi chúng ta bước theo Đấng Christ, mọi việc chúng ta làm đều được bao phủ trong vinh hiển của Đức Chúa Trời, bởi vì chính Đức Chúa Giê-xu Christ đã làm việc trước trong công tác đó, Ngài chuẩn bị sẵn sàng cho chúng ta.

Như chúng ta đã thấy, công tác cứu chuộc của Đấng Christ được xếp cùng loại với công tác sáng tạo mà Ngài đã thi hành từ thuở ban đầu. Cũng vậy, công tác cứu chuộc của chúng ta là những người theo Chúa Giê-xu cũng được xếp cùng loại với công việc sáng tạo/sản xuất tiêu biểu như việc múc nước của người nội trợ, việc thu hoạch mùa màng của người nông dân. Chứng đạo là một trong nhiều loại hình công việc của con người, nó không cao trọng hơn hay thấp kém hơn việc nội trợ hoặc việc làm nông. Chứng đạo là một loại hình công việc đặc biệt mà không công việc nào khác có thể thay thế; việc múc nước hay việc thu hoạch mùa màng cũng vậy. Chứng đạo không thể thay thế công việc sáng tạo/sản xuất để trở thành hoạt động duy nhất thật sự đáng làm của con người, bởi vì bất cứ công việc nào mà Cơ Đốc Nhân làm tốt, hoàn tất, đều là lời chứng về năng quyền đổi mới của Đấng Tạo Hóa.

AI LÀM, LÀM KHI NÀO VÀ VÌ SAO LẠI LÀM? (GIĂNG 5)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chúa Giê-xu chữa lành cho người bại liệt nằm bên hồ Bết-sai-đa đã làm bộc phát cuộc tranh cãi về việc chữa bệnh trong ngày Sa-bát. Đây cũng là lý do thường khiến nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi trong các sách Ma-thi-ơ, Mác và Luca. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện này thì không lạ nhưng tại đây cách Chúa Giê-xu biện giải để đối đáp thì hơi khác thường một chút. Dòng lập luận chi tiết của Ngài được tóm tắt sống động trong 5:17 “Cha Ta vẫn đang làm việc cho đến bây giờ, Ta
cũng làm việc như vậy.” Tại đây trình bày nguyên tắc: Trong ngày Sa-bát, Đức Chúa Trời vẫn làm việc để giữ cho cõi tạo vật vận hành, và vì thế Chúa Giê-xu, Đấng có đồng bản thể với Đức Chúa Trời, cũng được phép làm điều tương tự. Dĩ nhiên không phải chỉ có Chúa Giê-xu đặt tiên đề cho lý luận của mình từ việc Đức Chúa Trời vẫn hành động cả trong ngày Sa-bát, nhưng chỉ có Ngài dùng tiền đề này để chứng minh việc làm của mình là hợp lý.

Kết quả là chúng ta không thể sử dụng câu chuyện này để chứng minh làm việc trong ngày Sa-bát là đúng hay sai. Có thể chúng ta đang làm việc của Chúa, nhưng chúng ta không có thần tính như Đấng Christ. Khi con người làm những việc có tính quyết định giữa sự sống-cái chết, thì dù là làm trong ngày Sa-bát vẫn được xem là hợp pháp, ví dụ: kéo con vật từ hố lên hay tự vệ bằng quân sự như trong cuộc kháng chiến của dòng họ Mạc-ca-bê. Nếu Chúa Giê-xu đợi qua ngày Sa-bát rồi mới chữa lành cho người bại thì ông ta cũng chẳng bị thiệt thòi gì. Điều cần chú ý trong câu chuyện này là sự chữa lành của Chúa Giê-xu không bị chất vấn, nhưng Ngài bị chỉ trích vì cho phép anh ta vác giường mà theo Luật Do Thái là một hình thức làm việc, là điều cấm trong ngày Sa-bát. Có phải điều này ám chỉ Chúa Giê-xu cho phép chúng ta đi du lịch trong ngày Sa-bát không? Còn việc đáp chuyến bay đi công tác trong ngày Chúa nhật để chuẩn bị làm việc vào sáng thứ hai thì sao? Chúa có cho phép vận hành các nhà máy hoạt động 24/7/365 không?

Ở đây không có ý nói rằng Chúa Giê-xu chỉ đơn thuần mở rộng danh sách những hoạt động được phép làm trong ngày Sa-bát. Thay vào đó, chúng ta hãy diễn giải điều này theo chủ đề xuyên suốt sách Giăng đó là: công tác duy trì và chuộc lại tạo vật cả vật chất và tâm linh cũng như góp phần làm cho mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời và người khác quan trọng hơn là điều được phép làm trong ngày Sa-bát. Chính bạn phải xác định trong các công việc của mình, việc nào có các đặc tính này.[1]

Trong phần ký thuật này, bài học rõ ràng và quan trọng là Đức Chúa Trời vẫn đang hành động để duy trì cõi tạo vật trong hiện tại, và Chúa Giê-xu mở rộng công tác đó qua chức vụ chữa lành của Ngài. Những dấu lạ Chúa Giê-xu thực hiện trên một phương diện là sự mở ra thế giới mới, minh chứng cho “quyền năng của thời đại sẽ đến” (Hê 6:5). Đồng thời, chúng cũng là sự tiếp nối của thế giới hiện tại. Đây là hình mẫu lý tưởng cho nhiều nghề nghiệp khác nhau. Nếu đặc tính công việc của bạn là phục hồi những thứ đã cạn kiệt, hư hỏng như bác sĩ, y tá, thợ máy, v.v… thì công việc của bạn là hành động của đức tin để kêu gọi và hướng người khác đến sự tốt lành của Đấng Tạo Hóa. Nếu đặc tính công việc của bạn là phát triển những khả năng của tạo vật Chúa đã dựng nên như lập trình viên, giáo viên, họa sĩ, v.v…, thì công việc của bạn là hành động bằng đức tin để mời gọi mọi người suy ngẫm về sự tốt lành trong vai trò quản trị thế giới mà Chúa đã ban cho loài người. Khi được thực hiện bởi đức tin thì cả công tác cứu chuộc hay sáng tạo/sản xuất do chúng ta thực hiện đều bày tỏ lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời là Đấng hiện có, đã có và còn đến. Qua Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật. Qua Đấng Christ, Đức Chúa Trời đang phục hồi muôn vật trở lại như ý định nguyên thủy của Ngài. Và cũng qua Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ đem muôn vật đến ý định tốt lành mà Ngài đã định từ trước.

BÁNH SỰ SỐNG (GIĂNG 6)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Câu chuyện Chúa hóa bánh cho năm ngàn người ăn trong Giăng 6:1-15 tái hiện nhiều chủ đề trước đó trong câu chuyện về tiệc cưới tại Ca-na và sự chữa lành người bại. Tại đây, Chúa Giê-xu tiếp tục làm việc để duy trì sự sống trong thế giới hiện tại dù dấu lạ Ngài làm là để chỉ về sự sống đầy trọn trong tương lai mà chỉ có Chúa Giê-xu có thể ban cho con người. Tuy nhiên, Giăng 6:27-29 đặt ra vài thách thức cho thần học về công việc:

“Đừng làm việc vì thức ăn hay hư nát, mà vì thức ăn còn mãi đến sự sống đời đời, là thức ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi; vì ấy là Đấng mà Đức Chúa Trời, là Cha, đã ấn chứng cho.” Họ thưa: “Chúng tôi phải làm gì để được làm công việc của Đức Chúa Trời?” Đức Chúa Jêsus đáp: “Công việc của Đức Chúa Trời là các ngươi tin Đấng mà Ngài đã sai đến.”

Tại đây có ít nhất hai vấn đề: thứ nhất, dường như Chúa Giê-xu truyền lệnh đừng làm việc; và thứ hai, có vẻ như Ngài gia giảm việc thi hành công tác của Đức Chúa Trời chỉ còn là tin cậy Chúa.

Vấn đề thứ nhất khá dễ giải quyết. Kinh Thánh, giống như trong mọi phương thức truyền thông đều phải xem xét ý nghĩa dựa theo bối cảnh. Trong Giăng 6 đám đông muốn giữ Chúa Giê-xu lại để phục vụ họ như một ông-vua-có-phép-thầnthông cứ hóa bánh mãi không ngừng. Vì vậy khi Chúa Giê-xu phán: “Các ngươi tìm ta không phải vì đã thấy các dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê” (Giăng 6:26), Ngài đang quở trách sự thiển cận thuộc linh của họ. Họ ăn bánh, nhưng họ không nhận biết ý nghĩa dấu lạ ấy bày tỏ. Đây chính là điều chúng ta học được từ chương 4. Sự sống đời đời không đến từ nguồn thực phẩm vô tận, nhưng từ Lời sự sống ra từ miệng Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu không tiếp tục ban bánh cho đám đông khi việc làm đó không còn dẫn đến kết quả như mong đợi là giúp đám đông có mối liên hệ đúng với Đức Chúa Trời. Người làm công nào cũng đều làm như vậy. Nếu nêm thêm muối mà vẫn không làm cho món súp đậm đà hơn, thì người đầu bếp sẽ không nêm thêm muối nữa. Chúa Giê-xu không có ý “đừng làm việc nữa”, nhưng Ngài dạy đừng làm việc để chỉ có thêm đồ ăn, có thêm nhiều thứ mà con người không cần. Lời dạy này nghe như quá hiển nhiên, không cần phải có Lời Chúa truyền dạy thì chúng ta mới biết, nhưng ai trong chúng ta lại không cần được nghe lại chân lý này một lần nữa? Lời dạy của Chúa Giê-xu cấm làm việc vì những lợi ích chỉ có giá trị tạm thời là một hình thức diễn đạt thậm xưng tập trung vào mối liên hệ của đám đông với Đức Chúa Trời cần được thay đổi, phục hồi.

Còn vấn đề dường như Chúa Giê-xu gia giảm làm việc chỉ là tin cậy Chúa thì cần phải được xem xét dựa trên nền tảng thần học của sách Tin Lành Giăng và các thư tín của Giăng. Sứ đồ Giăng thích đưa mọi thứ đến thái cực. Giăng có quan điểm tôn cao sự tể trị và quyền sáng tạo của Đức Chúa Trời dẫn đến việc ông nhấn mạnh sự lệ thuộc của con người vào Chúa, như trong chương này. Những việc Đức Chúa Trời đã làm vì chúng ta, cho chúng ta là không giới hạn vì vậy chúng ta chỉ cần tin nơi Ngài và tiếp nhận công việc Đức Chúa Trời đã làm (cho chúng ta) qua Đấng Christ. Ở phương diện ngược lại, Chúa Giê-xu cũng nhấn mạnh thái độ thuận phục tích cực. Giăng trình bày điều này trong 1 Giăng 2:6 “Ai nói mình ở trong Ngài thì phải bước đi như chính Ngài đã bước đi” cũng như trong 1 Giăng 5:3 “Yêu Đức Chúa Trời tức là chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài”. Chúng ta có thể kết hợp hai thái cực này lại qua cách diễn đạt của Phao-lô “sự thuận phục của đức tin” (Rô 1:5) hoặc của Gia-cơ 2:18 “tôi sẽ cho bạn thấy đức tin bằng hành động của tôi.”

THẤY VÀ TIN (GIĂNG 9)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Giăng đoạn 9 kể lại câu chuyện Chúa Giê-xu và các môn đồ thấy một người bị mù từ khi sinh ra. Các môn đồ xem anh ta như một bài học hay một ví dụ điển hình về nguồn gốc của tội lỗi. Ngược lại, Chúa Giê-xu nhìn với lòng thương xót, rồi Ngài hành động để chữa lành cho anh. Phương pháp chữa bệnh kỳ lạ của Đấng Christ và những việc làm sau đó của người đàn ông không-còn-bị-mù cho thấy vương quốc Đức Chúa Trời ở giữa thế giới của xương-và-thịt. Cách thức chữa lành cho người mù của Chúa Giê-xu trộn nước miếng với bụi đất thành bùn và bôi lên mắt người mù không phải là việc làm kỳ quặc của người mất trí, nhưng là sự lặp lại cách có chủ đích câu chuyện Đức Chúa Trời tạo dựng con người từ bụi đất (Sáng 2:7). Trong truyền thống của Kinh Thánh cũng như văn hóa Hy Lạp, bùn (trong tiếng Hy Lạp là pēlos) được sử dụng để mô tả chất liệu cơ bản tạo dựng nên con người. Ví dụ, Gióp 10:9 “Xin Chúa nhớ rằng Ngài đã nhồi nắn con từ đất sét; sao bây giờ Chúa lại muốn trả con trở về cát bụi?”[1]

SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT HẦU ĐẾN (GIĂNG 10-12)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Trong lần cuối lên thành Giê-ru-sa-lem, tại Bê-tha-ni, Chúa Giê-xu đã làm dấu lạ vĩ đại nhất là khiến La-xa-rơ sống lại (Giăng 11:1-44). Những người chống đối Chúa Giê-xu đã tìm cách ném đá Ngài (Giăng 8:59; 10:31), họ quả quyết cả Chúa Giê-xu và La-xa-rơ đều phải chết. Với viễn cảnh về sự chết, Chúa Giê-xu đã nói về thập tự giá một cách đầy nghịch lý. Ngài sử dụng ngôn từ như có vẻ tán tụng, rằng Ngài sẽ được “treo lên” và kéo mọi người đến với Ngài. Nhưng Giăng nói rõ trong phần ghi chú kèm theo rằng điều này chỉ về việc Ngài sẽ bị “treo lên” thập tự giá. Có phải đây chỉ là cách chơi chữ không? Không hề! Richard Bauckham đã giải thích rằng chính trong công tác hy sinh tận cùng trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã bày tỏ một cách đầy trọn rằng Ngài thật sự là Con cao quý của Đức Chúa Trời.

“Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chính mình Ngài cách đầy ân sủng, nên chúng ta có thể nói rằng phẩm tính của Đức Chúa Trời không chỉ được bày tỏ mà còn được thực thi qua biến cố cứu chuộc thế giới mà trong đó Con Ngài đã hoàn tất sự phục vụ và hạ mình chịu đựng mọi sự nhục nhã.”[1]

Sự hy sinh sắp tới của Chúa Giê-xu sẽ đòi hỏi Ngài phải trả giá nhiều điều trong nhiều phương diện. Dĩ nhiên, Chúa Giê-xu phải trả giá bằng cái chết của Ngài, với nỗi đau về thể xác bị cơn đói khát dằn vặt (Giăng 19:28). Chúa Giê-xu trả giá với tấm lòng tan vỡ khi các môn đồ của Ngài (trừ Giăng) đều bỏ trốn và Ngài phải rời xa Ma-ri, mẹ của mình (Giăng 19:26-27). Và Chúa Giê-xu đã phải trả giá khi bị sỉ nhục, hiểu nhầm và kết tội oan (Giăng 18:18-24). Để thực hiện những công tác mà Đức Chúa Trời đã định trước thì không thể tránh né những điều này. Thế giới không thể hiện hữu nếu không có công tác được Đấng Christ thi hành lúc ban đầu. Thế giới không thể được phục hồi trở về như ý định ban đầu của Đức Chúa Trời nếu không có công tác cứu chuộc được Đấng Christ hoàn tất trên thập tự giá.

Công việc có thể cũng đòi hỏi chúng ta phải trả giá đắt, không hề tương xứng, nhưng để hoàn thành công việc thì đó là điều chúng ta không thể tránh né. Chúa Giê-xu đã làm việc để đem sự sống thật đến cho người khác. Vì vậy khi chúng ta dùng công việc của mình như một phương tiện để tôn cao bản thân, thì chúng ta tách biệt khỏi khuôn mẫu của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu có biết khi làm điều gì đó cho người khác thì không thể tránh được việc phải đánh đổi nhiều thứ? Có lẽ có. Ở các nước phương tây ngày nay, bác sĩ được trả lương cao để chữa bệnh cho người khác, nhưng phải chịu đựng, không thể tránh né việc chứng kiến bệnh nhân của mình bị đau đớn. Thợ sửa ống nước có mức lương thu nhập khiến phải ghen tị, nhưng lúc nào quanh người cũng toàn những mùi hôi thối khó chịu. Những viên chức được công chúng bầu lên để đem lại sự công bằng và thịnh vượng cho người dân, nhưng giống Chúa Giê-xu, lúc nào họ cũng mang gánh nặng khi biết rằng “các con luôn có người nghèo ở với mình” (Giăng 12:8). Trong mỗi nghề nghiệp, có lẽ đều có những cách để không phải chịu đựng việc chia sẻ nỗi đau với người khác.

Bác sĩ có thể giảm việc tiếp xúc với những bệnh nhân ở tình trạng cơ thể không còn có thể tiếp nhận thuốc giảm đau. Thợ sửa ống nước chỉ nhận sửa ống nước của những nhà mới xây, sạch sẽ; hoặc các viên chức chính quyền không bận lòng quan tâm về những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Nhưng những cách làm việc đó có giống gương mẫu của Chúa Giê-xu không? Mặc dù chúng ta thường xem công việc là cách chúng ta kiếm sống, nhưng người nào tận tụy làm việc đều có trải nghiệm làm việc còn là cách tự bạn khiến lòng mình tan vỡ. Khi đó, bạn làm việc như cách Chúa Giê-xu đã làm.

LÃNH ĐẠO BẰNG TINH THẦN TÔI TỚ (GIĂNG 13)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Đến điểm này của sách Giăng, chúng ta đã thấy Chúa Giê-xu làm những việc mà chưa ai từng làm – biến nước thành rượu, chữa lành người mù, gọi người chết sống lại. Giờ đây Ngài làm việc dường như ai cũng có thể làm nhưng ít ai muốn: rửa chân cho người khác. Vị vua lại làm việc của một đầy tớ.

Khi Chúa Giê-xu rửa chân, Ngài khiến chúng ta đặt câu hỏi đã theo đuổi chúng ta qua cả sách Tin Lành Giăng: “Việc làm của Chúa Giê-xu là khuôn mẫu cho công việc của chúng ta đến mức độ nào?” Thật dễ dàng để trả lời “Đó không phải là khuôn mẫu! Có ai trong chúng ta làm Chúa đâu? Ai trong chúng ta có thể chết thay tội lỗi của cả thế giới?” Nhưng khi Chúa rửa chân cho các môn đồ, Ngài đã nói rõ ràng với họ (và cho chúng ta) rằng chúng ta phải làm theo gương của Ngài. “Nhưng nếu Ta là Thầy, là Chúa, mà còn rửa chân cho các con thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Ta đã làm gương cho các con” (Giăng 13:14-15).

Thái độ phục vụ khiêm nhường này cần có trong mọi việc chúng ta làm. Nếu một CEO đi đến nhà máy để thị sát dây chuyền sản xuất, thì phải đến như để rửa chân cho các công nhân trong công ty của mình. Cũng vậy, một nhân viên làm việc ở cây xăng lau dọn sàn nhà vệ sinh như thể lau chân cho những người người khách đến đổ xăng. Đây không phải là vấn đề về hành động mà là vấn đề của thái độ. Khi vị CEO cũng như nhân viên làm việc ở cây xăng làm tốt công việc của mình, họ đều có thể phục vụ người khác nhiều hơn chỉ là rửa chân cho các công nhân hay các khách hàng. Họ cần xem mình đang phục vụ cách khiêm nhường. Chúa Giê-xu, người thầy được đầy dẫy Thánh Linh, Đấng cai trị trên toàn cõi hoàn vũ, đã thực hiện cách có chủ ý một hành động phục vụ cụ thể để bày tỏ thái độ những người thuộc về Ngài cần phải có. Khi Chúa Giê-xu rửa chân, Ngài vừa đề cao và vừa đòi hỏi các môn đồ của mình phục vụ cách khiêm nhường. Việc Chúa Giê-xu làm khiến các môn đồ của Ngài cũng như chúng ta đối diện với thực tế là lòng tin kính phải được bày tỏ qua việc làm vì ích lợi của người khác, chứ không chỉ đơn thuần để thỏa mãn bản thân.

Quan niệm lãnh đạo với tinh thần tôi tớ những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm rộng rãi trong cả giới doanh nhân lẫn trong chính quyền. Quan niệm lãnh đạo này không chỉ xuất hiện trong sách Tin Lành Giăng mà còn xuất hiện trong nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh.[1]

LỜI TẠM BIỆT (GIĂNG 14-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chương 14 đến 17 ghi lại những lời Chúa Giê-xu lời trên phòng cao, thường được biệt riêng thành một phân đoạn vì chứa đựng nhiều ý nghĩa thần học rất sâu sắc mà chúng ta chỉ có thể đề cập vài điểm nổi bật. Nhưng điều quan trọng cần chú ý là những lời Chúa Giê-xu nói không phải là bài diễn thuyết vô cảm. Vì không bao lâu nữa Chúa Giê-xu sẽ phải rời xa những môn đồ, là những người Ngài yêu thương. Chúa Giê-xu đang đau lòng. Những lời Ngài nói trước hết là nhằm an ủi họ trong nỗi buồn đau.

CÔNG VIỆC VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ (GIĂNG 14-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Nhấn mạnh vào các mối liên hệ cá nhân là sự kết nối chính về thần học trong những chương này. Chúa Giê-xu không gọi các môn đồ “là đầy tớ nữa… nhưng là bạn hữu” (Giăng 15:15). Họ làm việc vì Ngài, nhưng trong tinh thần bạn bè và đồng nghiệp, như trong một “công ty gia đình” đúng nghĩa. Công việc và mối liên hệ hòa quyện vào nhau vì Chúa Giê-xu không làm việc một mình. “Những lời Ta nói với các con không phải Ta tự nói, nhưng chính Cha là Đấng ở trong Ta đang làm những việc của Ngài. Khi Ta nói Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta thì hãy tin Ta” (Giăng 14:10-11). Các môn đồ cũng không bị từ bỏ như trẻ mồ côi phải rối trí bởi thế gian này (Giăng 14:18). Qua Đức Thánh Linh, Chúa Giê-xu sẽ ở với các môn đồ, và họ sẽ làm những việc mà Ngài đã làm (Giăng 14:12).

Tưởng như đơn giản nhưng điều này thật sâu sắc. Sau khi Chúa Giê-xu chết, các môn đồ/bạn hữu của Ngài vẫn có thể kinh nghiệm Chúa Giê-xu trong sự cầu nguyện, nhưng không chỉ như vậy, điều này còn có nghĩa họ là những người được dự phần cách tích cực vào việc sáng tạo/phục hồi thế giới, đây cũng chính là tác nhân cho mối liên hệ yêu thương giữa Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con. Họ được làm công việc của Đức Chúa Con và của Đức Chúa Cha, và được dự phần trong sự thân mật giữa Đức Chúa Con và Đức Chúa Cha (và Đức Thánh Linh, như chúng ta sẽ thấy ngay sau đó). Đức Chúa Cha bày tỏ tình yêu của Ngài đối với Đức Chúa Con bằng cách cho phép Đức Chúa Con chia sẻ vinh hiển trong việc sáng tạo và tái tạo thế giới này.[1] Đức Chúa Con bày tỏ tình yêu đối với Đức Chúa Cha bằng cách luôn luôn làm theo ý muốn của Ngài, sáng tạo và tái tạo thế giới
cho vinh hiển của Đức Chúa Cha, theo ý muốn của Đức Chúa Cha, trong năng quyền của Đức Thánh Linh. Các môn đồ/bạn hữu được dự phần trong tình yêu mãi tuôn tràn của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Họ không chỉ được trải nghiệm sự huyền nhiệm trong mối liên hệ này mà còn được tiếp nối thi hành sứ mạng và công tác của Đức Chúa Con như Ngài đã làm. Sự kêu gọi chia sẻ trong tình yêu không thể tách rời với sự kêu gọi chia sẻ trong công việc. Lời cầu
nguyện của Chúa Giê-xu cho các môn đồ “Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hiệp nhất trọn vẹn” (Giăng 17:23) được gắn kết với lời hiệu triệu cho sứ mạng “Như Cha đã sai Con vào thế gian thì Con cũng sai họ vào thế gian” (Giăng 17:18), và rồi sau đó được trao ban với lời mời gọi “Con yêu ta chăng?... Hãy chăm sóc chiên Ta” (Giăng 21:17).

Một khía cạnh thiết yếu trong công việc của con người là tạo cơ hội cho sự giao tiếp khi cùng làm việc với nhau. Đối với nhiều người, công sở là môi trường hình thành những mối liên hệ cá nhân quan trọng nhất bên ngoài gia đình. Ngay cả những người làm việc một mình cũng thường phải kết nối với một “nùi” các mối liên hệ với nhà cung cấp, với khách hàng, v.v… Như đã đề cập trong phần trước, Chúa Giê-xu không chỉ gọi các môn đồ là những đồng nghiệp mà còn là những bạn hữu. Trong công việc các khía cạnh thường được nhắc đến là thực dụng, sinh lợi; còn mối liên hệ trong công việc thường bị xem là phụ phẩm, ngoài kế hoạch. Nhưng thật ra từ lúc ban đầu, khi A-đam và Ê-va cùng nhau làm việc trong khu vườn Ê-đen thì mối liên hệ trong công việc đã là điều chính yếu. “Giêhô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm
nên một kẻ giúp đỡ giống như nó” (Sáng 2:18). Sự sáng tạo chính là cách thức tạo nên sự kết nối giữa con người với nhau khi họ cùng làm việc, và khi con người làm việc với nhau, họ dự phần trong công tác của Đức Chúa Trời là đem cõi tạo vật đến sự đầy trọn.

Đây có thể là sự khích lệ to lớn đối với những người của công việc. Họ là những người thường miễn cưỡng khi phải bày tỏ cảm xúc của mình nên đôi khi họ bị người khác dán nhãn là ít thân thiện, thực dụng. Chia sẻ với người khác là một việc cần thiết để phát triển các mối quan hệ, nhưng chúng ta cũng không quên tầm quan trọng của công việc như một phương tiện để nuôi dưỡng các mối liên hệ. Cùng làm việc với nhau có thể giúp xây dựng các mối quan hệ; không phải
ngẫu nhiên mà chúng ta dành rất nhiều thời gian làm việc với nhau và làm việc cho người khác. Chúng ta có thể tìm được mối liên hệ trong công việc từ chính khuôn mẫu về công việc diễn ra bên trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Làm việc hướng đến mục tiêu chung là một trong những phương cách chính Đức Chúa Trời mang chúng ta lại với nhau và khiến cho chúng ta trở thành những con người thật sự.

CÔNG VIỆC VÀ TÍNH HIỆU QUẢ (GIĂNG 15)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Hình ảnh ẩn dụ cây nho và nhánh nho bắt đầu bằng phước hạnh của mối liên hệ với Chúa Giê-xu và với Đức Chúa Cha thông qua Chúa Giê-xu (Giăng 15:1). “Như Cha đã yêu thương Ta thể nào, Ta cũng yêu thương các con thể ấy. Hãy cứ ở trong tình yêu thương của Ta” (Giăng 15:9). Tuy nhiên, kết quả của tình yêu này không phải là được thụ hưởng niềm hạnh phúc đầy trọn nhưng là lao động hiệu quả, được thể hiện qua hình ảnh “kết quả”. “Ai cứ ở trong Ta, và Ta trong người ấy thì sinh ra nhiều quả” (Giăng 15:5). Đức Chúa Trời là Đấng làm việc và cõi hoàn vũ chính là kết quả công việc của Ngài; chính Đấng sáng tạo vũ trụ muốn người thuộc về Ngài cũng làm việc và có kết quả. “Bởi điều này Cha Ta được tôn vinh, ấy là các con kết quả nhiều và trở nên môn đồ Ta” (Giăng 15:8). Đức Chúa Trời ban cho chúng ta món quà tuyệt vời đó chính là khả năng làm việc để tạo nên sự biến đổi có ảnh hưởng lâu dài trên thế giới này. “Ta đã chọn và bổ nhiệm các con, để các con đi, được kết quả, và quả của các con cứ còn mãi; để bất cứ điều gì các con nhân danh Ta cầu xin Cha thì Ngài ban cho các con” (Giăng 15:16). Lời hứa “kết nhiều quả” lặp lại lời hứa trước đó của Chúa Giê-xu “người nào tin Ta cũng sẽ làm những việc Ta làm, và sẽ làm những việc lớn hơn nữa” (Giăng 14:12).

Đôi khi hình ảnh ẩn dụ những người tin theo Chúa Giê-xu “kết quả” được giải nghĩa là qua họ có nhiều người tin và gia nhập Cơ Đốc Giáo. Theo cách giải nghĩa này cụm từ “những việc lớn hơn nữa” được hiểu là “(khiến) nhiều người tin hơn Ta đã làm”. Với những người được kêu gọi thực hiện việc giảng đạo, làm chứng thì điều này hoàn toàn đúng. Nếu phân đoạn này Chúa Giê-xu chỉ phán cho các sứ đồ, là những người được kêu gọi để rao truyền Tin Mừng thì có lẽ “kết quả” là chỉ về những người tin Chúa. Nhưng nếu Chúa Giê-xu đang nói chung cho mọi người theo Ngài, thì “kết quả” phải chỉ về những thành tựu đạt được trong mọi thức hình công việc của các tín hữu. Vì cả thế giới này đều được Chúa tạo dựng, nên “những việc Ta làm” bao gồm mọi việc “tốt lành” mà chúng ta có thể nghĩ đến.

Do đó ý nghĩa làm “những việc lớn hơn” có thể là: thiết kế phần mềm tốt hơn, cung cấp thức ăn cho nhiều người hơn, dạy nhiều học sinh giỏi hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các cơ quan và tổ chức, gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả hơn và cai trị đất nước một cách công bằng hơn. Giá trị của “kết quả” không phụ thuộc vào lãnh vực làm việc của chúng ta, đó có thể là kinh doanh, quản lý, y tế, giáo dục, tôn giáo hay bất cứ lĩnh vực nào khác phục vụ nhu cầu của con người. “Ta truyền dạy điều nầy cho các con để các con yêu thương nhau” (Giăng 15:17). Phục vụ là yêu thương cách tích cực.

NGƯỜI LẠ GIỮA MẢNH ĐẤT LẠ (GIĂNG 18:20)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Thay vì tóm gọn phần ký thuật về sự thương khó của Chúa Giê-xu theo chủ đề công việc một cách gượng ép, chúng ta sẽ xem xét chỉ một câu Kinh Thánh đơn lẻ nhưng quan trọng từ cả hai phương diện: nội dung được đề cập, và điều được ám chỉ nhưng không nói rõ. “Đức Chúa Giê-xu đáp: ‘Vương quốc của Ta không thuộc về thế gian nầy. Nếu vương quốc của Ta thuộc về thế gian nầy thì những người theo Ta đã chiến đấu, không để Ta bị nộp vào tay người Do Thái. Nhưng vương quốc của Ta không thuộc về thế gian này’” (Giăng 18:36). Xét về mặt tích cực, đây là nội dung tóm tắt xúc tích về sự khổ nạn của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu đang công bố rằng Ngài là một vị vua có thẩm quyền, không phải loại thẩm quyền mà Phi-lát, một chính trị gia quỷ quyệt, được đế quốc Rô-ma ban cho. Nếu Chúa Giê-xu phải hy sinh chính mình vì sự sống của toàn thế giới, thì Ngài sẽ làm như vậy. Và Chúa Giê-xu đã hy sinh chính mình, bởi vì vương quyền của Ngài, vừa là thẩm quyền tuyệt đối, cũng là sự tận hiến trọn vẹn, nên chắc chắn sẽ khiến các thế lực khác tìm cách tiêu diệt, kết án tử hình.

Nhưng ở phương diện ngược lại, cũng quan trọng không kém là điều Chúa Giê-xu không công bố. Chúa Giê-xu không nói rằng vương quốc của Ngài là một kinh nghiệm tôn giáo nội tâm, phù du không liên quan hay tác động gì đến thực tại với những vấn đề về kinh tế, chính trị và xã hội. Chúa Giê-xu phán vương quốc của Ngài “không thuộc về thế gian này” (Giăng 18:36). Chúa Giê-xu, cũng như sự cai trị của Ngài, có nguồn gốc từ thiên đàng. Nhưng Chúa Giê-xu đã đến trần gian này, và vương quốc của Ngài là một vương quốc có thực trên đất, thực hơn cả đế quốc Rô-ma. Vương quốc của Ngài vào trong thế giới này với một nguyên tắc vận hành khác: hành động cách đầy năng quyền nhưng không nhận lệnh từ những người cai trị hiện thời của thế giới này. Trong bản văn tại đây, Chúa Giê-xu không giải thích vương quốc của Ngài từ thế giới khác đến nhưng vẫn ở trong thế giới mà Ngài đã sáng tạo có ý nghĩa gì. Nhưng về sau, Chúa Giê-xu bày tỏ cách rất sống động trong khải tượng được tường thuật ở Khải Huyền 21 và 22, khi thành Giê-rusa-lem từ trời xuống. Khi đó vương quốc của Chúa Giê-xu “từ nơi Đức Chúa Trời ở” giáng trần để nhận lấy vị trí xứng hợp là thủ phủ của thế giới này. Đây cũng là nơi có ngôi nhà đời đời dành cho các môn đồ của Ngài. Bất cứ khi nào Chúa Giêxu nói về sự sống đời đời hay vương quốc Đức Chúa Trời, Ngài đều ám chỉ trái đất mà hiện giờ chúng ta đang sinh sống, được biến đổi đến sự trọn vẹn bởi Ngôi Lời và năng quyền của Đức Chúa Trời.

NHỮNG MÔN ĐỒ ĐƯỢC CHÚA YÊU (GIĂNG 21)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chương cuối cùng của sách Giăng tạo cơ hội để suy nghĩ về danh tính của người làm việc hơn là về đặc tính của công việc. Khi gặp Chúa Giê-xu, các môn đồ đang thả lưới đánh cá. Chi tiết này đôi khi bị xem là một việc làm không phù hợp, như thể lẽ ra các môn đồ phải rao giảng về nước Trời thì họ lại đi đánh cá. Nhưng trong bản văn tại đây cho thấy điều này không có gì đáng chê trách. Ngược lại, Chúa Giê-xu chúc phước cho việc làm của các môn đồ bằng một mẻ lưới kỳ diệu. Sau đó, các môn đồ trở về với công tác họ đã được kêu gọi là người giảng đạo; nhưng điều này cũng chỉ phản ánh sự kêu gọi đặc biệt của họ chứ không hề có ý xem nhẹ việc đánh cá.

Dù chúng ta phân tích bối cảnh từ góc độ nào, thì trọng tâm của chương này là sự phục hồi của Phi-e-rơ và sự tương phản (trong tương lai) giữa Phi-e-rơ với người “môn đồ Chúa Giê-xu yêu thương” (Giăng 21:20). Trước đó, trong đêm Chúa Giê-xu bị bắt, Phi-e-rơ đã ba lần chối Chúa Giê-xu; đến đây ông ba lần xác nhận tình yêu của ông dành cho Ngài và được phục hồi mối liên hệ với Chúa Giêxu. Trong tương lai, Phi-e-rơ sẽ phải chịu tử đạo; trong khi đó lời Chúa Giê-xu phán về người “môn đồ Chúa Giê-xu yêu thương” lại thật khó hiểu như có hàm ý rằng người môn đồ này sẽ sống thọ. Chúng ta sẽ tập trung sự chú ý vào nhân vật thứ hai, bởi vì cách nhân vật thứ hai tự xưng về chính mình trực tiếp đề cập đến danh tính của con người.

Điều lạ lùng là danh tính của “môn đồ Chúa Giê-xu yêu thương” không hề được tiết lộ trong sách Tin Lành thứ tư này. Hầu hết các học giả đều suy luận rằng người đó là sứ đồ Giăng (mặc dù có một số người có cách giải thích khác78), nhưng câu hỏi thực sự là tại sao ông phải giấu kín tên của mình. Có lẽ một cách trả lời là vì Giăng muốn phân biệt mình với các môn đồ khác rằng ông được Chúa yêu thương một cách đặc biệt. Nhưng cách trả lời này sẽ thật là kỳ quặc trong một sách Tin Lành thấm đẫm gương mẫu về sự khiêm nhường và hy sinh quên mình của Đấng Christ.

Cách giải thích tốt hơn là Giăng dùng cụm từ người “môn đồ Chúa Giê-xu yêu thương” cho chính mình như một cách mô tả thích hợp cho tất cả các môn đồ. Tất cả chúng ta đều tìm thấy danh tính của mình từ sự thật đó là Chúa Giêxu yêu chúng ta. Khi bạn hỏi Giăng: “Ông là ai?” Giăng sẽ không trả lời bằng tên của mình, hay mối liên hệ gia đình hoặc nghề nghiệp của mình. Ông đáp: “Tôi là người Chúa Giê-xu yêu quý.” Theo lời của Giăng, người “môn đồ Chúa Giê-xu yêu thương” “đang tựa vào lòng Đức Chúa Giê-xu” (Giăng 13:23); tương tự như vậy, danh tính của Đấng Mê-si-a là “Con Một ở trong lòng Cha” (Giăng 1:18). Chúng ta phải tìm biết mình là ai, không tùy thuộc nơi những việc chúng ta làm hay những người chúng ta quen biết, hoặc những gì chúng ta sở hữu, nhưng trong tình yêu của Chúa Giê-xu dành cho chúng ta.

Nhưng nếu tình yêu của Chúa Giê-xu dành cho chúng ta, hay chúng ta có thể nói, tình yêu của Đức Chúa Cha dành cho chúng ta thông qua Chúa Giê-xu là nguồn cội cho danh tính của chúng ta và cũng là động lực sống của cuộc đời chúng ta, thì chúng ta phải thể hiện tình yêu này qua các việc làm của mình trong cõi tạo vật của Đức Chúa Trời. Một lĩnh vực tối quan trọng đó là công việc hằng ngày của chúng ta. Trong ân sủng của Chúa, công việc có thể trở thành nơi chúng ta sống bày tỏ mối quan hệ của mình với Chúa và với người khác thông qua sự phục vụ yêu thương. Việc làm hằng ngày của chúng ta, dù người khác đáng giá là bình thường hay cao trọng, cũng đều trở thành nơi bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bởi ân sủng của Chúa, khi chúng ta làm việc, chúng ta trở thành những câu chuyện ngụ ngôn sống động về tình yêu và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.